Luận Văn Tìm hiểu hát Sình Ca của dân tộc Cao Lan ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    
    LỜI MỞ ĐÂU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trên dải đất hình chữ S của Việt Nam với sự chung sống của 54 dân tộc
    anh em, mỗi một vùng miền,mỗi một tộc người lại mang những sắc thái và đặc
    trưng văn hóa riêng và chính những sắc thái, đặc trưng riêng đó lại tạo cho Việt
    Nam một nền văn hóa đa dạng và phong phú. đây là một lợi thế để du lịch Việt
    Nam ngày càng phát triển.
    Hiện nay du lịch hướng tới các vùng dân tộc thiểu số ( Ethnic tourism)
    đang được quan tâm và coi đó như là một chiến lược phát triển du lịch quốc gia.
    ở Việt Nam có tới 53 dân tộc thiểu số các dân tộc này thường sống không tập
    trung và xen kẽ với người kinh,nhưng mỗi dân tộc lại có một bản sắc văn hóa
    riêng nó được thể hiện trong lối sống, thói quen canh tác, phong tục tập quán,
    nghi lễ tôn giáo và văn hóa nghệ thuật dân gian đặc biệt những yếu tố văn hóa
    đó lại được hòa lẫn trong 1 không gian sinh thái tự nhiên hấp dẫn du khách đặc
    biệt là du khách nước ngoài,từ những thành phố lớn,từ những khu công nghiệp
    với áp lực công việc, sự ngột ngạt bởi chật chội đông đúc,sự ồn ào của xe cộ và
    máy móc họ muốn trở về với các vùng thôn quê nơi đó họ được yên tĩnh, nghỉ
    ngơi được đến thăm các làng nghề cổ truyền, được tham gia các lễ hội và tìm
    hiểu các phong tục tập quán,bản sắc văn hóa của các tộc người.
    Khi nói tới văn hóa tộc người chắc hẳn trong mỗi người đều nghĩ tới 1 số
    tộc người tiêu biểu như : người thái, người tày, người dao, người mường ,
    nhưng ngoài những tộc người này thì ở Việt Nam còn có rất nhiều tộc người
    khác mang những đặc trưng, bản sắc văn hóa riêng, phong phú và đa dạng mà
    ngay cả tới bản thân những người làm du lịch vẫn chưa khám phá hết được. Các
    tộc người đó chủ yếu tập chung sinh sống ở các tỉnh miền núi phía bắc như :
    Thái nguyên, hà giang, tuyên quang, cao bằng, bắc cạn
    Dân tộc Cao lan là 1 trong những tộc người như vậy, họ sống tập chung ở các
    tỉnh miền núi phía bắc và tập chung đông nhất ở Tuyên Quang,trong quá trình
    sinh sống ở Việt Nam người Cao Lan đã sáng tạo ra văn hoá riêng cho mình với
    phong tục tập quán và lối sống riêng của họ
    Cao Lan là một trong 22 dân tộc anh em đã và đang sinh sống từ rất lâu đời
    trên mảnh đất Tuyên Quang,đồng bào Cao Lan là 1 trong 5 dân tộc có số dân
    đông của tỉnh Tuyên Quang : đó là người kinh, người Tày, người Mông, người
    Dao, người Sán Dìu và người Cao Lan. Đến với người Cao Lan là đến với làn
    điệu Sình Ca - linh hồn của văn hoá Cao Lan. đây là một loại hình sinh hoạt văn
    hoá tinh thần vô cùng đặc sắc và có ý nghĩa lớn đối với người Cao Lan cũng như
    với người dân Việt Nam. Nhưng những ảnh hưởng của tốc độ đô thị hoá và lối
    sống công nghiệp đang từng giờ, từng ngày tác động lên mọi mặt của đời sống
    kinh tế - xã hội, văn hoá của dân tộc Cao Lan đã làm mai một và biến dạng
    những nét văn hoá truyền thống, đặc biệt là làn điệu Sình Ca hiện đang có nguy
    cơ bị biến mất.
    Là một người con được sinh ra và lớn lên cùng với dân tộc Cao Lan ở xã Đại
    Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang em có nhiều cơ hội tiếp xúc, hoà
    nhập với cuộc sống của họ, phong tục tập quán,lối sống của họ và chính diều đó
    khiến em nhận ra rằng đồng bào Cao Lan ở đây còn lưu giữ được khá nhiều
    những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể quý báu, đặc biệt là Làn Điệu Sình
    Ca - một thứ dân ca nhập tâm và mê muội.
