Luận Văn Tìm hiểu hoạt động du lịch ở huyện đảo Vân Đồn, Quảng Ninh

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu . . 3
    3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu . . 3
    4. Phương pháp nghiên cứu . 4
    5. Đóng góp của khóa luận . . 5
    6. Bố cục của khóa luận . . 5
    Chương I: MẤY VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH BIỂN ĐẢO . 6
    1.1. Khái niệm . . 6
    1.1.1. Biển . . 6
    1.1.2. Đảo . 7
    1.1.3. Du lịch biển đảo . . 9
    1.2. Du lịch biển đảo ở Quảng Ninh . . 9
    1.3. Thuận lợi và khó khăn của việc khai thác du lịch biển đảo . . 13
    1.3.1. Thuận lợi . . 13
    1.3.2. Khó khăn . . 13
    Tiểu kết chương I . . 15
    Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BIỂN ĐẢO Ở
    VÂN ĐỒN . . 16
    2.1. Vài nét chung về Vân Đồn . . 16
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển . . 16
    2.1.2. Vị trí địa lý . . 19
    2.1.3. Dân số . 19
    2.1.4. Khí hậu . . 19
    2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên . . 20
    2.2.1. Địa hình . 20
    2.2.2. Thủy văn . . 22
    2.2.3. Thế giới động vật . 24
    2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn . . 27
    2.3.1. Tài nguyên du lịch vật thể . . 27
    2.3.2. Tài nguyên du lịch phi vật thể . . 33
    2.4. Cơ sở hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất phục vụ du lịch . . 37
    2.4.1. Cơ sở hạ tầng . . 37
    2.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật . . 39
    2.5. Sản phẩm du lịch và thị trường khách . 46
    2.5.1. Thị trường khách du lịch . . 49
    2.5.1.1. Thị trường khách du lịch quốc tế . 50
    2.5.1.2. Thị trường khách du lịch nội địa . . 50
    2.6. Đánh giá chung . . 53
    2.6.1. Ưu điểm . 53
    2.6.2. Hạn chế . . 54
    Tiểu kết chương II . . 54
    Chương III: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT
    ĐỘNG DU LỊCH TRÊN HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN . . 55
    3.1. Định hướng phát triển du lịch . . 55
    3.1.1. Định hướng không gian phát triển và sản phẩm du lịch . . 55
    3.1.2. Định hướng đối với thị trường khách . . 56
    3.2. Một số khuyến nghị . . 58
    3.2.1. Khuyến nghị đối với Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch . . 58
    3.2.2. Khuyến nghị đối với tỉnh Quảng Ninh . . 58
    3.2.3. Khuyến nghị đối với huyện Vân Đồn . . 59
    3.2.4. Khuyến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn 59
    Tiểu kết chương III . . 60
    KẾT LUẬN . 61
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 63
    PHIẾU HỎI . . 66
    PHỤ LỤC . 69







    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Cùng với sự phát triển chung của thế giới, Việt Nam đang từng bước
    khẳng định được uy tín và vị thế của mình trên trường quốc tế. Nền kinh tế
    Việt Nam một nền kinh tế khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện và
    nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Thu nhập của người dân tăng lên, thời
    gian lao động giảm nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, do đó thời gian
    rảnh rỗi tăng lên đáng kể. Vì lẽ đó du lịch đã trở thành một xu thế tất yếu,
    một nhu cầu không thể thiếu trong xã hội có sự phát triển. Bởi vì du lịch
    không những đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí đơn thuần mà cũng
    giúp con người nâng cao sự hiểu biết, giao lưu văn hóa giữa các tộc người,
    các dân tộc, các quốc gia góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần.
    Không những thế nó cũng hỗ trợ cho sự phát triển của quốc gia, nơi đón
    khách, nó đang trở thành một ngành công nghiệp không khói hữu ích đem
    lại nguồn lợi đáng kể cho quốc gia. Để du lịch phát triển đáp ứng nhu cầu
    du lịch của con người, đòi hỏi ngành du lịch mỗi quốc gia phải biết khai
    thác một cách hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch của nước mình. Đặc biệt
    là tài nguyên du lịch biển đảo.
    Việt Nam có lợi thế lớn về tài nguyên cho sự phát triển du lịch biển
    đảo với đường bờ biển dài 3260km, 125 bãi tắm, gần 4000 hòn đảo lớn
    nhỏ, cùng ưu thế của vùng biển nhiệt đới quanh năm nắng ấm, cát trắng,
    nước trong, đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, nền
    văn hóa lịch sử lâu đời giàu bản sắc .Dọc chiều dài bờ biển, mỗi đơn vị
    lãnh thổ vừa có thế mạnh đặc thù về tài nguyên, vừa có khả năng liên kết
    tạo ra những sản phẩm du lịch biển hấp dẫn, khả năng cạnh tranh cao.
