Đồ Án Tìm hiểu hệ thống báo hiệu số 7 (Signalling System 7)

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần I:
    Hệ thống báo hiệu số 7 (ss7)
    Chương I: Khái quát chung về báo hiệu
    I/ Định nghĩa về báo hiệu:
    Trong mạng viễn thông, báo hiệu được coi là một phương tiện để chuyển
    thông tin và các lệnh từ điểm này tới điểm khác, các thông tin và các lệnh này có
    liên quan đến thiết lập, duy trì và giải phóng cuộc gọi.
    Như vậy, có thể nói báo hiệu là một hệ thống thần kinh trung ương của một cơ
    thể mạng, nó phối hợp và điều khiển các chức năng của các bộ phận trong mạng
    viễn thông.
    II/ Chức năng của hệ thống báo hiệu:
    Hệ thống báo hiệu thực hiện 3 chức năng chính đó là:
    + Chức năng giám sát
    + Chức năng tìm chọn
    + Chức năng khai thác, bảo dưỡng mạng
    Trong đó, chức năng giám sát và chức năng tìm chọn liên quan trực tiếp đến
    quá trình xử lý cuộc gọi liên đài, còn chức năng quản lý mạng thì phục vụ cho
    việc khai thác, duy trì sự hoạt động của mạng lưới.
    ã Chức năng giám sát: Giám sát đường thuê bao, đường trung kế về các
    trạng thái:
    - Có trả lời/ Không trả lời.
    - Bận/ Rỗi.
    - Sẵn sàng/ Không sẵn sàng.
    - Bình thường/ Không bình thường.
    - Duy trì/ Giải toả.
    - . đồ án tốt nghiệp Trang 2

    Nguyễn thị phương thu – cđ4b – k44
    Như vậy, các tín hiệu giám sát được dùng để xem xét các đặc tính sẵn có
    của các thiết bị trên mạng cũng như của thuê bao.
    ã Chức năng tìm chọn: yêu cầu có độ tin cậy cao, tốc độ báo hiệu nhanh,
    hiệu quả.
    - Chức năng này liên quan đến thủ tục đấu nối:
    + Báo hiệu về địa chỉ các con số mã số.
    + Định tuyến, định vị trí và cấp chúng cho thuê bao bị gọi.
    + Thông báo khả năng tiếp nhận con số.
    + Thông báo gửi con số tiếp theo trong quá trình tìm địa chỉ.
    - Chức năng tìm chọn có liên quan đến thời gian đấu nối một cuộc gọi, đó
    là thời gian trễ quay số PDD (Post Dialling Delay).
    + PDD là khoảng thời gian từ khi thuê bao chủ gọi hoàn thành quay số đến
    khi nhận được hồi âm chuông.
    + PDD phụ thuộc vào khả năng xử lý báo hiệu giữa các tổng đài, tức là
    “khả năng tìm chọn” của hệ thống báo hiệu. Điều đó có nghĩa là các hệ thống
    báo hiệu khác nhau sẽ có thời gian trễ quay số khác nhau.
    + PDD là một tiêu chuẩn rất quan trọng. Cần PDD càng nhỏ càng tốt để
    thời gian đấu nối càng nhanh, hiệu quả xâm nhập vào mạng càng cao.
    ã Chức năng vận hành và quản lý: Phục vụ cho việc khai thác mạng một
    cách tối ưu nhất. Các chức năng này gồm có:
    - Nhận biết và trao đổi các thông tin về trạng thái tắc nghẽn trong mạng.
    - Thông báo về trạng thái các thiết bị, các trung kế đang bảo dưỡng hoặc hoạt
    động bình thường.
    - Cung cấp các thông tin về cước phí.
    - Cung cấp các thông tin về lỗi trong quá trình truyền thông tin báo hiệu.
    -
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...