Luận Văn Tìm hiểu hiện trạng và việc quy hoạch phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Đất nước ta đang trong quá trình mở cửa phát triển nền kinh tế, nhiều đô thị đang được hình thành và phát triển, đó không gian đô thị được mở rộng hơn với những nét hiện đại, cảnh quan thiên nhiên trong đô thị dần bị thu hẹp do sự phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. Do vậy việc phát triển hạ tầng kinh tế sao cho phù hợp với quy hoạch bố trí không gian xanh trong đô thị đã trở thành một vấn đề nóng bỏng của các đô thị trên cả nước hiện nay.

    Đà Nẵng là một thành phố biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Thành phố với một nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng đang được đầu tư xây dựng một cách nhanh chóng, cảnh quan đô thị đang được hình thành một ngày hoàn thiện hơn. Quá trình đô thị hóa đã làm cho thành phố đang trở nên nóng hơn, ô nhiễm và mất cảnh quan hơn. Quá trình bêtông hóa đang làm mất dần những khoảng không gian xanh trong thành phố. Màu xám ghi của chất liệu bêtông như đang lấn át màu xanh của thiên nhiên, nét hiện đại của đô thị đang dần vượt trội vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế thành phố nói chung và cảnh quan thành phố nói riêng. Cùng với vị trí nằm ở trung tâm hai đầu đất nước, núi nhô ra sát biển nên hằng năm thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra đã gây những hậu quả không nhỏ đến việc quy hoạch, phát triển mạng lưới cây xanh trên địa bàn thành phố. Song song với việc phát triển kinh tế, vấn đề hình thành và bảo vệ không gian cây xanh trong thành phố đã trở thành một vấn đề hết sức cấp bách của không chỉ riêng ai mà của toàn thể nhân dân thành phố với những chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học của quốc gia và địa phương đã và đang được triển khai thực hiện.

    Tuy vậy là một đô thị mới đang trên đà phát triển kinh tế, trong điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng còn nhiều khó khăn thiếu thốn thì việc chỉnh trang quy hoạch không gian xanh đô thị sao cho phù hợp với phát triển kinh tế là một vấn đề nan giải, đòi hỏi phải có sự đồng tình chung sức chung lòng của không chỉ các cấp lãnh đạo thành phố mà của toàn nhân dân thành phố mới có thể đưa thành phố trở thành một đô thị kinh tế năng động, một đô thị xanh, văn minh, lịch sự của cả nước trong thời gian tới.

    Đây chính là lý do và động cơ thôi thúc em lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu hiện trạng và việc quy hoạch phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng” cho luận văn tốt nghiệp của mình.

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    2.1. Trên thế giới
    - Sự phát triển trong quá khứ của cây xanh đô thị tập trung vào việc trồng cây, bảo quản và kiến trúc cảnh quan (Landscape architeure). Đến giữa thập kỷ 60 của thế kỷ 20 quan niệm Lâm nghiệp đô thị (Urban forestry) hay sự quản lý hệ thống rừng cây xanh đô thị vẫn chưa được thừa nhận Grey (1978) dẫn ra rằng quan niệm Lâm nghiệp đô thị được giới thiệu lần đầu tiên trên thế giới ở trường Đại học Toroto vào năm 1965 (theo Jorgensen) như sau:
    “Lâm nghiệp đô thị không chỉ liên hệ đến các cây xanh đô thị hay quản trị các cây cá lẻ, mà còn quản lý cây xanh trên toàn bộ diện tích chịu ảnh hưởng và sử dụng bởi quần thể cư dân đô thị .”.
    - Nhiều nhà nghiên cứu phân biệt giữa ngành trồng cây và Lâm nghiệp đô thị nhưng trong Hiến Chương Lâm Nghiệp phối hợp, năm 1978 xem Lâm nghiệp đô thị và ngành trồng cây là thể thống nhất, đã định nghĩa Lâm nghiệp đô thị như sau:
    “Lâm nghiệp đô thị nghĩa là trồng, tạo lập, bảo vệ và quản trị cây xanh và các thực vật kết hợp dưới dạng cá thể, nhóm nhỏ hay dưới hoàn cảnh rừng trong thành phố, ngoại ô của thành phố và nông thôn ngoại thành”.
    - Những năm cuối thế kỷ 20, các phong trào nghiên cứu cây xanh đô thị, đặc biệt là các vườn thực vật, công viên phát triển mạnh trên thế giới.

