Luận Văn Tìm hiểu hệ thống tín dụng nông thôn và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của người dân xã Hoa Th

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế nước ta đã và đang bước vào giai đoạn hội nhập với nền kinh tế quốc tế, sự chuyển biến về kinh tế-xã hội đang phát huy và có nhiều thành tựu to lớn, đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, tạo điều kiện cho giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Hội nghị Trung Ương thứ VI đã khẳng định: “Sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.” Sự phát triển của kinh tế nông thôn đóng góp một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, và quá trình phát triển này đã và đang có sự hỗ trợ không nhỏ từ phía các tổ chức tín dụng.
    Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã có nhiều thành tựu, tuy nhiên đời sống của người dân vẫn chưa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn. Nhiều vùng nông thôn vẫn còn nghèo về vật chất - kỹ thuật, hạn chế về nhiều mặt trong nền kinh tế-xã hội chung của đất nước. Nhiều hoạt động cả trên lý thuyết lẫn thực tiễn đang tập trung vào quá trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho bà con nông dân đã phần nào phát huy hiệu quả, nhưng cái mà bà con quan tâm nhất là nguồn vốn tín dụng thì vẫn còn nhiều hạn chế. Nhu cầu tín dụng của người dân xuất phát từ nhiều hoạt động khác nhau, và việc đáp ứng được nhu cầu đó cũng là một bước phát triển của các tổ chức tín dụng. Hiện nay, mạng lưới tín dụng đã có mặt ở khắp các vùng nông thôn, miền núi. Hoạt động của các tổ chức tín dụng này đã và đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người dân ở khu vực nông thôn vẫn ít hoặc chưa thể tiếp cận được các hoạt động của các tổ chức tín dụng này. Mạng lưới tài chính còn chưa thực sự có hiệu quả ở vùng sâu vùng xa. Đa số người nghèo ở đây chưa được cán bộ tín dụng tiếp cận. Những quy định mới về thế chấp tài sản đã tháo gỡ một phần khó khăn khi người dân vay vốn, nhưng vẫn bất cập đối với một bộ phận nông dân kinh doanh trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ và cả người nghèo.
    Hoa Thành là một xã thuộc vùng đồng bằng của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Đây là một xã thuần nông, nguồn thu nhập chính của người dân từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó các hoạt động phi nông nghiệp cũng có một nhu cầu lớn về vốn và sự đóng góp của các hoạt động tín dụng trên địa bàn. Mặc dù hiện tại trên địa bàn xã đã có mặt nhiều tổ chức tín dụng như NHNN & PTNT, NH CS - XH, các tổ chức tín dụng nhỏ khác nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của người dân, các hoạt động tín dụng đang gặp nhiều bất cập cả từ các tổ chức và từ phía người dân. Do vậy, để tìm hiểu rõ hơn về các tổ chức tín dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn của người dân nông thôn, tôi chọn đề tài:
    “ Tìm hiểu hệ thống tín dụng nông thôn và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của người dân xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An”.


    1.2. Mục tiêu nghiên cứu- Tìm hiểu hệ thống tín dụng nông thôn và tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn xã.
    - Đánh giá khả năng tiếp cận của người dân đến các nguồn vốn tín dụng.
    - Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng của người dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...