Thạc Sĩ Tìm hiểu giá trị Khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Núi Nưa - huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa phục

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài
    Thanh Hóa là mảnh đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa độc đáo. Đây
    từng là nơi sinh sống của người nguyên thủy, nơi có nền văn hóa Đông Sơn tỏa sáng
    rực rỡ trong thời đại các vua Hùng. Trong suốt mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và
    giữ nước, Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa tiêu
    biểu như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Khương Văn Phụ, Đào Duy Từ Ghi dấu
    những trang sử hào hùng đó, hiện nay, Thanh Hóa có khoảng 1535 di tích, trong đó
    134 di tích được xếp hạng quốc gia, 412 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, có thể kể tên
    các di tích và danh thắng tiêu biểu của Thanh Hóa như di tích Núi Đọ, di tích Đền Bà
    Triệu, Thành nhà Hồ, Hàm Rồng, khu di tích Lam Kinh Những địa điểm này đã trở
    thành những điểm đến du lịch nổi tiếng gắn với thương hiệu du lịch Xứ Thanh. Bên
    cạnh những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đã rất quen thuộc ấy thì Khu di tích
    lịch sử, danh lam thắng cảnh Núi Nưa được xem như là một điểm tham quan còn khá
    mới mẻ và độc đáo nằm tại huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa.
    Triệu Sơn là một huyện thuộc vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa có địa hình đồng
    bằng xen kẽ trung du đồi núi. Đây là một huyện tuy còn những khó khăn nhất định về
    kinh tế song may mắn có nguồn tài nguyên đa dạng cả về tài nguyên thiên nhiên cũng
    như bề dày văn hóa lịch sử. Cùng với khu du lịch sinh thái Bãi Cò (Tiến Nông), Khu
    di tích lịch sử, danh thắng Núi Nưa là một nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn, đầy tiềm
    năng của huyện Triệu Sơn.
    Nhưng trên thực tế trong những năm qua, việc khai thác, quy hoạch tổng thể
    những tài nguyên này phục vụ cho du lịch của tỉnh chưa được chú trọng và quan tâm
    đầu tư đúng mức, chẳng hạn: hiện nay, một số công trình bị phá hủy do các yếu tố
    khách quan như thời gian, thời tiết vẫn chưa được tu bổ, tôn tạo lại; một số người dân
    quyên góp tiền bạc tự ý trùng tu đền Mẫu, phục dựng sai nguyên mẫu - đây là một
    hành vi có tính sai phạm, vi phạm Luật di sản Việt Nam; cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt
    động du lịch còn yếu kém Đồng thời hoạt động du lịch tại điểm đến này còn diễn ra
    một cách tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể đồng bộ, cũng như chưa có sự quản lý một
    cách chặt chẽ các nguồn tài nguyên từ phía cấp chính quyền địa phương, đã gây ra
    những lãng phí lớn về nguồn tài nguyên. Hơn thế nữa, những lợi ích về kinh tế do du 2

