Tiểu Luận Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài
    “ Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột
    Loẹt lòe trên vách bức tranh gà”
    Nhắc đến hai câu thơ này của thi sỹ Tú Xương,chúng ta không thể không nghĩ đến dòng tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng ở Bắc ninh.Tranh Đông Hồ là một trong ba dòng tranh dân gian tồn tại ở Việt Nam,là di sản văn hóa quý báu của dân tộc ta.Các nghệ nhân dân gian đã dựa trên những nhu cầu thực tiễn trong cuộc sống và thực tiễn sản xuất để tạo nên những bức tranh đẹp,phong phú và giàu ý nghĩa.
    Tranh dân gian Đông Hồ khá gần gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam,nhắc tới hầu như ai củng biết.Cứ vào ngày tết,ngoài mâm ngủ quả thờ tổ tiên và phong tục :
    “Thịt Mỡ Dưa Hành Câu Đối Đỏ”
    Cây Nêu, Tràng Pháo,Bánh Chưng Xanh”
    Thì những bức tranh đầy vui tươi của làng Đông Hồ củng luôn hiện diện trên các bức tường,cánh cửa hay cổng nhà của mỗi người dân_đặc biệt là cư dân Bắc Bộ.Tranh Đông Hồ mô tả đời sống sinh hoạt hằng ngày với những nét vẽ khoáng đạt,tinh tế cùng với màu sắc sặc sỡ từ tự nhiên nên nó hòa hợp một cách tự nhiên vaò không khí ngày tết vui tươi,làm cho ngôi nhà của mỗi người dân Việt thêm sinh động,đặc biệt là nâng cánh cho những ước mong,những lời chúc tết cho gia đình thêm sung túc,hạnh phúc và thành công. Không phải tự nhiên mà nhà thơ Hoàng Cầm gọi tranh dân gian Đông Hồ là”Màu Dân Tộc”,tranh còn là sự cô đọng lại những 5000 năm dựng nước của dân tộc mà không phải ai củng biết thông qua những nét vẽ điêu luyện,màu sắc tinh tế,được gọt dũa bởi những bàn tay điêu luyện bậc thầy như nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam,Nguyễn Đăng Chế, .Nhìn vào mỗi bức tranh ta như được thấy lại được những sự kiện,những phong tục,tập quán cổ truyền quen thuộc của dân tộc Việt từ xưa tới nay.
    Xuất phát từ tầm ảnh hưởng và vai trò to lớn đó mà tranh Đông Hồ của Việt Nam được nhiều học giả,những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quam tâm và bình luận.Mỗi cá nhân có một cách nhìn nhận khác nhau,đã từng bước thấy được những nét độc đáo của dòng tranh nói chung và những bức họa nói riêng.Tiêu biểu trong đó có Nguyễn Vủ Tuấn Anh với “Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam”,Nguyễn Bá Vân và Chu Quang Trứ với “Cái đẹp trong tranh Đông Hồ” đăng trên tập san khoa học của Trần Đăng Kim Trang,cùng với nhiều bài nghiên cứu,công trình khoa học của các tác giả khác.
    Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử dân tộc,các dòng tranh dân gian của dân tộc có số phận riêng của mình,tranh Đông Hồ củng vậy,tuy nhiên những nét đẹp văn hóa vốn có của nó vẩn tồn tại đi cùng năm tháng.Chúng ta củng biết được rằng như một quy luật tất yếu,sự phát triển kinh tế thị trường đi kèm với xu thế Toàn Cầu Hóa,nền văn hóa của các dân tộc có cơ hội giao thoa với nhau,điều này khiến cho nền văn hóa truyền thống Việt Nam cũng như dòng tranh dân gian Đông Hồ đứng trước những thử thách lớn.Nguy cơ một dòng tranh dân gian của dân tộc với những nét đẹp vui tươi,dí dỏm,thể hiện nét nhân văn,truyền thống mộc mạc của làng quê sẻ dần bị mai một,dần bị quên lãng và rơi vào quá khứ.Sẻ là như vậy nếu như chúng ta không kịp đưa ra các giải pháp cụ thể,mang tính khả thi,sự hòa trộn các nền văn hóa với nhau là điều tất yếu,văn hóa sẻ là một nền màu giống nhau,chúng ta sẻ không phân biệt được đăc trưng của các quốc gia với nhau,điều đó là không thể chấp nhận được.Câu hỏi đặt ra là làm sao vừa hội nhập lại vừa giữ gìn và bảo tồn,phát huy giá trị dòng tranh dân gian Đông Hồ?bài nghiên cứu này của tôi chỉ mong đóng góp những hiểu biết nhỏ bé,những sự yêu thích của mình về nét đẹp,nét văn hóa của dòng tranh dân gian Đông Hồ ở Bắc Ninh củng như là đưa ra một số đề xuất về việc bảo tồn và phát triển dòng tranh trước xu thế chung hiện nay.
    2.Mục đích nghiên cứu
    Với đề tài này,tôi muốn đưa ra một số hiểu biết của mình về dòng tranh dân gian Đông Hồ tại Thuận Thành,Bắc Ninh.Tìm hiểu những đặc điểm chung về dòng tranh,về làng Song Hồ nơi trực tiếp sáng tạo ra dòng tranh,cùng với những nét đẹp,nét văn hóa dòng tranh quý báu này.Nhìn nhận,đánh giá thực trạng phát triển củng như là giải pháp cụ thể,kịp thời để giữ gìn và phát triển dòng tranh Đông Hồ.
    3.Đối tượng,phạm vi nghiên cứu
    Bài tiểu luận này không đi sâu nghiên cứu vào từng loại bức tranh mà chỉ tìm hiểu sơ quát về đặc điểm,thực trạng phát triển chung củng như là đề xuất giải pháp giữ gìn và phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ.
    Về không gian: Tìm hiểu Dòng tranh dân gian Đông Hồ tại xã Song Hồ,huyện Thuận Thành,tỉnh Bắc Ninh
    Về thời gian: Nghiên cứu cho tới 27/2/2012
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Với bài nghiên cứu này,người viết đã sữ dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    -Phương pháp nghiên cứu tài liệu,thống kê
    -Phương pháp tổng hợp
    -Phương pháp so sánh,đối chiếu
    -Phương pháp phỏng vấn
    5. Những đóng góp của đề tài.
    Thông qua việc tiếp thu,tổng hợp tài liệu, thành tựu của những người đi trước,người viết đã đi vào tìm hiểu về dòng tranh dân gian Đông Hồ ở Thuận Thành,Bắc Ninh,hy vọng sẻ có những hiểu biết hơn về dòng tranh này.
    Bài nghiên cứu này sẻ góp phần cung cấp thêm một số kinh nghiệm nhỏ trong việc tiếp cận dòng tranh này từ nhiều góc độ khác nhau.
    Hy vọng bài tiểu luận này sẻ góp phần làm tư liệu cho các nhà nghiên cứu về dòng tranh dân gian Đông Hồ củng như là sinh viên,hay những người có nhu cầu tìm hiểu về dòng tranh quý báu này của dân tộc.
    6. Bố cục của bài tiểu luận.
    Ngoài phần mở đầu,kết luận,tài liệu tham khảo,phụ lục thì bài tiểu luận có bố cục gồm 3 chương:
    Chương 1. Giới thiệu tranh dân gian Việt
    Chương 2. Đặc điểm dòng tranh dân gian Đông Hồ
    Chương 3. Giải pháp bảo tồn và phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ


