Luận Văn Tìm hiểu hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Phan Đình Ph

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Tìm hiểu hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Phan Đình Phùng

    Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
    1.1 Ngân hàng thương mại.
    1.1.1 Khái niệm NHTM:
    Thuật ngữ ngân hàng có từ rất lâu, trước khi nền sản xuất hàng hoá ra đời.
    Tuy nhiên, ngay từ đầu nó không mang cái tên Ngân hàng. Xuất phát từ nhu cầu của
    cuộc sống và công việc buôn bán mà các thương gia đã lập ra những nơi để đổi tiền,
    nhận tiền gửi và thu phí của người gửi, họ giúp chitrả và thanh toán hộ người gửi
    và ba nghiệp vụ đầu tiên hình thành, đó là: đổi tiền, nhận tiền gửi và thanh toán hộ.
    Lúc đầu người gửi tiền phải trả một khoản tiền phí cho các thương nhân này,nhưng
    về sau do áp lực cạnh tranh và do các khoản tiền gửi này sinh lợi nên các thương
    nhân này đã trả phí cho người gửi để tăng khả năng huy động. Qua một thời gian
    các thương gia này thấy rằng: luôn có một lượng tiền mặt ổn định đọng trong két
    họ. Trong khi đó một số thương gia buôn bán lại có nhu cầu vay. Vì vậy họ cho vay
    để kiếm thêm lợi nhuận, đây chính là mầm mống xuất hiện những nghiệp vụ nền
    tảng của Ngân hàng thương mại(NHTM).
    Theo luật các tổ chức tín dụng: Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng
    trực tiếp giao dịch với các Công ty, Xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan đoàn thể và
    các cá nhân bằng việc nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm cho vay và cung cấp các dịch
    vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên.
    Theo đạo luật ngân hàng Pháp (1941): Ngân hàng thương mại là những xí
    nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng
    dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho
    chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính.
    Tại Việt Nam, theo luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 thì NHTM là
    “ngân hàng trực tiếp giao dịch với các Công ty, Xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan
    đoàn thể và các cá nhân bằng việc nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm cho vay và cung
    cấp các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên”.
    Trang 2
    Như vậy ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng
    vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các
    nguồn vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể
    cho vay phát triển kinh tế.
    Từ đó có thể nói bản chất của ngân hàng thương mại được thể hiện qua các
    điểm sau:
    ư Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế .
    ư Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín
    dụng và dịch vụ ngân hàng.
    Trong những năm qua cùng với sự phát triển của đất nước, ngành ngân hàng
    đã có những phát triển vượt bậc góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước. Ngành
    ngân hàng ngày càng hiện đại về công nghệ, nâng caotrình độ cán bộ ngân hàng,
    tham gia rộng rãi vào thị trường tiền tệ trong khu vực và quốc tế.
    1.1.2 Chức năng của NHTM.
    1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng
    Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năngquan trọng nhất của
    ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trunggian tín dụng, NHTM đóng
    vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng
    này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là ngườiđi vay, vừa đóng vai trò là
    người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi
    suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả cácbên tham gia: người gửi tiền và
    người đi vay.
    1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán
    Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực
    hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng nhưtrích tiền từ tài khoản tiền gửi
    của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của
    khách hàng, tiền thu bán hàng và các khoản thu kháctheo lệnh của họ. Các NHTM
    cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm
    Trang 3
    chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng Tùy theo nhu cầu,
    khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các
    chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mangtheo tiền để gặp chủ nợ, gặp
    người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào
    đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được
    rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình
    chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốcđộ thanh toán, tốc độ lưu
    chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
    1.1.2.3 Chức năng tạo tiền
    Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với
    mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển
    của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô
    hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được
    thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức
    năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tíndụng, ngân hàng sử dụng số
    vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để
    mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán
    của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiềngiao dịch, được họ sử dụng để
    mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm
    tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế,đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi
    trả của xã hội.
    1.1.2.4 Chức năng làm dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác.
    Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ, ngân hàng có
    những điều kiện thuận lợi về kho quỹ, thông tin, quan hệ rộng rãi với doanh nghiệp.