    Người Cao Lan có tục hát Sình từ khi nào không ai biết, chỉ biết trong tâm
    khảm của rất nhiều thế hệ người Cao Lan Sình Ca đã được sinh ra khi loài người
    còn chưa có cái chữ và điệu nhạc, Sình Ca là 1 ân huệ mà thượng đế ban tặng
    cho người Cao Lan , thế nhưng khi cuộc sống mới với những bận rộn và thú
    thưởng thức mới đi vào các bản làng Cao Lan Sình Ca chợt trở thành câu ca của
    những người hoài cổ, những âm điệu trong trẻo của lời hát giao duyên đối đáp
    năm nào giờ đã trỏ nên trầm đục vì sự lấy hơi dài đã khó hơn, Sình Ca lúc này
    chợt thoáng những nét buồn. Còn với những người cả đời yêu caau hát sình ca
    đến da diết như lớp người già trong xã Đại Phú thì sự truyền lại những tinh tuý
    của câu ca dân tộc chưa bao giờ hết trăn trở. Bản thân em là một sinh viên ngành
    văn hoá du lịch em tự nhận thấy rằng mình phải có trách nhiệm nghiên cứu, tìm
    hiểu về những nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số, và cũng là để góp
    thêm tiếng nói trong ước vọng của dân tộc Cao Lan về bảo tồn, gìn giữ, phát
    huy nét văn hoá dân gian của dân tộc mình. Bên cạnh đó việc thực hiện khoá
    luận này sẽ giúp em có những hiểu biết sâu hơn về văn hoá dân gian của dân tộc
    Cao Lan, trau dồi thêm những kiến thức kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công
    việc sau này của mình, đó chính là xây dựng được những tour du lịch về với văn
    hoá dân gian của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang.
    Với những lí do trên em đã mạnh dạn chọ đề tài “ Tìm hiểu hát Sình Ca của
    dân tộc Cao Lan ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” để làm
    khoá luận tốt nghiệp cho mình.
    2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ
    a. Mục đích
    Nghiên cứu làn điệu Sình Ca nhằm cung cấp một số thông tin về cơ sở ra đời,
    quá trình hình thành, những đặc điểm và những phương thức hát Sình Ca đồng
    thời khẳng định được một số giá trị tiêu biểu của loại hình dân ca giao duyên cổ
    của dân tộc Cao Lan
    Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp bảo tồn, khai thác phục vụ du
    lịch,đưa Sình Ca vào trong các tour du lịch về với Xứ Tuyên.
    b.nhiệm vụ
    trong quá trình nghiên cứu về hát Sình, đi thu thập các nguồn tư liệu, đồng
    thời đánh giá, phân tích để đưa ra được những kết quả tốt nhất phục vụ đề tài.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng
    Cộng đồng dân tộc cao Lan với làn điệu Sình Ca của họ ở xã Đại Phú, huyện
    Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang
    Phương thức tổ chức hát Sình Ca và nét văn hóa truyền thống của người Cao
    Lan qua lời hát.
    Phạm vi
    Do hạn chế về thời gian và khả năng chuyên môn cá nhân chúng tôi chỉ tập
    chung nghiên cứu làn điệu Sình Ca của tộc người Cao Lan ở khu vực xã Đại
    Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Việc so sánh sự thay đổi cũng như
    sự khác biệt của hiện tượng văn hóa cùng thể loại này ở các vùng khác nhau,
    chúng tôi chưa thể giải quyết được trong khuân khổ khóa luận này.
    4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Trong quá trình thực hiện khóa luận này chúng tôi tuyệt đối tuân thủ quan
    điểm của Chủ Nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo
    của đảng, nhà nước về dân tộc, văn hóa xã hội , việc tìm hiểu làn điệu Sình Ca
    của dân tộc Cao Lan ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang luôn
    luôn tuân thủ phương pháp tiếp cận của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
    Phương pháp chủ đạo để hoàn thành khóa luận này là dân tộc học điền dã,
    bằng các kỹ thuật phỏng vấn, quan sát, ghi âm, chụp ảnh thông qua các đợt
    điền dã tại địa bàn để tìm hiểu về làn điệu này.
    Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác như: thống
    kê, Phân tích, so sánh nhằm đưa ra kết quả tốt nhất phục vụ cho việc hoàn thành
    khóa luận này.
    5. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN
    Bổ xung thêm tư liệu về làn điệu sình ca của dân tộc cao lan ở xã Đại Phú
    Huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
    Kết quả nghiên cứu cũng như các giải pháp bảo tồn, khai thác tiềm năng du
    lịch đối với làn điệu này của khóa luận sẽ là cơ sở cho những người làm du lịch
    tham khảo khi thực thi công vụ ở xã miền núi này
    Đây là công trình mang tính tổng thể đầu tiên tìm hiểu về làn điệu Sình Ca,
    đưa Sình Ca vào du lịch,giúp du lịch Tuyên Quang có những điểm mới và ngày
    càng thu hút khách du lịch về với xứ Tuyên.
    BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung
    chính của khóa luận được trình bày trong 3 chương :
    Chương 1: Khái quát chung về xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên
    Quang
    Chương 2 : Sình Ca và tổ chức hát sình ca ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương,
    Tỉnh Tuyên Quang.
    Chương 3 : giá trị của làn điệu Sình Ca, bảo tồn, phát triển, phục vụ du lịch
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...