Tài liệu Tìm hiểu hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện của Thư viện Quân đội

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Tìm hiểu hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện của Thư viện Quân đội

    Lời cảm ơn

    Trong quá trình làm khoá luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo trong khoa Thông tin học và Quản trị thông tin trường Đại học Dân lập Đông Đô, cùng toàn thể các bạn trong líp TT4C . Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú ở Thư viện Quân đội đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành việc khảo sát, điều tra nhu cầu về hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin.
    Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới TS. Lê Văn Viết người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận này.
    Do khả năng và thời gian có hạn, chắc chắn nội dung của khoá luận còn nhiều hạn chế và nhiều khiếm khuyết. Kính mong được các thầy, các cô, các bạn chỉ bảo, đóng góp ý kiến để khoá luận được hoàn thành


    Xin chân thành cảm ơn
    Hà nội, ngày .tháng năm 2002

    Sinh viên
    Tạ Linh Chi





    Mục Lục


    Lời Nói Đầu Trang
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 5
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
    3. Mục đích, nhiệm vụ của khoá luận 7
    4. Phương pháp nghiên cứu vá cơ sở phương pháp luận . 7
    5. Bố cục của khoá luận 8
    CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THƯ VIỆN QUÂN ĐỘI 10
    1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Thư viện Quân đội . 10
    1.2.Chức năng, nhiệm vụ cơ cấc tổ chức của Thư viện Quân đội 13
    1.2.1 Chức năng . 14
    1.2.2 Nhiệm vụ . 14
    1.2.3 Cơ cấu tổ chức . 15
    1.3 Đội ngũ cán bộ 17 .
    1.4 Vốn tài liệu của Thư viện Quân đội . 19
    1.5 Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Quân đội . 19
    CHƯƠNG II : HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN CỦA TVQĐ
    2.1 Vị trí, vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Thư viện Quân đội 28
    2.2 Các yếu tố tác động tới sự phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Thư viện Quân đội 29
    2.3 Mối quan hệ giữa sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Thư viện Quân đội 31
    2.4 Hệ thống sản phẩm thông tin – thư viện của Thư viện Quân đội . 32
    2.4.1 Hệ thống mục lục 32
    2.4.2 Thư mục . 36
    2.4.3 Các Ên phẩm thông tin 42
    2.4.4 Các cơ sở dữ liệu 43
    2.5 Hệ thống sản phẩm thông tin - thư viện của Thư viện Quân đội 45
    2.5.1 Dịch vụ cung cấp tài liệu 46
    2.5.2 Dịch vụ tra cứu tìm tin .
    2.5.3 Dịch vụ trao đổi thông tin
    a Triển lãm sách, báo, tư liệu
    b.Hội thảo .
    2.5.4 Dịch vụ bồi dưỡng nghiệp vụ .
    2.6 Đánh giá về sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Thư viện Quân đội
    CHƯƠNG : III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN CUẢ THƯ VIỆN QUÂN ĐỘI
    3.1.Một sè xu hướng phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện trong giai đoạn mới .
    3.2. các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện của Thư viện Quân đội
    3.2.1. Nghiên cứu người dùng tin và nhu cầu thông tin của họ về sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện của Thư viện Quân đội .
    3.2.1. Tăng cường nguồn lục thông tin
    3.2.3. Xây dựng chiến lược Marketing về sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
    3.2.4.Xây dựng đội ngũ cán bộ thông tin .
    3.2.5. Đào tạo huấn luyện người dùng tin .
    3.2.6. Xây dựng hệ thống thông tin phổ biến có chọn lọc .
    Kết luận .
    Danh mục tài liệu tham khảo
    Phụ lục






















