Luận Văn Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Techcomba

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Lý do c họn đề tài.
    Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một trong những tổ chức quan trọng
    nhất của nền kinh tế. Nó có vai trò rất quan trọng đối với việc ổn định và phát triển kinh
    tế của một đất nước. Nền kinh tế của một quốc gia chỉ phát triển với tốc độ nhanh và ổn
    định khi có chính sách tài chính tiền tệ đúng đắn. Đồng thời hệ thống ngân hàng phải hoạt
    động đủ mạnh và có hiệu quả cao, có khả năng thu hút t ập trung các nguồn vốn và phân
    bổ có hiệu quả các nguồn vố n đó.
    Ở nước ta, từ khi thực hiện c hính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế, chuyển nền
    kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường
    có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống ngân hàng ngày
    càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là trong
    công cuộc công nghiệp hoá - hiện đ ại hoá đ ất nước.
    Ngân hàng chính là nơi tích tụ, tập trung, khơi dậy và động viên các nguồn lực cho
    phát triển kinh tế và đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho hoạt động
    của nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào thành tựu tăng trưởng chung của nền
    kinh tế.
    Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đối mới một cách căn bản
    về mô hình tổ chức, cơ chế điều hành và nghiệp vụ đóng góp đ áng kể trong sự nghiệp
    đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh những kết quả đ ạt được, hệ thống ngân
    hàng Việt Nam bộc lộ những yếu kém trong điều hành và hoạt động nghiệp vụ. Những
    yếu kém đó là khó tránh khỏi khi các lý thuyết c ũng như kinh nghiệm về quản lý các ngân
    hàng thương mại trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta chưa đ ược
    nghiên cứu đầy đủ.
    Hoạt động kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh có rất nhiều rủi ro, dễ bị
    tổn thương khi có gian l ận và sai sót xảy r a, đặc biệt là trong khâu cho vay đối với các cá
    nhân và doanh nghiệp. Việc bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
    thương mại không những được các nhà kinh doanh ngân hàng quan tâm mà còn là mối
    Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD ThS Hồ Thị Thúy Nga
    Nhóm SV K41 Kiểm toán 5
    quan tâm của người gửi tiền, của các cơ quan quản lý Nhà nước, của toàn xã hội về sự
    phá sản của một ngân hàng có thể gây nên đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống tài chính –
    ngân hàng, ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Để ngăn ngừa những tổn thất và
    các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt đông kinh doanh ngân hàng, ngo ài các biện
    pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, tr ước hết đòi hỏi các
    ngân hàng thương mại phải có những biện pháp quản lý và kiểm soát hữu hiệu, mà quan
    trọng nhất là phải thiết lập đ ược hệ thống kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và có hiệu
    quả. Đây thật sự là lĩnh vực còn mới về cả phương diện lý luận c ũng như phương pháp,
    biện pháp triển khai trong thực tiễn, việc xây dựng khung cơ chế và một hệ thống kiểm
    soát nội bộ có hiệu lực hiệu quả đang còn là vấn đề nghiên cứu của các NHTM. Như vậy,
    có thể nói xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả là định hướng đúng đắn cho các
    ngân hàng muốn tồn t ại và phát triển trong tình hình hiện nay.
    Ngân hàng Techcombank-CN Huế được thành l ập t ừ năm 2007. Đến nay qua hơn
    3 năm ho ạt động, chi nhánh Techcombank Huế luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng hàng
    năm đạt 150%, với tổng tài sản gần 300 tỷ đồng, gần 200 khách hàng doanh nghiệp và
    hơn 15.000 khách hàng cá nhân mở tài khoản. Do đó, xây dựng một hệ thống kiểm soát
    nội bộ tốt là một việc làm hết sức có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng
    trong bối cảnh kinh tế xã hội của dất nước nói chung và kinh tế tỉnh Thừa thiên Huế nói
    riêng.
    Nhận thức được vấn đề này, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu hệ
    thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng
    Techcombank chi nhánh Huế” để nghiên cứu. Đề tài không chỉ nhằm mục đích nghiên
    cứu mà còn có thể giúp NH Techcombank đánh giá lại công tác quản lý để có thể nâng
    cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận căn bản về hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp
    vụ cho vay ở NHTM Techcombank – Chi nhánh Huế.
    - Thực trạng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay ở NHTM Techcombank – Chi
    nhánh Huế.
    Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD ThS Hồ Thị Thúy Nga
    Nhóm SV K41 Kiểm toán 6
    - Đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ
    nghiệp vụ cho vay ở NHTM Techcombank – Chi nhánh Huế.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng: Hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp
    - Phạm vi: Hệ thống kiểm soát nội bộ cho vay doanh nghiệp t ại NHTM
    Techcombank – Chi nhánh Huế trong giai đoạn 2008- 2009
    4. Phương pháp ng hiên cứu
    - Phương pháp nghiê n cứu tài liệu: phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu,
    tổng hợp lý luận lý thuyết cơ bản làm cơ sở để tìm hiểu thực tế.
