Luận Văn Tìm hiểu hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tìm hiểu hoạt động kinh doanh lữhành tại Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam

    MỤC LỤC
    Mở đầu. 3
    Chương 1: Khái quát về công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam 5
    1.1. Sự ra đời của công ty. 5
    1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty. 8
    1.2.1. Sơ đồ tổ chức. 8
    1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận cấu thành. 10
    1.2.2.1.Chức năng. 10
    1.2.2.2. Nhiệm vụ. 10
    1.2.3. Kết quả kinh doanh chung của công ty (tính đến tháng 12/2007) 16
    Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam 22
    2.1. Thị trường khách của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam 22
    2.1.1. Thị trường mục tiêu. 22
    2.1.1.1. Nguồn khách của công ty. 23
    2.1.1.2. Cơ cấu khách du lịch của công ty. 26
    2.1.2. Thị trường tiềm năng. 29
    2.2. Sản phẩm kinh doanh lữ hành của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam 30
    2.3. Hoạt động marketing của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam 36
    2.3.1. Chính sách sản phẩm 37
    2.3.2. Chính sách giá cả. 39
    2.3.3. Chính sách phân phối 40
    2.3.4. Chính sách xúc tiến. 41
    2.3.5. Chi phí cho hoạt động marketing. 45
    2.3.6. Hiệu quả hoạt động marketing du lịch của công ty. 46
    2.4. Nhận xét 47
    Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cạnh tranh và thu hút khách du lịch đến với Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam 51
    3.1. Mở rộng thị trường. 51
    3.2. Nâng cao chất lượng chương trình du lịch. 51
    3.3. Về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động cũng như tổ chức cán bộ, nhân viên 52
    3.4. Tạo mối quan hệ với các nhà cung cấp cũng như với các đối tác kinh doanh. 53
    Kết luận. 55
    Tài liệu tham khảo. 56

    MỞ ĐẦUCùng với việc gia nhập WTO, nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng mạnh (2006-2007 có GDP bình quân là 8,4%/năm) theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đồng thời tăng nhanh vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần X vừa qua, Chính phủ đã đề ra định hướng về phát triển kinh tế, xây dựng cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: nông nghiệp (15-16%), công nghiệp và xây dựng (43-44%), dịch vụ (40-41%). Có thể nói với chính sách khuyến khích phát triển cơ cấu ngành nghề dịch vụ là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch nước ta khởi sắc. Năm 2008, chúng ta rất vui mừng đón vị khách quốc tế thứ 4 triệu đến với "Việt Nam - vẻ đẹp tiềm ẩn". Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2008 ước đạt trên 1,2 triệu lượt (tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2007). Lượng khách du lịch thuần tuý là trên 772 ngàn lượt (tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2007). Doanh thu từ hoạt động du lịch ngày càng lớn, trong quý I/2008 riêng Hà Nội đã đón 330 ngàn lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 5.623 tỷ đồng và thành phố Hồ Chí Minh đón 840 ngàn lượt khách quốc tế với nguồn doanh thu 6.700 tỷ đồng. Hiện tại, Việt Nam có 10 thị trường khách hàng đứng đầu là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Úc, Pháp, Thái Lan, Malaysia, Singapore.
    Kinh tế phát triển, thu nhập bình quân/người cao nên không chỉ lượng khách quốc tế tới Việt Nam gia tăng mà lượng khách du lịch trong nước cũng tăng lên rất nhiều. Trước bối cảnh đó, nhiều Công ty lữ hành nội địa cũng như quốc tế được thành lập, dẫn tới sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các Công ty với mục tiêu kéo thị trường khách đến với doanh nghiệp. Điều này không nằm ngoài mục đích chung là lợi nhuận. Vậy làm thế nào để Công ty có doanh thu cao mà vẫn giữ được khách hàng hiện tại đồng thời thu hút khách hàng tiềm năng về phía mình? Phải chăng kinh doanh lữ hành cũng cần phải có nghệ thuật?
    Hoạt động kinh doanh lữ hành đóng vai trò quan trọng không chỉ với riêng cho từng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành mà còn góp phần làm thay đổi ngành du lịch của đất nước vì vậy chúng ta cần có những biện pháp phát triển cho các doanh nghiệp lữ hành theo hướng bền vững.
    Trong quá trình thực tập ở Công ty Cổ phần thương mại du lịch quốc tế Hải Nam em đã quyết định chọn cho mình đề tài khoá luận là: "Tìm hiểu hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam".
    Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng kinh doanh lữ hành của Công ty, sản phẩm dịch vụ du lịch, thị trường khách cũng như hiệu quả kinh doanh của Công ty trong các năm qua, . khoá luận đã đưa ra một số đề xuất, góp ý về những hạn chế khó khăn đang tồn tại trong Công ty, phát huy hơn nữa những thế mạnh của Công ty. Hy vọng rằng dù là một Công ty còn mới thành lập nhưng trong tương lai không xa Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam sẽ được biết đến như một đơn vị lữ hành hàng đầu ở Việt Nam.
    Bố cục bài khoá luận gồm 4 phần:
    A. Mở đầu
    B. Nội dung
    Chương 1: Khái quát về Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam
    Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam.
    Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cạnh tranh và thu hút khách du lịch đến với Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam
    C. Kết luận
    D. Tài liệu tham khảo và phụ lục.

    [HR][/HR]​
     
Đang tải...