    Lời Nói Đầu


    1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Hiện nay cả nhân loại vừa bước vào thế kỷ thứ XXI – thế kỷ đang có sự chuyển biến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức (knowledge), trong đó thông tin, tri thức trở thành nguồn tài nguyên quốc gia và là động lực phát triển của nền kinh tế - xã hội . Trong nền kinh tế tri thức, sản phẩm và dịch vụ thông tin đóng một vai trò quan trọng, chúng là sở hữu của rất nhiều người và nhu cầu của mỗi cá nhân là vô hạn. Điều này là hoàn toàn ngược với nền kinh tế công nghiệp, ở đó những vật thể được sản xuất hàng loạt, của cải vật chất là sở hữu của một số Ýt người và nhu cầu của mỗi cá nhân là có hạn. Trong khi của cải vật chất càng nhiều người sử dụng thì giá trị càng thấp còn khi giá trị của thông tin kinh tế - tri thức càng cao thì càng có nhiều người sử dụng.
    Việt Nam đang tiến nhanh trên con đường xây dựng CNXH, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là bước đi tất yếu mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra để đưa đất nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Trước xu thế hội nhập và phát triển thế giới hiện nay, thông tin và tri thức đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Với nghị quyết 49/ CP được ban hành năm 1993 chính phủ đã khẳng định quyết tâm “ Phổ cập văn hoá thông tin “ trong xã hội nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc chuẩn bị hướng tới một “ Xã hội thông tin ” có thể nói đây cũng là một cơ hội đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với hoạt động thông tin - thư viện ở Việt Nam
    Để tăng cường công tác thông tin- tư liệu ở nước ta thì một trong những giải pháp là củng cố và xây dựng mạng lưới cơ quan thông tin - thư viện, các Trung tâm thông tin - thư viện thuộc các ban ngành lớn nhỏ khác nhau.Thư viện Quân đội là một trong những cơ quan thông tin - thư viện nằm trong mạng lưới đó. Một trong những chức năng nhiệm vụ của Thư viện Quân đội là phục vụ tra cứu tài liệu khoa học quân sự, truyền bá tư tưởng đừơng lối khoa học quân sự trong đông đảo cán bộ , chiến sĩ và nhân dân ta. Để đáp ứng tốt yêu cầu đó, Thư viện Quân đội đã xây dựng một hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện đa dạng, phong phú dựa trên một cơ sở phương pháp khoa học. Việc nghiên cứu thực trạng để đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm khắc phục những tồn tại để tăng cường và đổi mới một cách toàn diện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Thư viện Quân đội là một yêu cầu cấp bách. Bởi vì thông qua hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện có thể xác định được mức độ đóng góp thư viện vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội nói chung, trong nghiên cứu khoa học quân sự nói riêng. Nhờ đó mà Thư viện Quân đội khẳng định được vai trò cũng như vị trí xã hội của mình trong hệ thống cơ quan thư viện. Vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài '' Tìm hiểu hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện của Thư việnQuân đội '' làm đề tài khoá luận tốt nghiệp với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học và kỹ năng tiếp thu được trong khoá học từ đó nghiên cứu và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ của Thư viện Quân đội.

    2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Do thời gian và trình độ có hạn nên khoá luận này chỉ đề cập đến sản phẩm và dịch vụ cung cấp thông tin của Thư viện Quân đội. Sản phẩm và dịch vụ thông tin ở đây khá đa dạng bởi đây là thư viện truyền thống hoạt động trong nhiều năm. Đối tượng phục vụ thông tin là các cán bộ khoa học quân sự, các nhà lãnh đạo quân sự, ngoài ra còn có các nghiên cứu sinh, nghiên cứu về các lĩnh vực quân sự, sinh viên năm cuối thuộc các trường Đại học ở Việt Nam cũng thường xuyên đến thư viện để sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tincủa thư viện.
    3. MỤC ĐÍCH, NHIÊM VỤ CỦA KHOÁ LUẬN
    Mục đích :
    Nghiên cứu và xây dựng các luận chứng mang tính khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ Thông tin-Thư viện của Thư viện Quân đội
    Nhiệm vụ : Trong khi thực hiện đề tài khoá luận, tác giả đặt ra các nhiệm vụ sau:
    - Nhiên cứu chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Quân đội đối với sự nghiệp phát triển đất nước mà trước hết là phát triển khoa học quân sự, phát triển quân đội
    - Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Quân đội và vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện
    - Nghiên cứu, khảo sát thực trạng hệ thống sản phẩm thông tin- thư viện của Thư viện Quân đội và những yếu tố tác động tới hệ thống đó
    - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống sản phẩm dịch vụ Thông tin-Thư viện của Thư viện Quân đội