    Quảng Ninh vùng đất đã từ lâu được rất nhiều du khách trong nước
    và ngoài nước biết đến với các địa danh nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Vịnh
    Bái Tử Long, Bãi Tắm Trà Cổ, khu di tích lịch sử văn hóa Yên Tử, chùa
    Quỳnh Lâm, đền Cửa Ông .
    Du lịch biển đảo từ lâu đã là thế mạnh của du lịch Quảng Ninh. Với
    những lợi thế về tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên,
    trong những năm qua ngành du lịch Quảng Ninh đã có sự phát triển nhanh
    chóng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch không ngừng được hoàn thiện, các di
    tích lịch sử và các thắng cảnh tự nhiên cũng được trùng tu tôn tạo để khai
    thác phục vụ du lịch. Năm 2007 Quảng Ninh đã đón tiếp và phục vụ hơn
    800 ngàn lượt khách quốc tế và hơn 2 triệu lượt khách nội địa. Tổng doanh
    thu đạt 1,650,000 triệu đồng góp phần vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết
    việc làm.
    Tuy nhiên sự phát triển du lịch Quảng Ninh trong thời gian qua chưa
    tương xứng với tiềm năng và những lợi thế còn mang tính chất riêng lẻ
    chưa tạo được sự gắn kết hữu cơ giữa các khu vực có tiềm năng phát triển
    du lịch với nhau. Du khách đến Quảng Ninh hầu như đến với Hạ Long,
    trong khi đó một số khu vực khác với tiềm năng du lịch hết sức phong phú
    với rừng, biển, bãi tắm, hải đảo thì lại chưa được quan tâm đúng mức.
    Nằm cách Hạ Long chưa đầy 40km Vân Đồn được biết đến như một
    trong những điểm du lịch biển hấp dẫn của Quảng Ninh, trong quy họach
    tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh 2000-2010 Vân Đồn được xác định
    là một trong bốn không gian phát triển du lịch trọng điểm. Các không gian
    phát triển du lịch trọng điểm còn lại là: khu du lịch Hạ Long, khu du lịch
    Móng Cái - Trà Cổ, khu du lịch Uông Bí - Đông Triều - Yên Hưng. Với tài
    nguyên du lịch phong phú, lịch sử phát triển lâu đời Vân Đồn hội tụ đủ điều
    kiện để phát triển thành một trung tâm du lịch biển đảo với những sản
    phẩm du lịch hấp dẫn đặc thù. Tuy nhiên trong nhiều năm qua số lượng du
    khách đến với Vân Đồn chưa nhiều, doanh thu cũng không thực sự đáng
    kể. Với mong muốn góp phần vào việc phát triển hơn nữa hoạt động du
    lịch ở Quảng Ninh nói chung và Vân Đồn nói riêng nên tôi đã lựa chọn đề
    tài: “TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN-
    QUẢNG NINH”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Tìm hiểu hoạt động du lịch ở huyện đảo Vân Đồn nhằm:
    + Đánh giá một cách tương đối và đầy đủ tiềm năng du lịch biển đảo ở Vân
    Đồn.
    + Chỉ ra được thực trạng hoạt động du lịch biển đảo ở Vân Đồn.
    + Đưa ra các khuyến nghị nhằm khai thác một cách hiệu quả tài nguyên du
    lịch cho phát triển du lịch khu vực này.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tài nguyên du lịch và thực trạng hoạt
    động du lịch biển đảo ở Vân Đồn.
    Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian: nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi biển đảo(bao
    gồm khu vực ven biển các đảo Cái Bầu, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Ba Mùn)
    thuộc huyện đảo Vân Đồn.
    -Về thời gian: việc tìm hiểu được tiến hành trong ba tháng từ ngày
    10/04/2010 đến ngày 10/07/2010. Các số liệu được sử dụng trong khóa
    luận được lấy từ nhiều nguồn khác nhau.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khi tìm hiểu hoạt động du lịch ở huyện đảo Vân Đồn tôi đã sử dụng
    các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
    + Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu.
    + Phương pháp khảo sát thực địa.
    + Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
    + Phương pháp quan sát tham dự và phỏng vấn sâu.
    Các phương pháp nghiên cứu trên là cách thức cụ thể hay công cụ được sử
    dụng để nghiên cứu một vấn đề nào đó, nhằm mục đích đi đến kết quả một
    cách chính xác.
    Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu.
    Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến, phương pháp này giúp
    cho tôi có được cái nhìn khái quát hơn về vấn đề mà mình đang tìm hiểu.
    Tôi đã tiến hành thu thập tài liệu từ các công trình nghiên cứu được đăng
    tải trên các phương tiện truyền thông như, đài, báo chí, trên internet, các tác
    phẩm được in thành sách. Từ sở văn hóa Quảng Ninh, Uỷ Ban Nhân Dân
    Huyện Vân Đồn, Phòng văn hóa huyện Vân Đồn .liên quan đến nhiều lĩnh
    vực mà trực tiếp là du lịch, hải dương học, khí tượng, thủy văn. Sau đó tôi
    tổng kết và phân tích các tài liệu thu thập được nhằm đưa ra một cách tổng
    quát nhất về các số liệu. Do dùng phương pháp thu thập nên lượng thông
    tin giữa các nguồn tài liệu mà tôi thu thập được không nhất quán về thời
    gian cũng như thời điểm nghiên cứu và góc độ đánh giá vì vậy mà tôi đã
    phân loại chúng theo góc độ tin cậy, theo tính cấp thiết rồi hệ thống tổng
    hợp đưa ra những kết luận có căn cứ.
    Phương pháp khảo sát thực địa
    Phương pháp thực địa là một trong những phương pháp quan trọng
    góp phần làm cho kết quả nghiên cứu mang tính xác thực. Việc điền dã
    được thực hiện nhằm nghiên cứu điều tra tổng hợp về điều kiện tự nhiên,
    kinh tế - xã hội của khu vực nhằm bổ xung, chỉnh sửa, cập nhập số liệu,
    thông tin đã thu thập. Trực tiếp khảo sát tại một số bãi biển và các đảo
    thuộc khu vực Vân Đồn giúp tôi có điều kiện theo dõi hoạt động du lịch
    của Vân Đồn và thẩm nhận giá trị của tài nguyên, bổ xung thêm thông
    tin,làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp hợp lý và khả thi.
    Phương pháp lấy ý kiến
    Tôi đã tham khảo ý kiến của một số chuyên gia và một số người có
    chức trách ở địa phương. Những nhận định trên đã giúp tôi định hướng xác
    thực hơn cho nghiên cứu của mình.
    Phương pháp quan sát tham dự và phỏng vấn sâu
    Đây cũng là nhóm phương pháp có ý nghĩa quan trọng đối với đề tài
    nghiên cứu này, phương pháp này giúp cho tôi nhận thức về vấn đề nghiên
    cứu sâu sắc hơn, đưa ra được những nhận xét đánh giá xác thực hơn về đề
    tài nghiên cứu.
    Trong các đợt nghiên cứu điền dã tôi đã sử dụng các phương pháp
    này này bằng cách quan sát trực tiếp cuộc sống của người dân địa phương,
    hoạt động của du khách và cách thức phục vụ của nhân viên nhà hàng,
    khách sạn đối với khách du lịch. Tôi cũng trực tiếp phỏng vấn sâu đối với
    du khách cả trong nước và quốc tế, ngoài ra tôi cũng có một số cuộc tiếp
    xúc với một số lãnh đạo địa phương, nhân viên trong các nhà hàng, khách
    sạn .Qua đó giúp tôi hiểu rõ hơn về tâm tư, tình cảm, mong muốn của
    khách du lịch, cơ quan quản lý và cộng đồng dân cư địa phương đối với
    việc phát triển hơn nữa hoạt động du lịch ở đây.
    5. Đúng góp của khóa luận
    Hệ thống hóa được tài liệu của các tác giả đi trước.
    Khóa luận này đã giới thiệu một cách có hệ thống và đầy đủ về hệ
    thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Vân Đồn.
    Đánh giá được thực trạng khai thác tài nguyên du lịch biển đảo cho
    phát triển du lịch, chỉ ra được những tồn tại, hạn chế trong hoạt động du
    lịch ở đây.
    Khoá luận cũng đưa ra những khuyến nghị nhằm phát triển du lịch
    biển đảo ở Vân Đồn.
    6. Bố cục của khóa luận
    Phần nội dung tìm hiểu của khóa luận được chia làm ba chương.
    Chương I: Mấy vấn đề cơ bản về du lịch biển đảo
    Chương II: Thực trạng hoạt động du lịch ở huyện đảo Vân Đồn
    Chương III: Một số khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động du lịch trên
    huyện đảo Vân Đồn.
    Ngoài ba chương trên thì còn có phần mở đầu, phần kết luận, danh mục chữ
    viết tắt, danh mục bảng,phiếu hỏi, tài liệu tham khảo, phần phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...