    MỤC LỤC

    Phần mở đầu
    1.Lý do chọn đề tài
    2.Mục đích nghiên cứu
    3.Đối tượng,phạm vi nghiên cứu
    4.Phương pháp nghiên cứu
    5.Những đóng góp của đề tài
    6.Bố cục của bài tiểu luận Chương 1. Giới thiệu tranh dân gian Việt Nam
    1.1 Tranh dân gian Việt Nam
    1.2 Khái quát về dòng tranh Đông Hồ 1.2.1. Nguồn gốc và sự phát triển tranh dân gian Đông Hồ 1.2.2. Làng tranh Đông Hồ
    Chương 2. Đặc điểm dòng tranh dân gian Đông Hồ
    2.1 Kỹ thuật làm tranh
    2.1.1 Chất liệu làm tranh
    2.1.2 Khắc ván
    2.1.3 In tranh
    2.2 Nội dung tranh
    2.3 Nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ
    2.3.1 Màu sắc trong tranh
    2.3.2 Bố cục trong tranh
    2.3.3 Thơ trong tranh
    2.3.4 Tính triết lý của dòng tranh
    Chương 3. Giải pháp bảo tồn và phát triển dòng tranh dân
    gian Đông Hồ
    3.1 Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ
    3.2 Giải pháp bảo tồn và phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ
    3.2.1 Đề xuất về chính sách
    3.2.2 Đề xuất một số giải pháp cụ thể
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục


    30 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...