    4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Phương pháp luận : Dựa trên những căn cứ lý luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những chủ trương đường lối phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước về sự phát triển ngành thông tin - thư viện để khảo sát, điều tra và nghiên cứu
    - Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp được sử dụng trong khoá luận là phân tích tổng hợp tài liệu, thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin, điều tra bằng phiếu thăm dò, phỏng vấn trao đổi ý kiến với cán bộ Thông tin-Thư viện của Thư viện Quân đội.
    5. BỐ CỤC CỦA KHOÁ LUẬN
    Khoá luận được kết cấu gồm : Lời nói đầu, ba chương nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
    Chương I : Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Thư viện Quân đội
    1.1Lịch sử hình thành và phát triển của Thư viện Quân đôi
    1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Thư viện Quân đội
    1.3 Đội ngũ cán bộ
    1.4 Vốn tài liệu
    1.5 Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Quân đội
    Chương II : Hiện trạng hệ thống sản phẩm và dịch vụ Thông tin-Thư viện của Thư viện Quân đội
    2.1 Vị trí, vai trò của sản phẩm và dịch vụ Thông tin–Thư viện của Thư viện Quân đội
    2.2 Các yếu tố tác động tới sự phát triển sản phẩm và dịch vụ Thông tin-Thư viện của Thư viện Quân đội
    2.3 Mối quan hệ giữa sản phẩm và dịch vụ Thông tin-Thư viện của Thư viện Quân đội
    2.4 Hệ thống sản phẩm Thông tin–Thư viện của Thư viện Quân đội
    2.5 Hệ thống dịch vụ Thông tin-Thư viện của Thư viện Quân đội
    2.6 Đánh giá chung về sản phẩm và dịch vụ thông tin của Thư viện Quân đội.
    Chương III: Các biện pháp nhằm hoàn thiện và phát triển cá sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện của Thư viện Quân đội.
    3.1 Các xu hướng phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện .
    3.2 Các giả pháp nhằm hoàn thiện và phát triển cá sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện của Thư viện Quân đội.
    KẾT LUẬN .
    TÀI LIỆU THAM KHẢO.
    PHỤ LỤC.