    lịch mang lại chưa tương xứng với tiềm năng, cụ thể đó là sự đóng góp vào sự phát
    triển kinh tế của địa phương còn rất hạn chế. Do đó, người viết đã lựa chọn đề tài khoa
    học: “Tìm hiểu giá trị Khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Núi Nưa - huyện
    Triệu Sơn - Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch” nhằm tìm hiểu tổng quan về Khu
    di tích và danh thắng này, từ đó đề xuất những giải pháp khai thác phục vụ phát triển
    du lịch của huyện Triệu Sơn nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung một cách hiệu quả.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
    Đã có một số tác giả để công tìm hiểu, nghiên cứu về Khu di tích lịch sử văn hóa,
    danh lam thắng cảnh Núi Nưa, trong đó phần lớn họ tập trung giới thiệu về đền Nưa,
    Am Tiên - những di tích gắn liền với tên tuổi của vị nữ tướng anh hùng Triệu Thị
    Trinh. Có thể kể tên một số tư liệu như:
    - “Di tích và danh thắng Thanh Hóa”, Nhà xuất bản Thanh Hóa, 2006. Tác phẩm
    giới thiệu về hệ thống các công trình di tích và danh thắng tiêu biểu của tỉnh Thanh
    Hóa, trong đó ít nhiều đề cập đến khu di tích Phủ Na - Núi Na (tức núi Nưa), nằm ở
    phía tây của ngàn Nưa.
    - Tác phẩm “Địa chí huyện Triệu Sơn”, Chủ biên: Phạm Tấn - Phạm Văn Tuấn,
    Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 2010. Tác phẩm chủ yếu viết về huyền tích núi
    Nưa, các bí tích được lưu truyền lại về một vị tu sĩ thời Trần - Hồ đã đến đây tu đạo.
    Ngoài ra, các tác giả cũng giới thiệu cho người đọc biết về nguồn gốc tên gọi núi Nưa,
    đồng thời phác họa sơ qua về hai khu di tích nằm ở 2 phía đông và tây của dãy núi.
    Phía đông của dãy núi Nưa là động Am Tiên và các công trình liên quan tới khởi nghĩa
    Bà Triệu; phía tây là khu di tích Phủ Na - núi Na hay còn gọi là núi Nưa - cũng là một
    trong những nơi thờ cúng tiêu biểu của đạo Mẫu và tín ngưỡng thờ sơn thần với các
    đối tượng thờ như thờ cô Chín, thờ Chúa thượng ngàn, đức thánh Tản Viên.
    - “Thắng cảnh Ngàn Nưa với đền Nưa và Am Tiên cổ tích”, tác giả Phạm Tấn -
    Phạm Văn Tuấn, Nhà xuất bản Thanh Hóa xuất bản năm 2011. Tác phẩm chủ yếu
    nghiên cứu về lịch sử núi Nưa, quê hương và là nơi khởi nghĩa của Bà Triệu. Với độ
    dày chỉ khoảng 100 trang, song các tác giả cũng cố gắng đưa ra những nhận định về
    giá trị lịch sử, tâm linh của khu di tích đồng thời khơi gợi về vấn đề có thể phát triển
    du lịch tại đây, tuy nhiên chưa có đề xuất và phương án cụ thể. Bố cục trình bày nội
    dung cuốn sách không theo chương mục khoa học mà thiên về lối văn phong giàu biểu
    cảm, như một bài thuyết minh giới thiệu về khu di tích, hơn nữa cũng chưa đề cập đầy 3

    đủ những công trình hạng mục thuộc quần thể Khu di tích lịch sử, danh lam thắng
    cảnh núi Nưa.
    Bên cạnh các tư liệu trên, còn có khá nhiều bài báo viết về đề tài này song chỉ với
    mục đích quảng bá và giới thiệu tổng quan về khu di tích như:
    “Kì bí huyệt đạo trên đỉnh Ngàn Nưa”, tác giả Lường Thi - Ngọc Hưng, bài đăng
    trên báo mạng: Gia đình.net.vn
    “Khu di tích Am Tiên”, tác giả Hoàng Năng Hùng, bài đăng trên báo mạng:
    Baodulich.net.vn
    “Cầu sinh Rồng vàng trên đỉnh Am Tiên”, tác giả: Đình Hoàng, bài đăng trên
    báo mạng: News.zing.
    Nhìn chung, phần lớn các tư liệu này chủ yếu đề cập tới những khía cạnh liên
    quan đến những giá trị lịch sử với huyền thoại về vùng núi Nưa mà ít đi sâu phân tích
    và hệ thống hóa các giá trị tâm linh, văn hóa đặc sắc khác của khu di tích cũng như
    chưa nhìn nhận, đánh giá, và có phương án khai thác những giá trị đó dưới góc độ là
    nguồn tài nguyên hấp dẫn phục vụ hoạt động du lịch của huyện Triệu Sơn nói riêng và
    của tỉnh Thanh Hóa nói chung.
    3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài:
    Đề tài nhằm cung cấp một cái nhìn tương đối đầy đủ, hệ thống và chi tiết về các
    công trình di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tại ngàn Nưa. Đồng thời, trên cơ sở vận
    dụng những lý thuyết của du lịch học vào trong thực tiễn du lịch huyện Triệu Sơn -
    Thanh Hóa, người thực hiện sẽ đi sâu phân tích những bất cập trong hiện trạng khai
    thác hiện nay, từ đó đề xuất những định hướng cho việc phát triển du lịch của địa
    phương trong thời gian tới.
    Do được xây dựng trên cơ sở vận dụng từ lý thuyết đến thực tế và sử dụng thực
    tế để kiểm chứng lý thuyết, do vậy kết quả của đề tài có thể được ứng dụng trong công
    tác quản lý, là cơ sở cho việc xây dựng các tour du lịch, là nguồn tư liệu cho những ai
    có nhu cầu tìm hiểu về các giá trị của Khu di tích lịch sử, Danh lam thắng cảnh Núi
    Nưa.
    Đề tài này không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa triển khai thực
    dụng. Về mặt khoa học, kết quả đề tài có thể phục vụ công tác đào tạo: Sử dụng làm
    tài liệu tham khảo và làm cơ sở cho công tác quản lý tài nguyên, là tài liệu trong việc 4

