Tiểu Luận Tìm hiểu hứng thú môn toán ở trường THCS

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Lý do chọn đề tài:
    1. Cơ sở lý luận:
    Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Mặt khác, HỒ CHỦ TỊCH đã từng dạy chúng ta: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”, hơn ai những người làm giáo dục cần hiểu sâu sắc rằng, trường học chính là môi trường tốt nhất để giáo dục thế hệ trẻ thành những công dân tốt cho xã hội. Trường học chính là điểm tựa để chúng ta cần nổ lực phấn đấu để góp phần nhỏ của mình trong sự nghiệp chung của toàn xã hội.
    Trong mỗi một cuộc đời của chúng ta từ lúc nhỏ đến lúc lớn ai cũng trãi qua một quá trình học hỏi và rèn luyện ở trường Tiểu học, đó là cấp học rất quan trọng trong nền giáo dục quốc dân, là cơ sở, là nền móng cho sự nhận thức sau này, nó có phần nâng cao mặt bằng dân trí cho toàn xã hội.
    Bởi vậy, việc học ở nhà trường luôn luôn được chú ý đúng mức, việc nghiên cứu cải tiến, việc tìm tòi các phương pháp dạy học là việc thường xuyên đòi hòi mỗi thầy cô giáo phải làm giàu vốn kiến thức của mình.
    Như chúng ta đã biết, lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, là thời kì khó bảo, quá độ hay bất trí, khủng hoảng. lúc này các em thấy được sự phát triển của trí tuệ, sự biến đổi về mặt giải phẩu sinh lí. Khi còn nhỏ, thái độ của trẻ đối với môn học phụ thuộc vào thái độ của các em đối với giáo viên và điểm số nhận được. Trẻ nhỏ thích cái dể hiểu và có kết quả nhưng dần thì những nội dung đòi hòi tính tích cực của trí tuệ, đòi hỏi hoạt động độc lập và mở rộng tầm hiểu biết sẻ hấp dẫn thiếu niên hơn. Thái độ của các em đối với môn học cũng được phân hoá (Có môn”hay”, môn “không hay”, có môn “ cần thiết”, có môn” không cần thiết”).
    Từ những đặc điểm đó, giáo viên cần phát huy nhu cầu học tập, gây hứng thú học tập của học sinh. Để thực hiện vấn đề này đòi hỏi giáo viên phải có nhiều năng lực sư phạm: năng lực hiểu học sinh, năng lực chế biến tài liệu học tập, năng lực ngôn ngữ điều đó được khẳng định: Trong hệ thống công tác dạy học, người giáo viên phải áp dụng nhiều phương pháp dạy học hiệu nghiệm nhất để tổ chức việc học tập của học sinh nhằm kích thích và phát triển ở học sinh tính tích cực nhận thức.
    Hiện nay hiện tượng lấy học sinh làm trung tâm cho việc dạy học ngày càng càng được phát triển bởi nó có nhiều ưu điểm. Phương pháp dạy học này đã trở thành phương pháp chủ thể của quá trình nhận thức chủ thể của hoạt động học tập, còn người giáo viên đóng vai trò chủ thể của quá trình dạy học, tức là sự tác động sư phạm lên học sinh và hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học.
    Trong quá trình dạy học, giáo viên là người hướng dẫn tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh còn người học sinh luôn phải tìm tòi học hỏi để đem lại kiến thức cũng như mang lại kết quả cao trong quá trình học. Vì vậy muốn học sinh đạt kết quả cao, trước hết giáo viên là người kích thích được sự hứng thú của học sinh để học sinh hiểu được và biết được tầm quan trọng của học tập.
    Hiện nay các môn học ở trường học rất được coi trọng vì nó góp phần gìn giữ được tinh hoa của dân tộc và giá trị nhân văn của cha ông bao đời nay đã gây dựng nên và quá trình học tập tôi cảm thấy rằng hứng thú trong khi học cũng là một quá trình quan trọng bởi trong quá trình học tập mỗi một con người muốn đạt kết quả tốt thì phải có hứng thú học với môn học nào đó. Ví dụ: Học sinh A có hứng thú học môn Toán thì em đó luôn luôn tìm tòi và làm sao cho mình đạt kết quả cao trong học tập vì vậy mà tôi đã chọn đề tài này.
    2. Cơ sở thực tiễn:
    Trong xã hội hiện nay, yêu cầu đối với những học sinh là luôn luôn có hứng thú trong khi học. Yêu cầu này không nằm ngoài mục đích phát huy tích cực hoạt động nhận thức của học sinh. Lòng khao khát hiểu biết, tích cực cao trong hoạt động nhận thức và kĩ năng tự học, rèn luyện bản thân là những đức tính cần được phát triển và giáo dục cho học sinh ngay trên ghế nhà trường.
    Một trong những đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bảo đã dẫn đến sự bùng nổ thông tin. Tình hình đó đò hỏi phải không ngừng đổi mới, hiện đại hoá nội dung dạy học để phản ánh những thành tựu về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hôi - nhân văn, nhằm cung cấp cho học sinh những khối lượng kiến thức cập nhật đẻ họ có thể thích nghi với cuộc sống và cơ sở để tiếp tục học tập.
    Vì lẽ đó quá trình dạy học ở các bậc học đang tồn tại mẫu thuẫn giữa 1 bên là khối lượng tri thức đã được đổi mới tăng lên, phức tạp hoá với một bên là thời gian học tập không thể tăng lên được. Để giải quyết mâu thuẫn đó phải đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học. Bản chất của hướng đó là khơi dậy và phát huy năng lực tìm tòi độc lập, sáng tạo của người học thông qua việc tạo điều kiện cho họ phát hiện và giải quyết vấn đề, nhờ vậy học sinh nắm vững tri thức và học được cách học.
    Với cách học như vậy, vị thế của người giáo viên trong quá trình dạy học hiện nay ở trường phổ thông trung học cơ sở: “ Trước hết không phải là nguời cung cấp thông tin mà là người hướng dẫn đắc lực cho học sinh tự mình học tập. Họ nhường việc cung cấp tri thức cho sách vở, tài liệu và cuộc sống, để thay vào đó, họ phải đóng vai trò người hỗ trợ cho kinh nghiệm học tập của bản thân học sinh”.
    Song bất cứ ở đâu, người giáo viên phải luôn xây dựng được hứng thú cho học tập của các em, bởi thế giáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học như thế nào để kích thích được sự hứng thú đọc đẻ các em phát huy được khả năng học tâph của mình. Phù hợp với trình độ nhận thức của từng học sinh.
    Trong quá trình dạy học, giáo viên là người hướng dẫn tổ chức hoạt động nhận thức của người học và người đóng vai trò tự giác, tích cực, chủ động phối hợp với sự tác động của người giáo viên bằng cách tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của mình, nhằm đạt được nhiệm vụ dạy học.
    Vì vậy muốn học sinh đạt được kết quả cao trước hết giáo viên là người kích thích được hứng thú của học sinh để biết được và hiểu được tầm quan trọng của học tập, để các luôn tự phấn đấu để đạt được kết quả cao trong các môn học. Để nghiên cứu rõ hơn về vấn đề này tôi đã tìm hiểu và dự giờ, khảo sát và tiến hành giảng dạy các lớp THCS ở trường PTCS Hướng Việt.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...