    2.2. Ở Việt Nam
    - Quá trình nghiên cứu phát triển trồng cây xanh đã có từ lâu đời. Trong thời phong kiến, các cung điện, lăng tẩm được trồng cây xanh và một số cây vẫn còn tồn tại đến ngày nay ở trong các khu du lịch. Nhưng cây xanh đô thị thực sự chú trọng phát triển một cách khoa học khắp nơi trong nước vào thời kỳ Pháp thuộc, khi mà quá trình xây dựng đô thị ở Nam Kỳ, Bắc Kỳ và Trung Kỳ được hình thành.
    - Phong trào: ”Tết trồng cây” đã được Bác Hồ kính yêu phát động từ năm 1960.
    Trải qua bao thăng trầm của đất nước, cuộc chiến tranh chống Mỹ hầu như đã làm gián đoạn các quá trình nghiên cứu về cây xanh đô thị. Chỉ từ khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì sự nghiên cứu trở lại mạnh mẽ hơn ở miền Nam và miền Bắc.
    - Tháng 12 năm 1994 Việt Nam tham gia một hội thảo ở ChaingMai - Thái Lan về chuyên đề rừng và môi trường đô thị, hội thảo này tập trung vào 4 chủ đề chính là Việt Nam tham gia báo cáo chủ đề “Cây và môi trường đô thị”, trong đó tập trung vào 4 vấn đề:
    + Khái quát quá trình trồng cây và phát triển cây xanh đô thị trong các tỉnh, thành phố Việt Nam.
    + Sơ bộ thống kê các thành phần cây xanh trong đô thị ở các thành phố lớn (chủ yếu là ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh).
    + Nghiên cứu chọn các loài cây cho các đô thị ở Việt Nam theo chức năng khác nhau.
    - Và cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây xanh của các nhà khoa học trong cả nước trong tất cả các lĩnh vực: thống kê, phân loại, điều tra đánh giá hiện trạng, các giải pháp quy hoạch .

    3. Mục đích nghiên cứu
    Vận dụng lý luận và thực tiễn công tác quy hoạch phát triển cây xanh trong đô thị của Việt Nam áp dụng vào địa bàn nghiên cứu và thực tế tình hình phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng nhằm hình thành một không gian xanh đô thị, góp phần vào sự phát triển vững mạnh của kinh tế thành phố trong thời gian tới, đưa Đà Nẵng trở thành một đô thị xanh - sạch - đẹp - văn minh lịch sự của nước ta và khu vực.

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Khái quát chung những vấn đề lý luận và vai trò của cây xanh đô thị.
    - Tìm hiểu hiện trạng các điểm tập trung cây xanh trên địa bàn thành phố, qua đó nêu bật lên tình hình phát triển, phân bố của hệ thống cây xanh đô thị của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua.
    - Nắm bắt một số định hướng, quy hoạch phát triển cây xanh thành phố thông qua các văn bản về công tác quản lý, chăm sóc và quy hoạch của các Sở, Ban, Ngành của thành phố.
    - Dẫn chứng một số mô hình về cây xanh đô thị ở Việt Nam mà Đà Nẵng có thể học tập, áp dụng được. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp cụ thể nhằm giúp cho việc quy hoạch và phát triển cây xanh thành phố ngày càng phong phú và đa dạng hơn trong thời gian tới.

    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Cây xanh đô thị là tài sản công cộng thuộc quyền quản lý của nhà nước. Cây xanh đô thị bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau từ các loài thực vật thân gỗ nằm trên các vỉa hè, đến các cây bụi, dây leo, hoa cỏ trên các dải phân làn, trong Công viên – Vườn hoa, công sở, trường học bệnh viện Nhưng do thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế nên đề tài chỉ tập trung tìm hiểu về một số loài cây xanh đường phố tại các tuyến đường lớn trong nội thị và một số loài cây hoa tại các công viên vườn hoa trong thành phố.

    6. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài vận dụng các phương pháp khác nhau để nghiên cứu

    6.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
    Đây là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở tổng quan các tài liệu có được, chúng ta tiến hành phân tích và tổng hợp thông tin, tài liệu giúp ta có được một tài liệu toàn diện và khái quát về đề tài nghiên cứu.
    Những tài liệu được cập nhật từ rất nhiều nguồn tài liệu như : Sở Giao thông – Công chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Công ty Cây xanh Đà Nẵng, Công ty Công viên Đà Nẵng, UBND thành phố Đà Nẵng Là những tài liệu về các vấn đề liên quan qua đến cây xanh của thành phố như: tình hình phát triển cây xanh, việc chăm sóc, quản lý và quy hoạch của các cơ quan chủ quản của thành phố. Trên cơ sở những tài liệu đó sẽ đưa vào xử lí phân tích để rút ra những kết luận cần thiết, từ đó có những định hướng phát triển cho vấn đề cây xanh của Đà Nẵng trong tương lai.

    6.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa
    Việc nghiên cứu một đề tài mang tính thực tiễn đòi hỏi phải có kiểm nghiệm thực tế. Với việc nghiên cứu, khảo sát thực tế tình hình phân bố cây xanh trên địa bàn thành phố, từ đó có được một nét tổng quát và đầy đủ về sự phát triển của cây xanh thành phố để đưa ra được những quy hoạch phát triển phù hợp với yêu cầu thực tế của tiêu chuẩn cây xanh đô thị thành phố.