    xây dựng các tour du lịch một cách khoa học cũng như tài liệu hữu ích đối với du
    khách trong việc lựa chọn những điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
    Việc tìm hiểu hiện trạng du lịch địa phương và đưa ra những giải pháp khắc phục
    những tồn tại, là những gợi ý nhằm giúp cho công tác quản lý và sử dụng hữu hiệu các
    tài nguyên, qua đó góp phần làm tăng thu nhập, tăng khả năng đóng góp của du lịch
    vào sự phát triển kinh tế cũng như xã hội.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài chủ yếu nghiên cứu về các di tích trong quần thể khu di tích núi Nưa bao
    gồm hệ thống các công trình nằm ở hai phía Đông và Tây của dãy núi. Đó là hệ thống
    những công trình có liên quan tới cuộc khởi nghĩa Bà Triệu cũng như tín ngưỡng thờ
    Mẫu, thờ sơn thần của người dân huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Để thực hiện đề tài này người viết đã vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp
    nghiên cứu. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài này là:
    Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ
    nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, đài, tivi, tạp chí, mạng internet , từ đó chọn
    lọc để có cái nhìn khái quát, những nhận xét và đánh giá ban đầu về vấn đề nghiên
    cứu, mà cụ thể ở đây là các công trình di tích, danh thắng trong quần thể Khu di tích
    lịch sử, danh lam thắng cảnh Núi Nưa thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
    Phương pháp nghiên cứu thực địa (điền dã): đây là phương pháp nghiên cứu rất
    cơ bản để khảo sát thực tế, được sử dụng để thu thập số liệu, thông tin chính xác,
    khách quan về đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình làm đề tài người viết đã đi khảo
    sát tại huyện Triệu Sơn để có thêm thông tin thực tế bên cạnh những tài liệu thu thập
    được.
    Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan
    đến đề tài, từ đó đề xuất định hướng, giải pháp phát triển du lịch mang hiệu quả cao,
    mang tính khoa học và thực tiễn nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử,
    danh lam thắng cảnh Núi Nưa phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa.
    6. Bố cục đề tài:
    Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, đề tài được
    chia làm 3 chương: 5

    Chương 1. Tổng quan về huyện Triệu Sơn và hoạt động du lịch ở Triệu Sơn
    - Thanh Hóa
    Nội dung trình bày vài nét về vùng đất và con người Triệu Sơn như địa lí, cảnh
    quan, tình hình dân cư, kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, khái quát về hoạt động du lịch, tài
    nguyên du lịch cũng như cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, khách du lịch và hiệu
    quả của hoạt động du lịch của huyện từ đó đưa ra những ý kiến định hướng phát triển
    du lịch Triệu Sơn trong thời gian tới.
    Chương 2. Tìm hiểu giá trị Khu di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh núi
    Nưa và thực trạng khai thác hiện nay
    Nội dung trình bày về lịch sử hình thành của khu di tích, các công trình hạng mục
    chính trong khu di tích và các giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh đồng thời phân tích
    thục trạng khai thác tại khu di tích như thực trạng tài nguyên và trong hoạt động du
    lịch.
    Chương 3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao giá trị khai thác Khu di tích
    lịch sử, Danh lam thắng cảnh Núi Nưa phục vụ phát triển du lịch của huyện
    Triệu Sơn
    Nội dung trình bày về vấn đề phục hồi và phát huy các giá trị truyền thống của
    Khu di tích lịch sử, Danh lam thắng cảnh Núi Nưa, các biện pháp bảo tồn và khôi
    phục bản sắc truyền thống của các lễ hội, các loại hình văn nghệ dân gian. Đồng thời
    đưa ra một số giải pháp về phát triển du lịch như: xây dựng hình ảnh điểm đến cho
    du lịch Triệu Sơn - Thanh Hóa, xây dựng tour du lịch chuyên đề, kết hợp với các
    tuyến điểm du lịch khác, đa dạng hóa sản phẩm du lịch Triệu Sơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...