Luận Văn Tìm hiểu khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh tiểu học lớp 4 trên cơ sở các bài Tập đọc

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mục lục


    Lời cảm ơn 01
    Lời cam đoan 02
    Mục lục 03
    Phần mở đầu 04
    1. Lí do chọn đề tài 04
    2. Lịch sử vấn đề 05
    3. Mục đích nghiên cứu - Nhiệm vụ nghiên cứu 07
    4. Phương pháp nghiên cứu
    5. Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu
    6. Dự kiến cấu trúc của bài viết
    Phần nội dung
    Chương 1: Những vấn đề về từ loại cơ bản và việc học từ loại cơ bản của học sinh tiểu học
    1. Khái niệm về từ loại
    2. Việc dạy và học từ loại cơ bản ở tiểu học
    Chương 2: Miêu tả, phân loại về khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh tiểu học
    Loại 1: Bà tập nhận biết và phân Loại từ loại cơ bản
    1. Khả năng nhận biết về danh từ
    2. Khả năng nhận biết về động từ
    3. Khả năng nhận biết về tính từ
    Loại 2: Bài tập nhận biết hiện tượng chuyển loại giữa các từ loại cơ bản
    Kết luận chung
    TàI liêu tham khảo
    Phụ lục


    Phần mở đầu

    1. Lí do chọn đề tài
    Quyết định số 2957/QĐ - ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ vai trò và tính chất của Giáo dục Tiểu học: Tiểu học là cấp học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho Giáo dục Phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân”. Vì vậy, giáo dục Tiểu học cần được chuẩn bị tốt về mọi mặt để học sinh tiếp tục học lên trên.
    Trong chương trình tiểu học, Tiếng Việt là một môn chính, chiếm nhiều tiết trong tuần. Trong các giờ Tiếng Việt, nhà trường đã cung cấp cho học sinh những kiến thức về ngôn ngữ như: kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, tu từ học - phong cách học tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt.
    Trong tiếng Việt, phân môn “Luyện từ và câu” có nhiệm vụ cung cấp kiến thức tiếng Việt cho học sinh, trong đó có kiến thức về ngữ pháp học.
    Trong lịch sử ngôn ngữ học, ngay từ thời Hi Lạp cổ đại, gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngữ pháp học, từ loại đã được nghiên cứu rất sớm. Nó là một vấn đề cổ truyền bậc nhất của ngữ pháp học truyền thống. ở tiếng Việt cũng như ở nhiều ngôn ngữ khác, từ loại được xem là một bộ phận không thể thiếu được trong cơ cấu ngữ pháp học. Từ loại tiếng Việt hết sức phong phú, có thể xếp thành hai nhóm chính: nhóm thực từ và nhóm hư từ. Trong thực từ, có danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, ; trong hư từ có quan hệ từ, tình thái từ, trợ từ, Trong danh từ, động từ, tính từ lại bao gồm những loại nhỏ hơn. Vì vậy, việc tìm hiểu từ loại tiếng Việt là rất rộng. Trong khuôn khổ của khoá luận này, tôi xin được tìm hiểu về đề tài “Tìm hiểu khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh tiểu học lớp 4 trên cơ sở các bài Tập đọc”.
    Xác định từ loại chính xác cho các từ trong văn bản tiếng Việt là vấn đề rất quan trọng trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Việc xác định này sẽ hỗ trợ cho việc phân tích cú pháp các văn bản góp phần giải quyết tính đa nghĩa của từ và trợ giúp các hệ thống rút trích thông tin đến ngữ nghĩa. Hệ thống bài tập về từ loại có số lượng không nhiều song vấn đề từ loại tiếng Việt được đưa vào giảng dạy ngay từ cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và lên cả đại học. Các bài tập trong sách giáo khoa là cơ bản, đa số học sinh đều làm được do đó khó phân loại học sinh và phát hiện học sinh khá, giỏi. Trong khi đó, để dạy học đạt hiệu quả cao cần phân loại học sinh để các bài tập đưa ra không tạo sự nhàm chán hay khó quá đối với các em. Qua điều tra thực tế việc xác định từ loại cơ bản của học sinh, tôi nhận thấy còn những vấn đề tồn tại làm cho hiệu quả học từ loại tiếng Việt chưa cao. Là một giáo viên tiểu học tương lai, tự nhận thấy tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kiến thức tiếng Việt cho học sinh, tôi mạnh dạn chọn và thực hiện đề tài “ Tìm hiểu khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh tiểu học lớp 4 trên cơ sở các bài Tập đọc”, với mong muốn được học hỏi, nâng cao tri thức cho học sinh. Đồng thời đề ra một số biện pháp thích hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bài giảng của mình sau này.
    2. Lịch sử vấn đề
    Vấn đề từ loại là một vấn đề xa xưa và cổ truyền bậc nhất của ngữ pháp học truyền thống.
    Học thuyết về từ loại ra đời từ thời cổ Hy Lạp gắn với tên tuổi của nhà triết học Arixtôt. Thuở ấy từ loại đã được đặt trong quan hệ với lô gic, song Arixtôt đã không gắn các từ loại với các phạm trù mà ông đề xuất. Ông chỉ chú ý đến tính chất vị ngữ của động từ và cho rằng động từ thể hiện vị thể của phán đoán. Danh từ thì được coi là tên gọi của các sự vật.
    Các nhà ngữ pháp của học phái A lêch xăng đri định nghĩa danh từ và động từ không phải theo các thành phần của phán đoán mà theo những khái niệm do chúng biểu hiện: “Danh từ là từ loại biến cách chỉ vật thể đồ đạc, được phát ngôn cả cái chung và cái riêng”. “Động từ là từ loại không biến cách và thể hiện các hoạt động chủ động, bị động”.