    Với những điều kiện đó, ngân hàng có thể làm tư vấnvề tài chính và đầu tư cho các
    doanh nghiệp, làm đại lí phát hành cổ phiếu, trái phiếu bảo đảm đạt hiệu quả cao và
    tiết kiệm chi phí. Ngoài ra ngân hàng còn cung cấp dịch vụ lưu trữ và quản lí chứng
    khoán cho khách hàng, làm dịch vụ thu lãi chứng khoán, chuyển lãi đó vào tài
    Trang 4
    khoản cho khách hàng, hoặc có khi NHTM còn thực hiện việc mua, bán các chứng
    khoán cho khách hàng, thu hồi vốn chứng khoán khi đến hạn, và còn nhiều dịch
    vụ khác nữa tùy thuộc vào hoạt động và quy mô của mỗi ngân hàng.
    1.1.2.5 Chức năng tài trợ ngoại thương, mở rộngnghiệp vụ ngân hàng quốc
    tế.
    Trong nền kinh tế thị trường và thời mở cửa như hiện nay, việc thúc đẩy sự
    phát triển của hoạt động ngoại thương là điều hết sức cần thiết. NHTM có thể tạo
    điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoàiđầu tư vào các ngành sản xuất
    trong nước cũng như giúp các doanh nghiệp trong nước vay vốn hoặc liên kết làm
    ăn với các doanh nghiệp ở nước ngoài. Điều này có thể làm giảm bớt chi phí, giúp
    các doanh nghiệp trong nước nắm bắt kịp thời các thành tựu kinh tế kỹ thuật cũng
    như góp phần làm tăng lợi nhuận trong kinh doanh.
    1.2 Tín dụng ngân hàng.
    1.2.1 Khái niệm:
    Phân công lao động xã hội và sự xuất hiện củaquan hệ sở hữu tư nhân về
    tư liệu sản xuất là cơ sở ra đời quan hệ tín dụng.
    Hình thức đầu tiên, sơ khai nhất đó là tín dụng nặng lãi, phát triển và phổ
    biến ở thời kì chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến. Với đặc điểm lãi suất rất cao,
    phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong trường hợp khẩncấp là chính.
    Tín dụng tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển từng bước đáp ứng nhu
    cầu về vốn cho các nhà tư bản, chủ thể kinh tế, nhànước, với mức lãi suất thấp
    hơn. Tín dụng tư bản rất đa dạng, biểu hiện dưới nhiều hình thức , bao gồm: Tín
    dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, trong đó tín dụng ngân
    hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
    Tín dụng xuất phát từ chữ La Tinh Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín
    nhiệm. Tiếng Anh gọi là Credit. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam tín dụng có
    nghĩa là vay mượn.
    Trang 5
    Khái niệm : Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh sự chuyển
    nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang ngườisử dụng trong một thời gian
    nhất định với một khoản chi phí nhất định.
    Các yếu tố cấu thành tín dụng:
     Chỉ làm thay đổi quyền sử dụng, không thay đổi quyền sở hữu vốn.
     Quá trình chuyển giao vốn có thời hạn và thời hạn này được xác định dựa
    trên sự thỏa thuận giữa các bên tham gia quan hệ tín dụng.
     Chủ sở hữu vốn được nhận lại một phần thu nhập dướidạng lợi tức tín dụng.
    Trong quan hệ tín dụng phải thể hiện đầy đủ 3đặc trưng trên nếu thiếu
    một trong ba đặc trưng trên thì sẽ không cấu thành quan hệ tín dụng.
    Có nhiều hình thức tín dụng nhưng trong phạm vi đề tài chỉ đề cập tới tín
    dụng ngân hàng. Vậy tín dụng ngân hàng được hiểu như thế nào?
    Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín
    dụng khác với các chủ thể trong nền kinh tế( các doanh nghiệp, các cá nhân ). Là
    việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng mộttài sản với nguyên tắc có
    hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân
    hàng và các nghiệp vụ khác.
    Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu, chiếm vị trí đặc biệt
    quan trọng trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng rađời và phát triển cùng với sự ra
    đời và phát triển của hệ thống ngân hàng, tín dụng ngân hàng mang tính chuyên
    nghiệp với nhiều hoạt động đa dạng và phong phú.
    1.2.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng:
    Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín
    dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả
    và có khả năng hoàn trả nợ vay đúng hạn, còn người đi vay thì tin tưởng vào khả
    năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay.
    Trang 6
    Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn. Ngân hàng là
    trung gian tài chính “ đi vay để cho vay”, nên mọi khoản tín dụng của ngân hàng
    đều phải có thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động.
    Thứ ba, tín dụng phải dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
    Thứ tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc thu hồi
    tín dụng phụ thuộc không những vào bản than khách hàng, mà còn phụ thuộc vào
    môi trường hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của kháchhàng như sự biến động giá
    cả, lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thiên tai,
    Cuối cùng, tín dụng phải trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Quá trình
    xin vay và cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lí chặt chẽ như: hợp đồng
    tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, trong đó bên vay phải cam kết hoàn trả vô
    điều kiện khoản vay cho ngân hàng khi đến hạn.
    1.2.3 Phân loại tín dụng ngân hàng:
    1.2.3.1 Căn cứ vào yếu tố thời gian:
     Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn dưới 1 năm, phục vụ cho tiêu dùng và bổ
    sung vốn lưu động cho doanh nghiệp.
     Tín dụng trung hạn: Có thời hạn trên 1 năm tới 5 năm.
     Tín dụng dài hạn: Có thời hạn trên 5 năm.
    1.2.3.2 Căn cứ vào yếu tố đối tượng thực hiện vốn tín dụng cho hoạt động
    sản xuất kinh doanh:
     Tín dụng vốn lưu động: Được thể hiện dưới hình thứccho vay để bổ sung
    vốn lưu động cho các tổ chức kinh tế, thời gian ngắn hạn.
     Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cấp để bổ sung vốn hình thành
    nên tài sản cố định, cải tiến kĩ thuật, mở rộng sảnxuất, xây dựng các công
    trình mới, thời gian tín dụng là trung và dài hạn.
    1.2.3.3 Căn cứ vào tính chất bảo đảm tín dụng:
     Tín dụng không có bảo đảm trực tiếp.
    Trang 7
     Tín dụng có bảo đảm trực tiếp.
    1.2.3.4 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
     Tín dụng phục vụ sản xuất lưu thông hàng hóa: Loại tín dụng này được cấp
    cho các chủ thể kinh doanh nhằm hỗ trợ vốn để mở rộng hoạt động sản xuất
    và lưu thông hàng hóa.
     Tín dụng tiêu dùng: Đây là loại hình tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
    cá nhân.
    1.2.4 Tác dụng của tín dụng ngân hàng:
     Đáp ứng được nhu cầu vốn cấp thiết của các cá nhân,tổ chức.
    Thừa thiếu vốn tạm thời là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở các doanh
    nghiệp, cá nhân, do đó việc phân phối tín dụng đã góp phần điều hòa nhu cầu
    về vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện choquá trình sản xuất diễn ra
    liên tục. Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, bởi một
    phần quỹ tín dụng được sử dụng vào việc cho vay cácdự án đầu tư, trong khi
    đó nguồn hình thành quỹ tín dụng lại chính từ tiết kiệm mà ra. Trong nền sản
    xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động
    và vốn cố định của các tổ chức, cá nhân, vì vậy tíndụng thúc đẩy quá trình
    sản xuất và lưu thông hàng hóa, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ
    thuật và công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất lao động.
     Thúc đẩy phát triển kinh tế.
    Nhờ hoạt động tín dụng mà vốn được phân phối tới tay người có nhu cầu, tạo
    sự tuần hoàn trong nền kinh tế, giúp hàng hóa lưu thông đồng thời đáp ứng
    nhu cầu mua sắm của dân cư. Do đó đã gián tiếp thúcđẩy sản xuất và tiêu
    dùng xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
     Phục vụ nhiều đối tượng tham gia.
    Tất cả các cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện, khả năng trả nợ, có nhu cầu đều
    có thể tham gia hoạt động tín dụng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...