    Chương I

    KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN QUÂN ĐỘI

    1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THƯ VIỆN QUÂN ĐỘI
    Khi cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp kết thúc, hoà bình lập lại, đất nước ta bước vào giai đoạn mới, giai đoạn chuyển mọi hoạt động từ thời chiến sang thời bình, vừa xây dựng CNXH vừa chuẩn bị cho đấu tranh thống nhất nước nhà, giai đoạn đòi hỏi quân đội ta phải được xây dựng từng bước chính qui và hiện đại. Để đáp ứng các yêu cầu đó, theo quyết định của Quân uỷ Trung ương ( Nay là Đảng uỷ Quân sự Trung ương ), nhiều cơ quan văn hoá của Quân đội đã ra đời như : Tạp chí văn nghệ Quân đội, Nhà xuất bản văn hoá Quân đội, . Và ngày 15 tháng 11 năm1957, theo chỉ thị của Tổng Quân uỷ mà trực tiếp là Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh-Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Thư viện Quân đội đã được thành lập sau khi tách ra khỏi câu lạc bộ quân dân và chính thức trở thành một thư viện độc lập.
    Giai đoạn từ đầu năm 1957 – 1964 : Sau khi tiếp quản thủ đô, vốn sách ban đầu là 500 cuốn sách từ kho sách của Tổng Quân uỷ và một số sách báo quốc văn, ngoại văn do cơ quan Bộ Quốc phòng lưu giữ. Lúc đầu Thư viện Quân đội chỉ là một thư viện nhỏ mang tính phổ thông, chưa có trụ sở riêng. Nhân viên thư viện mới có 3 người với nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ sách báo cho ba cơ quan Bộ, xử lý kỹ thuật kho sách và bổ sung kho sách mới. Ngày 06/ 10/61 Quân uỷ Trung ương có nghị quyết số 137 về cải tiến công tác báo chí, xuất bản trong quân đội trong đó có nêu các đơn vị phải nộp lưu chiểu các xuất bản phẩm do Thư viện Quân đội. Như vậy là từ 500 cuốn sách ban đầu, chỉ trong 3 năm từ 1958 đến 1960 vốn sách của thư viện quân đội đã lên tới 31.095 cuốn phục vụ 27.325 lượt bạn đọc. Hệ thống mục lục thư viện được xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Đến năm 1962 kho sách của thư viện đã lên tới 62.925 cuốn. Ngoài việc phục vụ thường xuyên tại phòng đọc, phòng mượn và tổ chức phục vụ lưu động, từ năm 1962 đến đầu năm 1965 về công tác phục vụ người đọc Thư viện Quân đội được giao nhiệm vụ.
    a. Phục vô cho học tập các vấn đề quốc tế, các nhiệm vụ cách mạng trong và ngoài nước. Hướng dẫn giới thiệu các sách cần thiết bổ trợ cho việc học tập tại chức của cán bộ.
    b. Nắm tình hình, phát hiện kịp thời và ngăn chặn các sách có những quan điểm tư tưởng xấu không cho lọt vào quan đội.
    c. Hướng dẫn mua và đọc sách báo cho tủ sách và thư viện đơn vị. Quy định những loại sách mà chiến sĩ cần đọc trong thời gian làm nghĩa vụ quân sự.
    Giai đoạn năm 1965 - 1980 : Cả nước có chiến tranh, Thư viện Quân đội đã chủ trương hướng hoạt động thư viện, sách báo về cơ sở. Do chiến tranh ác liệt, các đơn vị quân đội phải phân tán nên các thư viện trong quân đội cũng phải thay đổi hình thức hoạt động cho phù hợp. Chính biện pháp này đã giúp cho cán bộ chiÕn sĩ có điều kiện làm quen với nội dung sách, tác động vào tâm tư, tình cảm của họ, khích lệ động viên họ vượt qua những thử thách ác liệt của cuộc sống và chiến đấu. Để mọi thư viện hoạt động tốt phát huy hết khả năng của mình trong việc phục vụ bạn đọc thì vấn đề trụ sở thư viện vô cùng quan trọng. Nhưng đến hết năm 1972, Thư viện Quân đội chưa có điều kiện lập trụ sở riêng. Trong thời gian chiến tranh nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Thư viện Quân đội là cung cấp sách báo cho các đơn vị . Đầu năm 1973 nhiệm vụ đặt ra cho Thư viện Quân đội là từ mội thư viện mang tính phổ thông xây dựng thư viện thành một thư viện mang tính khoa học, không những phục cho công tác tuyên truyền nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho bộ đội mà còn chú trọng trong công tác nghiên cứu khoa học trong quân đội. Thấy rõ nhu cầu bức thiết này, tháng 1 năm 1973 Bộ Quốc Phòng quyết định lấy khu nhà 83 Lý Nam Đế làm trụ sở cho Thư viện Quân đội. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Thư viện Quân đội đã đưa sách theo đoàn chân chiến sĩ, vào phục vụ đồng bào vùng mới giải phóng. Cho đến nay Thư viện Quân đội vẫn là cơ quan duy nhất ở phía Bắc có vốn sách, tài liệu xuất bản dưới chế độ Mỹ - Nguỵ đầy đủ nhất ở nước ta.
    Giai đoạn 1980-1990 có nghị quyết Trung ương 430/NQ- QU của thường Quân Uỷ Trung ương về công tác xuất bản, trong đó có bàn về công tác thư viện. Nghị quyết nhấn mạnh ''Mở rộng hơn nữa phạm vi hoạt động của Thư viện Quân đội trở thành một nơi phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu khoa học và nghệ thuật quân sự của toàn quân''. Từ đây công tác phục vụ bạn đọc được xúc tiến mạnh, mở rộng đối tượng phục vụ, chú trọng việc phục vụ công tác nghiên cứu, thường xuyên tổ chức các cuộc trao đổi toạ đàm, hội thảo sách, các buổi nói chuyện chuyên đề, nổi bật trong thời gian này là tổ chức các cuộc triển lãm lớn.
    Thời kỳ giữa những năm 1990 tới nay : Đường lối đổi mới của Đảng đã tạo ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Nhu cầu thông tin, văn hoá ngày càng lớn. Bên cạnh những phương tiện nghe nhìn ngày càng hiện đại, sách báo vẫn giữ được giá trị riêng của mình và vẫn khẳng định được vị trí không thể thiếu trong đời sống xã hội. Năm1994 Thư viện Quân đội được xây dựng trụ sở khang trang hơn. Trải qua một chặng đường phấn đấu lâu dài, bền bỉ, Thư viện Quân đội đã phát triển từ một Thư viện nhỏ mang tính phổ thông thành một Thư viện khoa học lớn đứng đâù hệ thống Thư viện trong quân đội với vốn tài liệu trên 30 vạn sách và tư liệu, gần 1500 loại báo tạp chí trong đó có nhiều vốn tài liệu quí hiếm phục vụ cho hơn 10 nghìn người đọc. Hiện nay Thư viện Quân đội đang từng bước đưa công nghệ hiện đại vào công tác phục vụ thông tin thư viện.
    Bốn mươi năm trôi qua kể từ ngày chính thức được thành lập, Thư viện Quân đội đã làm được nhiều việc, góp phần vào công tác lãnh đạo, chỉ huy, nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy mà Thư viện Quân đội vinh dự được Đảng và Nhà nước, Quân đội tặng 2 Huân chương chiến công, 1 Huân chương lao động hạng nhì, nhiều bằng khen và cờ thưởng luân lưu của quân đội, thực sự trở thành Thư viện Trung tâm đầu Ngành của hệ thống Thư viện trong Quân đội, Thư viện khoa học tổng hợp lớn nhất, thư viện chuyên ngành quân sự lớn nhất trong hệ thống Thư viện Nhà nước.
    1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC
    Thư viện Quân đội là một cơ quan văn hoá giáo dục và thông tin khoa học của quân đội, là thư viện khoa học tổng hợp chuyên ngành về quân sự cấp nhà nước, là thư viện Trung tâm đầu Ngành của hệ thống Thư viện trong quân đội. Điều này có nghĩa là : Một mặt Thư viện Quân đội là cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu khoa học có trách nhiệm quản lý Ngành, đề xuất phương hướng, biện pháp xây dựng hệ thống, mặt khác lập kế hoạch hoạt động 5 năm hoặc từng năm cho toàn ngành thư viện trong quân đội. Vì vậy, tại công văn không số ngày 1 tháng 9 năm 1961, thư viện đã thông qua chức năng nhiệm vụ cơ bản và chức năng của mình, chức năng của từng phòng ban như sau.

