Báo Cáo Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hoá là sức mạnh nội tại của mỗi dân tộc. Văn hoá làng là những đặc trưng văn hoá đặc thù, được bảo lưu lâu dài trong cộng đồng dân cư . Và đình làng ra đời được xem như nơi “hội tụ văn hóa” trong làng xã Việt Nam cổ truyền. Đình không những là cơ quan tối cao điều hành toàn bộ mọi hoạt động của làng xã mà đây còn là nơi thể hiện rõ tài năng nghệ thuật của những người dân quê chân chất, hiền lành. Chính vì thế, ngôi đình đã trở thành biểu tượng linh thiêng mỗi làng xã Việt Nam cổ truyền. Song hiện nay cùng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng thì hình ảnh thân thuộc đó đang dần trở nên xa lạ, lạc lõng với nơi mà nó đã tồn tại hàng trăm năm.
    Tam Kỳ (Quảng Nam) cũng không nằm ngoài tiến trình lịch sử đó. Là một vùng đất mới mở của người Việt (thế kỷ XV), Tam Kỳ nói riêng và Quảng Nam nói chung là nơi kết tinh giá trị văn hóa Việt – Chăm để tạo ra nét văn hóa đặc thù riêng của mình. Trong quá trình di dân, lập ấp ấy, những ngôi đình cũng dần xuất hiện trên mảnh đất Quảng Nam như một minh chứng cho sự gắn kết trong cộng đồng làng.
    Hiện nay, những yếu tố văn hóa làng xã Việt Nam cổ truyền ở Quảng Nam nói chung và Tam Kỳ nói riêng đang dần biến mất. Tam Kỳ - thành phố tỉnh lỵ cũng là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất. Hàng loạt các công trình hiện đại được xây dựng đã tạo ra sự biến đổi không thể phục hồi lại của những ngôi làng với những nét văn hóa đặc trưng. Trong dòng chảy ấy, đình làng Tam Kỳ cũng dần hoang phế vì không được bảo tồn, dần bị phá bỏ vì không được chú ý.
    Vì vậy, tôi chọn đề tài này, hi vọng thông qua hệ thống đình ở Tam Kỳ nắm bắt rõ hơn văn hoá truyền thống dân tộc, góp phần nâng cao ý thức người dân trong việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, giáo dục lối sống cho người dân, nhất là thế hệ trẻ cũng như tình hình thực trạng đời sống văn hoá của người dân, của lớp trẻ hiện nay ở quê hương mình, góp phần vào bảo tồn các giá trị, lưu giữ thuần phong mỹ tục.
    Là sinh viên nghành Việt Nam học, là người con của thành phố Tam Kỳ tôi muốn góp phần nhỏ vào việc bảo vệ, khôi phục những giá trị văn hoá truyền thống, lấy nó làm nền tảng cho quá trình phát triển của quê hương.
    2. Đối tương nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là hệ thống các đình tiêu biểu trên địa bàn thành phố Tam Kỳ.
    3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
    Đình làng là đề tài được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, cho đến nay có khá nhiều bài viết về đề tài này như Toan Ánh với “Làng xóm Việt Nam” (trong bộ Nếp cũ, NXB Trẻ 2004), Nguyễn Thế Long với “Đình và Đền Hà Nội” (NXB Văn Hoá Thông Tin 2005) . tuy nhiên các công trình này chỉ đề cập đến vai trò của đình làng trong làng xã Việt cổ truyền nói chung, cách sắp đặt một số ngôi đình cũng như tín ngưỡng thờ Thành Hoàng của đình làng Việt.
    Hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào về hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ, đề tài tôi viết dưới đây chủ yếu dựa trên kết quả điền dã thực tế bản thân, thông qua lời kể của các vị cao niên.
    Ngoài ra, tôi cũng tham khảo những bài viết về kiến trúc, niên đại thành lập của một số đình làng như Mỹ Thạch, Phương Hoà thông qua cuốn “Di tích và Danh thắng Quảng Nam” với sự góp mặt của nhiều nhà nghiên cứu do Sở VHTT tỉnh Quảng Nam xuất bản.
    Vì đây là những ngôi đình đã được công nhận là di tích Lịch sử- Văn hoá- Kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh nên Trung tâm Quản lý DT&DT Quảng Nam cũng lưu trữ hồ sơ di tích với bảng mô tả kiến trúc trước đây và hiện tại sau khi đã được trùng tu theo ngân sách của tỉnh. Ban trị sự các ngôi đình gồm những cụ già trong làng cũng có bài viết về sự hình thành và kiến trúc đình làng mình thông qua lời kể và những gì “tai nghe mắt thấy”.
    4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 4.1. Mục tiêu: Tìm hiểu một cách khái quát hệ thống đình trên địa bàn thành
    phố Tam Kỳ ở nhiều khía cạnh khác nhau như văn hoá, chính trị, tín ngưỡng .Từ
    đó, làm nổi bật những giá trị của hệ thống đình làng trong đời sống nhân dân Tam
    Kỳ hiện nay.
    4.2. Nhiệm vụ: Tìm hiểu lịch sử ra đời của thành phố Tam Kỳ - không gian của đề tài.
    Tìm hiểu quá trình xuất hiện của các đình làng tiêu biểu tại thành phố Tam Kỳ.
    Làm rõ giá trị về nhiều mặt của đình làng như lịch sử, kiến trúc - nghệ thuật, văn hoá . Từ đó, có cách nhìn biện chứng về vai trò của đình làng trong đời sống hiện nay.
    5. Giới hạn của đề tài
    Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những đình làng tiêu biểu của thành phố Tam Kỳ ra đời vào khoảng đầu thế kỷ 19.
    Không gian: Các xã, phường thuộc thành phố Tam Kỳ mà tiêu biểu là các phường Hoà Thuận, Tân Thạnh, Hoà Hương và xã Tam Thăng.
    6. Điểm mới của đề tài
    Góp phần làm sáng tỏ lịch sử hình thành và phát triển làng xã thành phố Tam Kỳ và đời sống văn hoá của người dân.
    Nêu bật giá trị về mọi mặt của đình làng trong đời sống người dân Tam Kỳ nay.
    Góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành đề tài tôi sử dụng những phương pháp sau:
    7.1. Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với những yêu cầu về phương pháp luận như gắn lý luận với thực tiễn, tính chính xác và tính khách quan .

    7.2. Phương pháp cụ thể:
    + Phương pháp điền dã.
    + Phương pháp tổng hợp, phân tích các nguồn thông tin.
    + Phương pháp thu thập, tìm hiểu thông tin từ Internet, sách báo và một số tư liệu từ Trung tâm Quản lý Di tích và Danh thắng Quảng.
    8. Cấu trúc của đề tài
    Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, mục lục được thiết kế gồm các chương sau:
    Chương 1: Khái quát về lịch sử hình thành và cư dân Tam Kỳ.
    Chương 2: Những đình làng tiêu biểu trên địa bàn thành phố.
    Chương 3: Giá trị của đình làng Tam Kỳ trong đời sống hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...