Luận Văn Tìm hiểu khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh của trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi Trí nhớ giữ vai trò

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tìm hiểu khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh của trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi

    Trí nhớ giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, không có bất cứ hoạt động nào của con người mà không dựa vào trí nhớ. Nhà sinh lý học người Nga Cetrenov đã nói: “ không có hoạt động trí nhớ thì sẽ không có sự phát triển, con người mãi mãi trong tình trạng mới ra đời .”.
    Với một người không có trí nhớ thì nước đó chỉ sống với những ấn tượng tức thời khi đang tri giác một sự vật nào đó chứ không có quá khứ, không có tương lai. Những người mất trí nhớ thường không giữ được ý thức bản ngã và do đó họ cũng đánh mất nhân cách của mình. Vì vậy trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lý bình thường, ổn định, lành mạnh. Trí nhớ cũng là điều kiện để con người có và phát triển được các chức năng tâm lý bậc cao, để con người tích lũy vốn kinh nghiệm sống của mình và sử dụng vốn kinh nghiệm đó ngày càng tốt hơn trong đời sống và trong hoạt động, đáp ứng ngày càng cao hơn những yêu cầu của cuộc sống cá nhân và của xã hội.
    Trí nhớ càng đặc biệt quan trọng đối với trẻ tuổi mầm non ở giai đoạn này, nhiệm vụ giáo dục quan trọng là: Đức - Trí – Thể - Mỹ và lao động. Chính vì vậy, việc phát triển trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ có chủ định sẽ góp phần xây dựng nên những cơ sở ban đầu của việc phát triển nhân cách. Trí nhớ có chủ định giúp trẻ lưu giữ được những hình ảnh, những tri thức, những kinh nghiệm để khám phá thế giới xung quanh, thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của trẻ. Trí nhớ cũng là điều kiện không thể thiếu được để trẻ phát triển các năng lực trí tuệ và các quá trình nhận thức lý thức.
    Kết cấu đề tài
    Phần thứ nhất: Những vấn đề chung
    phần thứ hai: nội dung và kết quả nghiên cứu
    Phần thứ ba: kết luận và đề xuất ý kiến
     
Đang tải...