Luận Văn Tìm hiểu hệ thống động từ trong thơ tình Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài:

    Tình yêu là tình cảm đẹp và thiêng liêng, thường đem lại vui buồn và những kỷ niệm sâu sắc cho cuộc đời mỗi con người. Tình yêu vốn được xem là đề tài muôn thuở khơi nguồn và in đậm dấu vết trong văn học Việt Nam cũng như trong cuộc sống qua nhiều thế kỉ. Thơ tình không đi sâu vào miêu tả những mối tình đằm thắm, say mê hoặc éo le đau khổ, mà như lọc ra, chắt ra cái duyên, cái đẹp và phần hồn của nó. Những bài thơ tình là tiếng nói đam mê, đau khổ và thánh thiện của trái tim yêu đương, góp phần làm cho tâm hồn con người thêm nhân ái, thêm cao đẹp.
    Đã có rất nhiều nhà thơ viết về đề tài tình yêu, nhưng tình yêu trong mỗi con người, mỗi tác giả lại khác nhau với những nét độc đáo riêng không ai giống ai. Huy Cận, một tình yêu gắn với nỗi sầu thiên cổ. Nguyễn Bính nhẹ nhàng, nồng nàn nên từ ngữ trong thơ của họ cũng êm ái ru dương. Và Xuân Diệu- nhà thơ mới nhất trong các nhà thơi mới- hoàng tử của thi ca. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu thật lạ, một thứ tình yêu nguyên sơ như thuở hồng hoang. Ông là một nhà thơ tài tình với phong cách nghệ thuật độc đáo là ở cảm hứng, thi tứ, bút pháp. Ông sử dụng từ ngữ đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ, giọng điệu độc đáo giàu chất nhạc, nhịp thơ linh hoạt đan dệt vào nhau vang lên. Ông sử dụng các động từ mạnh để diển tả tình yêu, tạo nên nét phá cách trong tình yêu. Để hiểu sâu hơn về tình yêu và tài năng Xuân Diệu, chúng tôi chọn đề tài: “ Tìm hiểu hệ thống động từ trong thơ tình Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8”.
    2. Lịch sử vấn đề:
    Phải nói rằng, Xuân Diệu là một trong những hiện tượng thẩm mĩ của thi ca Văn học Việt Nam. Từ trước tới nay đã có nhiều nghiên cứu về thơ tình Xuân Diệu. Thu Hoài và Nguyễn Đức Quyền tập trung đánh giá vị trí, vai trò của Xuân Diệu trong đời sống văn học nghệ thuật dân tộc với công trình " Xuân Diệu - nhà thơ lớn của dân tộc". " Thơ tình Xuân Diệu" của Hà Minh Đức góp phần giúp bạn đọc nhận ra " thần thái" của ông hoàng tình yêu trong thi ca. Và Ngô Bích Hương trong " Xuân Diệu, một hồn thơ rạo rực trần gian" khắc hoạ chân dung Xuân Diệu bằng những nhịp đập của trái tim yêu.
    Hay một vài đề tài đã được nghiên cứu thành công như : đề tài " những cách tân nghệ thuật trong thơ tình Xuân Diệu giai đoạn 1932 - 1945 " của Lê Tiến Dũng ( khoa KHXH - Đại học Quốc gia T.P HCM ). Ở đó chúng ta thấy được một Xuân Diệu rất lạ, rất mới chịu ảnh hưởng của Văn học Pháp ở sự phóng khoáng trong cách sử dụng từ ngữ không gò bó trong qui phạm. Rồi những hiểu biết sâu sắc về thơ và thơ tình được nghiên cứu trong đề tài " ý nghĩa biểu tượng thơ trong thơ tình Xuân Diệu giai đoạn 1932 - 1945" của sinh viên Trương Hoàng Vinh ( Trường Đại học Tiền Giang ).
    Mặc dù có nhiều nghiên cứu về Xuân Diệu nhưng chưa có đề tài nào tìm hiểu về những động từ trong thơ tình Xuân Diệu một cách sâu sắc và có hệ thống. Tuy nhiên những nghiên cứu đó là tiền đề cho những khám phá sau này.
    Vậy chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài " Hệ thống động từ trong thơ tình Xuân Diệu trước Cách mạng tháng 8 - 1945" để nghiên cứu.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Tìm hiểu về hệ thống động từ trong thơ tình Xuân Diệu để làm nổi bật nghệ thuật thơ tình Xuân Diệu.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    " Tìm hiểu hệ thống động từ trong thơ tình Xuân Diệu " vừa là đối tượng vừa là giới hạn của đề tài
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Để thực hiện đề tài này, chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp sau :
    a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
    Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong quá trình đọc tham khảo các tài liệu có liên quan đến việc nghiên cứu đề tài:đọc một số sách viết về động từ trong tiếng việt để hiểu về lý thuyết dộng từ.
    b.Phương pháp phân tích, tổng hợp.
    Sau khi đọc và tìm hiểu tài liệu, chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích, xử lí thông tin tìm được và tổng hợp thành những kiến thức chung
    nhất.
    c. Phương pháp so sánh.
    Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng phương pháp này dể so sánh giữa nhiều nguồn tài liệu khác nhau để thấy được sự phong phú của đề tài
    6.Bố cục đề tài:
    Đề tài gồm 3 phần:
    Phần I : Phần mở đầu.
    1. Lí do chọn đề tài
    2. Lịch sử vấn đề
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    5. Phương pháp nghiên cứu
    6. Bố cục đề tài
    Phần II : Phần nội dung.
    Chương I : Cơ sở lí luận
    Chương II : Hệ thống Động từ trong thơ tình Xuân Diệu
    Chương III : Những ảnh hưởng thơ tình Xuân Diệu
    Phần III: Phần kết luận.
    Sau cùng là phần danh mục tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...