Tiểu Luận Tìm hiểu hoạt động thu gom chất thải rắn của xí nghiệp môi trường Bắc sông Hương

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Thúy Viết Bài, 5/12/13
    Last edited by a moderator: 15/9/14
    MỞ ĐẦU.
    1.1 Đặt vấn đề
    Hiện nay các hoạt động để phát triển kinh tế – xã hội của loài người là nguyên nhân chủ yếu gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường. Các hoạt động này, một mặt tạo ra nguồn của cải vật chất phục vụ cho đời sống của con người, mặt khác phát sinh các phế thải làm thay đổi tính chất trong lành của môi trường, ảnh hưởng tới sự phát triển của sinh vật nói chung và con người nói riêng.
    Ở nước ta, trong những năm gần đây do quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước và quá trình đô thị hoá đã làm cho lượng chất thải phát sinh ngày càng tăng và đang là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết. Một trong những nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là chất thải rắn sinh ra từ các hoạt động sản xuất, kinh tế và sinh hoạt hằng ngày ( Chất thải rắn sinh hoạt).
    Đô thị là nơi thải ra nhiều rác thải một cách tập trung cộng với mật độ dân cư cao, sự ảnh hưởng do chất thải gây ra đối với con người và môi trường thể hiện rõ rệt hơn. Chính vì vậy, các vấn đề về quản lý và thu gom chất thải, đặc biệt là chất thải rắn đã được các quốc gia trên thế giới và nước ta đặc biệt quan tâm.
    Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa, du lịch, đặc sắc của Việt Nam với diện tích 83,3( km2 ), dân số 333.044 (Người), mật độ dân số 3.997 (Người/Km2) [2005], thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính trực thuộc (Gồm có 27 phường) Thành phố Huế có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm trên con đường di sản miền Trung (có 2 di sản văn hóa thế giới: Nhã nhạc và cung đình Huế), có nền văn hóa phong phú , nhiều lễ hội và cảnh đẹp nên năm đã thu hút được một lượng khách khá đông trong nước cũng như quốc tế. Cùng với sự phát triển của thành phố về cơ sở hạ tầng và dòng người nhập cư đã làm cho môi trường sống đang có dấu hiệu ô nhiễm. Trong đó, vấn đề quản lí và thu gom rác thải đang là mối quan tâm của các nhà quản lí tại thành phố Huế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề quản lí và thu gom rác thải tại Thành phố Huế tôi đã chon đề tài: “ Tìm hiểu hoạt động thu gom chất thải rắn của xí nghiệp môi trường Bắc sông Hương ”.
    1.2 Nội dung tìm hiểu
    - Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
    - Tìm hiểu hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt của xí nghiệp môi trường Bắc sông Hương
    - Tìm hiểu, khảo sát tại điểm tập kết rác cụ thể.
    1.3 Phương pháp tiến hành
    - Phương pháp điều tra thực địa
    - Phương pháp thống kê
    - phương pháp so sánh
    - phương pháp phân tích số liệu

    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU. 1
    1.1 Đặt vấn đề 1
    1.2 Nội dung tìm hiểu 1
    1.3 Phương pháp tiến hành 1
    CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2
    2.1 Mục đích và ý nghĩa của đợt thực tập 2
    2.2 Thời gian và địa điểm thực tập 2
    2.3 Tổng quan về cơ sở thực tập 2
    2.3.1 Sự hình thành và phát triển của công ty TNHH NN Môi trường và công trình đô thị Huế. 2
    2.3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 3
    2.3.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 3
    CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 4
    3.1 Khái niệm 4
    3.2 Nguồn gốc, thành phần và đặc điểm CTR sinh hoạt 5
    3.2.1 Nguồn gốc 5
    3.2.2 Thành phần cơ bản cuả chất thải rắn sinh hoạt 5
    3.2.3 Đặc điểm cơ bản của CTR sinh hoạt 6
    3.4 Tác động của CTR sinh hoạt 6
    3.4.1 Tác hại của CTR sinh hoạt đến môi trường 6
    3.4.2 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người 7
    3.4.3 Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị 8
    3.5 Chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 8
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC TẬP 8
    4.1. Phân loại rác và xác định các thông số liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Huế. 8
    4.1.1 Lấy mẫu 8
    4.1.2 Chất thải được phân loại theo bảng sau 9
    4.1.3. Xác định nhiệt trị của chất thải rắn. 12
    4.1.4 Độ ẩm của chất thải rắn. 12
    4.1.5 Xác định tỷ trọng của chất thải rắn. 13
    4.2 Xí nghiệp môi trường Bắc sông Hương 14
    4.2.1 Chức năng, nhiệm vụ 14
    4.2.3 Các loại phương tiện phục vụ thu gom 15
    4.2.4 Phương thức hoạt động và thanh toán: 15
    4.2.5 Khối lượng thu gom và vận chuyển 15
    4.2.6 Cách kiểm tra, giám sát công việc của công nhân. 17
    4.2.7 Những mặt đạt được và khó khăn, hạn chế của Xí nghiệp 17
    4.3 Điểm tập kết rác Nhật Lệ 18
    4.3.1 Thông tin khát quát 18
    4.3.2 Bảng phân công nhiệm vụ 18
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20
    5.1 Kết luận 20
    5.2 Kiến nghị 21
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...