    Thế kỉ XVII - XVIII các nhà ngữ pháp duy lý lại đặt trở lại mối quan hệ giữa từ loại và các phạm trù của lô gic, cụ thể là mối quan hệ giữa động từ với vị thể của phán đoán. Danh từ và tính từ được giải thích như là những từ chỉ sự vật không xác định nào đó qua một khái niệm đã xác định mà ngẫu nhiên đối với bản chất sự vật.
    Trong nhiều năm, mối quan hệ giữa từ loại và các phạm trù của lô gic chưa được giải quyết một cách thoả đáng. Phải đến cuối thế kỉ XIX vấn đề từ loại tiếng Việt mới được bàn lại, theo đó vấn đề từ loại được xem xét:
    Năm 1986, tác giả Đinh Văn Đức trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại) quan tâm đến các vấn đề:
    1) Bản chất và các đặc trưng của từ loại, tiêu chuẩn phân định từ loại.
    2) Hệ thống các từ loại tiếng Việt.
    3) Từ loại là các phạm trù của tư duy.
    Năm 1999, tác giả Lê Biên trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục nghiên cứu các vấn đề: khái niệm về từ loại, đối tượng, tiêu chí, mục đích phân định từ loại. Đặc biệt tác giả đi sâu tìm hiểu hệ thống từ loại cơ bản, ranh giới giữa từ loại cơ bản với từ loại không cơ bản.
    Đến năm 2004 trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, khi nghiên cứu về từ loại tiếng Việt Diệp Quang Ban đã đưa ra ba tiêu chuẩn để phân định từ loại tiếng Việt: ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp. Ngoài ra khi bàn về vấn đề các lớp từ tiếng Việt, tác giả phân thành hai lớp lớn: thực từ và hư từ. Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu ba từ loại thuộc lớp thực từ: danh từ, động từ, tính từ.
    Và gần với đề tài chúng tôi nghiên cứu là cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2006, tác giả Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung đã dành ra một chương nghiên cứu về từ loại tiếng Việt với trọng tâm là tiêu chuẩn phân định từ loại và hệ thống từ loại tiếng Việt. Theo tác giả, hệ thống từ loại tiếng Việt có thể sắp xếp thành hai nhóm:
    Nhóm 1: danh từ, động từ, tính từ, số từ. đại từ.
    Nhóm 2: phụ từ (định từ, phó từ); kết từ; tiểu từ (trợ từ và tình thái từ)
    Đồng thời tác giả có sự lý giải cho cách sắp xếp nêu trên.
    Những cuốn sách trên chỉ viết trên cơ sở lí luận mà không được thực nghiệm ở trường Tiểu học. Nhận thức được tầm quan trọng của việc gắn lý thuyết với thực tiễn, gắn việc tiếp thu tri thức và thực hành tri thức, chúng tôi mạnh dạn tiến hành điều tra thực nghiệm về khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh tiểu học. Từ đó, có cơ sở đề ra biện pháp tổ chức dạy học phù hợp nhằm giúp học sinh xác định từ loại đạt hiệu quả tốt nhất.
    3. Mục đích nghiên cứu - Nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích sau:
    - Tìm hiểu thực tế khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh. Trên cơ sở đó nhận định đúng thực trạng đối tượng học sinh như nhau thuộc các vùng khác nhau.
    - Phân loại được từng đối tượng học sinh để có biện pháp dạy học phù hợp giúp học sinh xác định đúng từ loại tiếng Việt.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Thực hiện đề tài này chúng tôi thực hiện nhiệm vụ:
    - Tìm hiểu lý thuyết về từ loại cơ bản.
    - Trên cơ sở lí luận đã có, tiến hành khảo sát thực tế tại các trường thuộc hai vùng khác nhau là nông thôn và thành thị với đối tượng học sinh như nhau.
    - Miêu tả, phân loại và so sánh được kết quả điều tra.
    - Đề xuất biện pháp dạy học hợp lý.
    4. phương pháp nghiên cứu
    Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    1. Đọc và tra cứu tài liêu.
    2. Điều tra thống kê tư liệu thực
    3. Mô tả, phân loại và so sánh tư liệu
    4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    Quá trình nghiên cứu đề tài được tiến hành tuần tự theo các bước sau:
    1. Đọc lý thuyết có liên quan đến đề tài.
    2. Thống kê tư liệu điều tra được.
    3. Xử lý tư liệu điều tra bằng các biện pháp: phân tích, phân loại và so sánh.
    5. Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu
    5. 1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là học sinh thuộc khối lớp 4.
    5. 2. Phạm vi nghiên cứu
    Như chúng tôi đã trình bày trước đó, tìm hiểu về từ loại là một đề tài rộng. Vì vậy, trong khuôn khổ của khoá luận này, chúng tôi chỉ đề cập nghiên cứu một khía cạnh nhỏ là “Tìm hiểu việc xác định từ loại cơ bản của học sinh tiểu học lớp 4 trên cơ sở các bài Tập đọc”. Từ đó đề xuất một số biện pháp giảng dạy phù hợp và hiệu quả.
    6. Dự kiến cấu trúc của bài viết
    Lời cảm ơn
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Phần mở đầu
    1. Lí do chọn đề tài
    2. Lịch sử vấn đề
    3. Mục đích nghiên cứu - Nhiệm vụ nghiên cứu
    4. Phương pháp nghiên cứu
    5. Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu
    6. Dự kiến cấu trúc của bài viết
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...