    - Phương pháp phỏng vấn: trong qúa trình đi thực tế, chúng tôi đã quan s át, phỏng
    vấn những nhân viên của ngân hàng để tìm hiểu công việc cụ thể của họ.
    - Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp này được sử dụng để tiến hành phân
    tích, so sánh, tổng hợp thông tin từ các chứng từ, sổ sách kế toán thu thập được để đánh
    giá quy trình kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay t ại NHTM Techcombank – Chi nhánh
    Huế.
    5. Cấu trúc đề tài
    Đề tài thiết kế gồm có 3 phần:
    - Phần I: Đặt vấn đề
    - Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
    Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay trong các
    NHTM
    Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ cho vay tại NHTM
    Techcombank – Chi nhánh Huế.
    Chương 3: Đánh giá và một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ
    hoạt động cho vay tại NHTM Techcombank – Chi nhánh Huế.
    - Phần III: Kết luận và kiến nghị
    Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD ThS Hồ Thị Thúy Nga
    Nhóm SV K41 Kiểm toán 7
    PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP
    VỤ CHO VAY TRONG CÁC NHTM
    1.1 Cơ s ở lý luận về hệ t hống kiểm soát nội bộ:
    1.1.1 Khái niệm:
    Chức năng Kiểm soát nội bộ (KSNB) luôn chiếm một vị trí quan trọng trong mọi
    quy trình quản lý, và được thể hiện bởi công cụ chính yếu là hệ thống KSNB của đơn vị.
    Có nhiều quan niệm và định nghĩa về KSNB. Có thể kể đến một vài định nghĩa sau:
    Hệ thống KSNB là toàn bộ các quy định về tổ chức quản lý, chức năng, nhiệm vụ,
    phương pháp công tác mà một đơn vị phải tuân theo.
    Hoặc hệ thống kiểm soát nội bộ là toàn bộ những chính sách và thủ tục do Ban
    giám đốc của đơn vị thiết lập nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ và sự hiệu quả của các hoạt
    động trong khả năng có thể. Các thủ tục này đòi hỏi việc tuân thủ các chính sách quản lý,
    bảo quản tài sản, ngăn ngừa và phát hiện gian l ận hoặc sai sót, tính c hính xác và đ ầy đủ
    của các ghi chép kế toán và đ ảm bảo l ập trong thời gian mong muốn (chuẩn mực kiểm
    toán quốc tế ISA 400).
    Tuy nhiê n KSNB theo định nghĩa c ủa COSO (Committee of Sponsoring
    Organizations of Treadway Commission) có thể được xem là định nghĩa thể hiện rõ ràng
    và đầy đủ nhất về KSNB:
    “KSNB là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của
    đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực hiện ba
    mục tiêu dưới đây:
    - Báo cáo tài chính đáng tin cậy
    - Các luật lệ và quy định được tuân thủ
    - Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả”
    Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD ThS Hồ Thị Thúy Nga
    Nhóm SV K41 Kiểm toán 8
    1.1.2 Ý nghĩa của hệ thố ng kiểm soát nội bộ
     Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh (sai sót vô tình gây thiệt hại, các
    rủi ro làm chậm kế hoạc h, tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm .)
     Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian l ận, lừa gạt, trộm cắp
     Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính
     Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy của công ty cũng như các quy định của
    luật pháp.
     Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đ ặt ra
     Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lò ng tin đối với họ
    1.1.3 Các thành phần c ủa hệ t hống kiểm sóat nội bộ.
    Theo COSO, hệ thống kiểm soát nội bộ có 5 thành phần:
    1.1.3.1 Môi trường kiểm soát
    Là những yếu tố của tổ chức ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống kiểm soát nội
    bộ và là các yếu tố tạo ra một môi trường trong đó toàn bộ thành viên của tổ chức có nhận
    thức được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ hay không. Ví dụ, nhận thức của
    ban giám đốc thế nào về tầm quan trọng của liêm chính và đ ạo đức nghề nghiệp, về việc
    cần tổ chức bộ máy hợp lý, về việc phải phân công, ủy nhiệm, giao việc rõ ràng, về việc
    phải ban hành bằng văn bản các nội quy, quy chế, quy trình SXKD . Một môi trường
    kiểm soát tốt sẽ là nền tảng quan trọng cho sự hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát
    nội bộ.
    1.1.3.2 Đánh giá rủi ro
    Không lệ thuộc vào quy mô, cấu trúc, loại hình hay vị trí địa lý, bất kỳ tổ chức nào
    khi hoạt động đều bị các rủi ro xuất hiện từ các yếu tố bên trong hoặc bê n ngo ài tác động.
    Các yếu tố bên trong:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...