Luận Văn Tìm hiểu định kiến xã hội đối với nữ giới (Nghiên cứu tại xã Mỹ lộc- huyện Hậu Lộc- tỉnh Thanh Hoá).

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


    1. Lý do chọn đề tài :


    Trong xã hội Á đông truyền thống, vai trò, vị trí của người phụ nữ luôn bị đánh giá thấp. Họ luôn bị những quy định ràng buộc chặt chẽ của xã hội phong kiển trói buộc như: “tam tòng tư đức, công - dung - ngôn - hạnh” Người phụ nữ luôn phải nín nhịn, chấp nhận địa vị hèn kém của mình cả trong gia đình và ngoài xã hội.

    Ngày nay, xã hội đã làm cho quan niệm lỗi thời đó dần mất đi. Người phụ nữ được quyền phát huy năng lược, khẳng định vị thế của mình cả trong gia đình và ngoài xã hội. Nhiều người phụ nữ đã vươn lên chiếm lấy những đỉnh cao trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật

    Tuy nhiên, những định kiến đối với phụ nữ vẫn còn ít nhiều tồn tại nhất là ở các vùng nông thôn nước ta. Người phụ nữ vẫn còn chịu sự phân biệt đối xử theo những tư tưởng tập quán lạc hậu của xã hội cũ. Điều này đặt ra cho chúng ta phải làm như thế nào để góp phần xóa đi những định kiến, quan niệm lỗi thời đó. xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Tìm hiểu định kiến xã hội đối với nữ giới ” (Nghiên cứu tại xã Mỹ lộc- huyện Hậu Lộc- tỉnh Thanh Hoá).


    2. Mục đích nghiên cứu:

    - Nhằm đưa ra thực trạng về định kiến đối với nữ giới ở địa bàn nghiên cứu.

    - Đề xuất những giải pháp kiến nghị góp phần khắc phục định kiến đối với người phụ nữ.

    3. Đối tượng nghiên cứu:

    Định kiến của người dân về người phụ nữ.

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

    4.1. Nghiên cứu lý luận

    - Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề định kiến và định kiến giới.

    - Làm rõ các khái niệm: Giới và giới tính, định kiến xã hội, định kiến giới, khuôn mẫu giới, vai trò giới, bình đẳng giới.

    4.2. Nghiên cứu thực tiễn:

    - Nhận thức của người dân tại địa bàn nghiện cứu thể hiện định kiến với người phụ nữ.

    - Thái độ đánh giá thể hiện định kiến với người phụ nữ.

    - Xu hướng hành vi thể hiện định kiến với người phụ nữ.

    5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu:

    5.1. Khách thể nghiên cứu :

    Khách thể nghiên cứu gồm 150 người dân tại địa bàn xã Mỹ Lộc- Huyện Hậu Lộc- Tỉnh Thanh Hoá, được xác định trên tiêu chí cụ thể về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...