Luận Văn Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Techcomba

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Lý do chọn đề tài.
    Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một trong những tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế. Nó có vai trò rất quan trọng đối với việc ổn định và phát triển kinh tế của một đất nước. Nền kinh tế của một quốc gia chỉ phát triển với tốc độ nhanh và ổn định khi có chính sách tài chính tiền tệ đúng đắn. Đồng thời hệ thống ngân hàng phải hoạt động đủ mạnh và có hiệu quả cao, có khả năng thu hút tập trung các nguồn vốn và phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn đó.
    Ở nước ta, từ khi thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế, chuyển nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống ngân hàng ngàycàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là trong
    công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

    Ngân hàng chính là nơi tích tụ, tập trung, khơi dậy và động viên các nguồn lực cho phát triển kinh tế và đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho hoạt động của nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào thành tựu tăng trưởng chung của nền kinh tế.
    Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đối mới một cách căn bản về mô hình tổ chức, cơ chế điều hành và nghiệp vụ đóng góp đáng kể trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống ngân hàng Việt Nam bộc lộ những yếu kém trong điều hành và hoạt động nghiệp vụ. Những yếu kém đó là khó tránh khỏi khi các lý thuyết cũng như kinh nghiệm về quản lý các ngân hàng thương mại trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta chưa được nghiên cứu đầy đủ.
    Hoạt động kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh có rất nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương khi có gian lận và sai sót xảy ra, đặc biệt là trong khâu cho vay đối với các cá nhân và doanh nghiệp. Việc bảo đảm an toàn trong ho ạt động kinh doanh c ủa ngân hàng thương mại không những được các nhà kinh doanh ngân hàng quan tâm mà còn là mối quan tâm của người gửi tiền, của các cơ quan quản lý Nhà nước, của toàn xã hội về sự phá sản của một ngân hàng có thể gây nên đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống tài chính – ngân hàng, ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Để ngăn ngừa những tổn thất và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt đông kinh doanh ngân hàng, ngoài các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, trước hết đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có những biện pháp quản lý và kiểm soát hữu hiệu, mà quan trọng nhất là phải thiết lập được hệ thống kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và có hiệu quả. Đây thật sự là lĩnh vực còn mới về cả phương diện lý luận cũng như phương pháp, biện pháp triển khai trong thực tiễn, việc xây dựng khung cơ chế và một hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu lực hiệu quả đang còn là vấn đề nghiên cứu của các NHTM. Như vậy, có thể nói xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả là định hướng đúng đắn cho các
    ngân hàng muốn tồn tại và phát triển trong tình hình hiện nay.
    Ngân hàng Techcombank-CN Huế được thành lập từ năm 2007. Đến nay qua hơn 3 năm hoạt động, chi nhánh Techcombank Huế luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 150%, với tổng tài sản gần 300 tỷ đồng, gần 200 khách hàng doanh nghiệp và hơn 15.000 khác h hàng cá nhân mở tài khoản. Do đó, xây dựng một hệ thống kiểm soát
    nội bộ tốt là một việc làm hết sức có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng trong bối cảnh kinh tế xã hội của dất nước nói chung và kinh tế tỉnh Thừa thiên Huế nói riêng.
    Nhận thức được vấn đề này, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Huế” để nghiên cứu. Đề tài không chỉ nhằm mục đích nghiên cứu mà còn có thể giúp NH Techcombank đánh giá lại công tác quản lý để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận căn bản về hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay ở NHTM Techcombank – Chi nhánh Huế.
    - Thực trạng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay ở NHTM Techcombank – Chi nhánh Huế.

    - Đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay ở NHTM Techcombank – Chi nhánh Huế.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng: Hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp - Phạm vi: Hệ thống kiểm soát nội bộ cho vay doanh nghiệp tại NHTM Techcombank – Chi nhánh Huế trong giai đoạn 2008- 2009
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu tổng hợp lý luận lý thuyết cơ bản làm cơ sở để tìm hiểu thực tế.
    - Phương pháp phỏng vấn: trong qúa trình đi thực tế, chúng tôi đã quan sát, phỏng vấn những nhân viên của ngân hàng để tìm hiểu công việc cụ thể của họ.
    - Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp này được sử dụng để tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin từ các chứng từ, sổ sách kế toán thu thập được để đánh giá quy trình kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay tại NHTM Techcombank – Chi nhánh
    Huế.
    5. Cấu trúc đề tài
    Đề tài thiết kế gồm có 3 phần:
    - Phần I: Đặt vấn đề
    - Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
    Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay trong các NHTM
    Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ cho vay tại NHTM Techcombank – Chi nhánh Huế.
    Chương 3: Đánh giá và một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại NHTM Techcombank – Chi nhánh Huế.

    - Phần III: Kết luận và kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...