    1.2.1 Chức năng.
    - Trung tâm lưu trữ tài liệu phục vụ cho yêu cầu của toàn quân đội đặc biệt đặc biệt các tài liệu khoa học quân sự, chiến tranh và quốc phòng. Trung tâm nhận lưu chiểu các Ên phảm được xuất bản trong quân đội.
    - Trung tâm phục vụ tài liệu cho bạn đọc trong và ngoài quan đội trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực quân sự.
    - Trung tâm thông tin khoa học quân sự và biên soạn như : Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đặc biện là khoa học quân sự phục vụ công tác Đảng- Công tác chính trị trong quân đội.
    - Trung tâm bổ sung sách tập trung, góp phần đảm bảo , nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho bộ đội.
    - Trung tâm chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện và tủ sách quân đội.
    - Trung tâm trao đổi sách báo và tài liệu quốc tế.
    1.2.2 Nhiệm vụ.
    Để thực hiện tốt chức năng của mình đồng thời đáp ứng các yêu cầu của Đảng và Nhà nước, Thư viện Quân đội đẵ đặt ra cho mình những nhiệm vụ sau:
    - Phục vụ công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng văn hoá. Phục vụ nâng cao trình độ kiến thức mọi mặt cho cán bộ, chiến sĩ trong quân đội .
    - Nâng cao chất lượng công tác phục vụ thông tin - thư viện, đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học quân sự, chiến tranh, quân đội, góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại .
    - Đẩy mạnh việc bổ sung, sưu tầm tài liệu, đặc biệt là các tài liệu chuyên sâu về khoa học quân sự. Hoàn thành tốt việc lưu chiểu các xuất bản phẩm trong quân đội, đồng thời tổ chức tốt việc bảo quản kho lưu trữ của Thư viện Quân đội.
    - Làm tốt chức năng hướng dẫn nghiệp vụ, theo dõi kiểm tra hoạt động của các thư viện cấp dưới, xây dựng hệ thống Thư viện trong toàn quân đội, sao cho hệ thống này hoạt động thống nhất và có hiệu quả.
    - Xã hội hoá công tác phục vụ thông tin - thư viện tạo điều kiện cho tất cả mọi người tiếp xúc với nguồn tài liệu phong phú của quân đội, động viên mọi người hăng hái học tập tốt để nâng cao trí tuệ.
    - Phối hợp chặt chẽ với các thư viện và cơ quan thông tin lớn thuộc hệ thống thư viện và thông tin Nhà nước trong công tác thông tin - thư viện.Tham gia các hoạt động chung của sự nghiệp thông tin - thư viện của cả nước nhằm thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước.
    1.2.3 Cơ câú tổ chức Thư viện Quân đội.
    Từ những năm mới thành lập cho đến nay Thư viện Quân đội luôn luôn là đơn vị Thông tin-Thư viện đầu Ngành của hệ thống Thư viện Vệt Nam.Thư viện đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình hoạt động nghiên cứu khoa học quân sự, tuyên truyền đường lối chính trị của Đảng tới toàn bộ chiến sỹ quân đội. Khi mới thành lập thư viện chỉ có ba nhân viên với nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ sách báo cho ba cơ quan của Bộ, xử lý kỹ thuật kho sách và bổ sung kho sách mới. Hiện nay để thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng mới trong quá trình phát triển đi lên, thư viện đã có 13 phòng ban bộ phận chuyên môn nghiệp vụ khác nhau .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...