Luận Văn Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên rừng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại địa bàn xã Quế Lo

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/3/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Từ lâu rừng đã gắn liền với đời sống con người và nó có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngoài ra rừng còn có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn môi trường và cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán phục vụ cho đời sống xã hội
    Đứng trước thực trạng hiện nay, rừng tự nhiên đang bị suy thoái nghiêm trọng, diện tích cây rừng vốn rất quý đang bị thu hẹp và mất dần đi tính năng tác dụng của rừng. Năm 1943 độ che phủ là 43%, đến năm 1990 độ che phủ là 21,3%. Tài nguyên rừng bị suy thoái do nhiều nguyên nhân: Chiến tranh, khôi phục kinh tế sau chiến tranh, đốt rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép, công tác tổ chức quản lý khai thác rừng chưa hợp lý .
    Tài nguyên rừng bị huỷ hoại đồng nghĩa với việc cuộc sống con người bị đe doạ. Hậu quả của việc khai thác rừng không hợp lý gây ra lũ lụt, hạn hán, xói mòn đất làm cho đời sống, sản xuất của con người bị đe doạ nghiêm trọng. Hiện tượng thủng tầng Ozon là mối hiểm họa đối với sức khoẻ của con người và toàn bộ sinh vật sống trên trái đất. Trước tình hình đó phải có những biện pháp để ngăn chặn bền vững, chúng ta phải đẩy mạnh tốc độ trồng rừng đạt hiệu quả cao. Trong đó công tác quản lý bảo vệ rừng là nhiệm vụ hết sức quan trọng.
    Trong những năm qua, Nhà nước ta đã có những chủ trương nhằm từng bước thực hiện việc Xã hội hoá nghề rừng với chủ trương “giao đất, giao rừng” (Nghị định 02/NĐ-CP; Nghị định 163/NĐ-CP về việc giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, sử dụng ổn định và lâu dài vào mục đích Lâm nghiệp). Để thực hiện kế hoạch trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo các chương trình 4301, chương trình 327, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661), các dự án có sự đầu tư của các tổ chức Quốc tế như JBIC, WB 3, KFW 6, đã từng bước làm cho độ che phủ rừng của nước ta ngày càng tăng lên.
    Quế Long một xã trung du nằm gần trung tâm của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Toàn xã có tổng diện tích là 1.957,00 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 860,00 ha, thành phần dân cư là dân tộc kinh. Cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp truyền thống. Những năm gần đây với Nghị định 163/2003/NĐ-CP về việc giao đất lâm nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình đã tạo điều kiện cho người dân của xã an tâm tin tưởng để tham gia, đầu tư vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp như: trồng rừng, thành lập các trang trại vừa và nhỏ . Loại cây trồng chủ yếu là Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Keo lai (Acacia hibrif), Bạch đàn ( Euculiplus)
    Tình hình quản lý bảo vệ rừng: Trước đây mọi hoạt động về quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện cũng như tại xã Quế Long đều do Hạt kiểm lâm Quế Sơn đảm nhiệm, nhưng từ khi có Quyết định 245/1998/ QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm Quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Trên địa bàn xã Quế Long việc tổ chức thực hiện công tác Quản lý bảo vệ rừng đã được UBND xã Quế Long quan tâm tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, dân số thì không ngừng tăng lên gây ra xu hướng mở rộng diện tích đất để sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa các chính sách về lâm nghiệp chưa ban hành đồng bộ, người dân chỉ chú trọng giải quyết nhu cầu cuộc sống hằng ngày nên thờ ơ với việc quản lý bảo vệ rừng. Vì vậy, vấn đề quản lý bảo vệ rừng đang đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách. Trước những yêu cầu thực tiễn như vậy, được sự giúp đỡ của Trường Đại học Nông lâm Huế, Khoa Lâm nghiệp và sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Võ Thị Minh Phương, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên rừng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại địa bàn xã Quế Long, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...