Luận Văn Tìm hiểu giá trị C reactive protein trong bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    3
    1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu VCTC 3
    1.2. Nguyên nhân gây VCTC 4
    1.3. Sinh lý bệnh VCTC 4
    1.4. Giải phẩu bệnh của VCTC 5
    1.5. Chẩn đoán VCTC 5
    1.6. Những hiểu biết về CRP 6
    1.7. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về CRP 11

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    13
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 13
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 13

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
    3.1. Dịch tễ trong VCTC 20
    3.2. Đặc điểm lâm sàng 21
    3.3. Đặc điểm cận lâm sàng 22
    3.4. Biến chứng của VCTC 25
    3.5. Liên quan giữa nồng độ CRP và bệnh VCTC 25
    3.6. Tương quan giữa nồng độ CRP và một số triệu chứng lâm sàng 25
    3.7. Tương quan giữa nồng độ CRP và một số triệu chứng cận lâm sàng 27
    3.8. Quá trình điều trị 30

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 32
    4.1. Phân tích về dịch tễ học của VCTC 32
    4.2. Phân tích một số triệu chứng lâm sàng, tương quan giữa CRP và
    một số triệu chứng lâm sàng 33
    4.3. Phân tích một số triệu chứng cận lâm sàng, tương quan giữa CRP
    và một số triệu chứng cận lâm sàng 35
    4.4. Vai trò của CRP trong bệnh VCTC 38

    KẾT LUẬN 40
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Viêm cầu thận cấp là một bệnh thường gặp ở tuổi thiếu niên [3] [8] [12] [15] [25].
    Theo nghiên cứu của Khoa Nhi Bệnh Viên Saint Paul từ 1966 - 1977 thì bệnh viêm cầu thận cấp chiếm tỷ lệ 1,17%. Ở Viện Nhi Trung Ương thời gian 15 năm từ 1974 - 1988 thì tỷ lệ bệnh này chiếm 1,07% trong tổng số bệnh nhi nhập viện [3].
    Tại Khoa Nhi Bệnh viện Trung Ương Huế, tỷ lệ nhóm bệnh thận tiết- niệu chiếm 2,4% tổng số bệnh nhi nội trú, trong đó viêm cầu thận cấp chiếm tỷ lệ 61% với tỷ lệ lành bệnh rất cao 84,99% [14].
    Ở nước ngoài, theo Nelson E.W [3][15], viêm cầu thận cấp chiếm khoảng 0,5% số bệnh nhi nhập viện. Năm 1999 trên một công bố của MarkA Graber [33] thì tần suất bắt gặp bệnh này là 0,04%, gặp cả hai giới, thay đổi theo tuổi.
    Viêm cầu thận cấp nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời tiên lượng sẽ tốt, nếu không bệnh sẽ kéo dài và dẫn đến viêm cầu thận mãn, hậu quả là suy thận [25].
    Nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp ở trẻ em có thể do nhiễm khuẩn hoặc không do nhiễm khuẩn. Việc chẩn đoán và điều trị cũng tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng để chẩn đoán được bệnh và nguyên nhân gây bệnh, cần dựa vào các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng khách quan trên bệnh nhân. Đặc biệt là vấn đề nhiễm khuẩn.
    C reactive protein là một chỉ số phản ánh khá khách quan về tình trạng viêm, nhiễm khuẩn của bệnh nhân, thông qua đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
    Vì thế CRP có giá trị trong chẩn đoán cũng như theo dõi diễn biến của bệnh trong suốt quá trình điều trị.
    Để hiểu rõ vai trò trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Tìm hiểu giá trị C reactive protein trong bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em” với hai mục tiêu:
    1. Xác định các yếu tố nhiễm trùng trên lâm sàng và cận lâm sàng trong Viêm cầu thận cấp ở trẻ em.
    2. Xác định giá trị của C reactive protein và tìm hiểu mối tương quan của C reactive protein với triệu chứng nhiễm khuẩn trên lâm sàng và cận lâm sàng trong Viêm cầu thận cấp ở trẻ em.
     
Đang tải...