Luận Văn Tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá đền Đào Động - Thái Bình

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá đền Đào Động - Thái Bình

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    LỜI MỞ ĐẦU
    Chúng ta đang sống trong một thời kỳ khá sôi động của sự phát triển xã hội, dưới tác động của một nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Nhịp sống khẩn trương và sức hấp dẫn của các hoạt động nhằm mang lại lợi ích kinh tế, nhiều khi đã làm mất đi những giá trị truyền thống tốt đẹp mà bao thế hệ tiền thân đã chắt chiu, hun đúc lên, đồng thời nó phá vỡ sự cân bằng vốn có của cơ cấu vật chất - tinh thần. Di tích lịch sử văn hoá của mỗi dân tộc là nơi lưu giữ các giá trị truyền thống và những sinh hoạt văn hoá tại các di tích là sự ôn lại truyền thống đo, hướng người ta tìm về với cội nguồn dân tộc và đưa con người ta trở về với Chân - Thiện - Mỹ. Việc nghiên cứu để bảo vệ, tôn tạo, phát huy tác dụng của các di tích lịch sử văn hoá là nhằm vào việc làm sáng tỏ cái giá trị văn hoá tinh thần của nhân dân ta góp phần vào việc xây dựng nếp sống văn hoá mới.
    Từ thời xa xưa người Việt ta đã rất tin vào thần thánh. Người vùng cao thì thờ thần núi, thần hổ, người đồng bằng thì thờ thần đất, thần sông, dân vạn chài thì thờ thần sông biển. Lại có tập tục thờ những anh hùng dân tộc "Những người sinh vì tướng tử vi thần". Sự tin cậy đến mức dân đi lập nghiệp trên vùng đất mới đều thỉnh thần quê nhà đi theo làm điểm tưạ tinh thần. Mỗi khi có việc hệ trọng đều đến cúi xin thần chỉ bảo, phù trợ. Thần và người vừa cao xa, vừa gần gũi. Đôi khi dân chủ dễ tính như người cùng cảnh ngộ, không đòi hỏi, chỉ cần hai chữ "lòng thành". Chính vì thế đền, miếu nhiều như nấm, làng nào cũng có.
    Đền Đào Động thuộc làng Đào Động (dân gian quen gọi là Đồng bình đọc chệch là Đồng Bằng thuộc xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Trong đền có nhiều cổ vật quí hiếm được trưng bày phong phú, đặc biệt nơi đây chứa đựng giá trị đặc sắc về lịch sử văn hoá và nghệ thuật.
    Ngày 22/12/1986, Bộ Văn hoá thông tin ra Quyết định số 225VH/QĐ, công nhận đền Đào Động là di tích lịch sử văn hoá kiến trúc quốc gia.
    Tìm hiểu về di tích lịch sử văn hoá đền Đào Động, với lòng nhiệt thành em muốn được nâng cao kiến thức, sự hiểu biết về đền nói riêng và các di tích lịch sử Việt Nam nói chung.
    Tiểu luận gồm 3 chương:
    Chương I: Tên gọi, vị trí địa lý và lịch sử di tích đền Đào Động.
    Chương II: Giá trị văn hoá, nghệ thuật đền Đào Động
    Chương III: Công tác quản lý, khai thác và phát huy tác dụng di tích đền Đào Động.

    MỤC LỤC
    Trang
    lời mở đầu. 1
    Chương I- Tên gọi, vị trí địa lý và lịch sử di tích đền đào động. 2
    I- Tên gọi di tích. 2
    II- Vị trí địa lý đền đào động. 2
    1. Một vài nét về lịch sử chiến lược của trang Đào Động thời cổ địa và cận đại. 2
    2. Vị trí địa lý đền Đào Động. 6
    III- Lịch sử di tích đền đào động. 6
    1. Niên đại xây dựng đền. 6
    2. Đền Đào Động thờ thuỷ thần Vĩnh Công Đại Vương. 7
    3. Đền Đào Động thờ công đồng tứ phủ. 11

    Chương II: Giá trị văn hoá nghệ thuật 13
    đền đào động. 13
    I. Nghệ thuật kiến trúc Đền Đào Động. 13
    1. Thế đất Đền Đào Động. 13
    2. Tổng thể kiến trúc đền Đào Động. 14
    3. Nghệ thuật kiến trúc cổng đến. 14
    4. Nghệ thuật kiến trúc khu đền chính. 16
    5. Tượng pháp và các ban thời chính. 20
    6. Các đồ thờ đẹp. 22
    II- Lễ hội đề đào động. 22
    1. Lễ hội tháng giêng (ngày 10 tháng giêng) 22
    2. Lễ hội tháng tám. 23

    Chương III- Công tác quản lý, khai thác và phát huy tác dụng di tích đền đào động. 26

    Kết luận. 29
    Tài liệu tham khảo. 30
     
Đang tải...