    6.3.Phương pháp điều tra
    Kết hợp với việc nghiên cứu thực tế, tiến hành điều tra số lượng cây, chủng loại cây, tình hình phân bố phát triển trên các tuyến đường tiêu biểu của thành phố. Từ đó, làm rõ thêm hiện trạng cây xanh đô thị trong những năm qua và đưa ra một số giải pháp cho vấn đề cây xanh đo thị thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến.

    MỤC LỤC


    Nội dung
    Lời cảm ơn 1
    Mục lục .2
    Danh sách các bảng biểu .5
    Bản đồ Đà Nẵng 6
    Phần I: Mở đầu 7
    1. Lý do chọn đề tài .7
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .8
    3. Mục đích nghiên cứu .9
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 9
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
    6. Phương pháp nghiên cứu 10
    Phần II: Nội dung 12
    Chương 1: Cơ sở lý luận và các vấn đề liên quan đến Đô thị
    hóa – Môi trường – Cây xanh 12
    1.1. Tổng quan về đô thị hóa – Môi trường – Môi trường
    đô thị - Cây xanh đô thị .,12
    1.1.1. Đô thị hóa .,12
    1.1.2. Môi trường 12
    1.1.3. Môi trường đô thị 13
    1.1.4. Cây xanh đô thị .13
    1.1.5. Không gian xanh đô thị 14
    1.2. Vai trò của cây xanh đô thị 14
    1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội
    ảnh hưởng đến sự phát triển cây xanh của thành phố 17
    1.3.1. Điều kiện tự nhiên .17
    1.3.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội 19
    Chương 2: Hiện trạng cây xanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng .21
    2.1. Khái quát tình hình cây xanh đô thị Đà Nẵng 21
    2.1.1. Tình hình phát triển – phân bố cây xanh đường phố .21
    2.1.2. Tình hình phát triển – phân bố cây xanh Công viên – Vườn
    hoa – Hành lang kĩ thuật .25
    2.2. Đánh giá tình hình, công tác phát triển cây xanh đô thị
    thành phố Đà Nẵng .33
    2.2.1. Những ưu điểm 34
    2.2.2. Những tồn tại, khó khăn 34
    2.3. Cây xanh tại một số tuyến đường trên thành phố .36
    2.3.1. Đường Nguyễn Văn Linh 36
    2.3.2. Đường Trần Phú 37
    2.3.3. Đường Bạch Đằng .38
    2.3.4. Đường 2/9 41
    2.3.5. Đường Phạm Văn Đồng 42
    2.3.6. Đường Nguyễn Tất Thành .43
    2.3.7. Đường Điện Biên Phủ .45
    Chương 3: Việc quy hoạch và phát triển cây xanh đô thị thành phố
    Đà Nẵng .47
    3.1. Các văn bản, chính sách quản lý cây xanh đô thị .47
    3.1.1. Bộ Xây Dựng .47
    3.1.2. Thành phố 48
    3.2. Việc quy hoạch, phát triển cây xanh đô thị 53
    3.2.1. Cơ sở xác định chủng loại cây trồng đô thị .53
    3.2.2. Định hướng quy hoạch, phát triển cây xanh đô thị
    thành phố Đà Nẵng .54
    3.2.3. Giải pháp trồng cây có chọn lọc 55
    3.2.4. Các giải pháp thực hiện "Đề án phát triển cây xanh đô thị
    thành phố Đà Nẵng đến năm 2010" 65
    3.2.5. Tiến độ thực hiện "Đề án phát triển cây xanh đô thị
    thành phố Đà Nẵng đến năm 2010" 68
    3.2.6. Phân bổ kinh phí cho "Đề án phát triển cây xanh đô thị
    thành phố Đà Nẵng đến năm 2010" 70
    3.2.7. Tổ chức thực hiện "Đề án phát triển cây xanh đô thị
    thành phố Đà Nẵng đến năm 2010" 75
    3.3. Một số mô hình, hình ảnh của các đô thị xanh ở nước ta .75
    3.3.1. Cây xanh thành phố Huế 75
    3.3.2. Cây xanh thành phố Vũng Tàu 77
    3.3.3. Cây xanh thành phố Hồ Chí Minh .79
    3.4. Dự báo về tình hình cây xanh đô thị thành phố những năm tới
    trong chiến lượt: “Phủ xanh thành phố Đà Nẵng tới năm 2015” 80
    Phần III: Kết luận – Tồn tại – Kiến nghị 82
    1. Kết luận .82
    2. Tồn tại .82
    3. Kiến nghị .83
    Tài liệu tham khảo 85
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...