Luận Văn Tìm hiểu dây chuyền sản xuất đường tại công ty Cổ Phần Mía Đường Sông Lam

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    PHẦN MỞ ĐẦU


    Saccaroza là loại đường có tầm quan trọng đối với đời sống xã hội. Vì nó cung cấp năng lượng cho cơ thể con người, là một thành phần không thể thiếu được trong các món ăn thực phẩm, đường còn là nguyên liệu cần thiết cho nhiều ngành sản xuất khác đặc biệt là công nghiệp thực phẩm, dược phẩm.
    Theo hiệp hội mía đường Việt Nam trong niên vụ 2007-2008 diện tích mía cả nước đạt 315.000 ha, sản lượng mía ước tính đạt 15,75 triệu tấn. Về công nghiệp chế biến, cả nước có 44 nhà máy đường hoạt động với tổng công suất thiết kế là 82.950 tấn mía/ngày. Dự kiến niên vụ sản xuất này, các nhà máy ép được 10,5 triệu tấn mía, sản lượng đường công nghiệp ước đạt 880.000 tấn. Trong khi đó các cơ sở thủ công dự kiến sản xuất được 250.000 tấn như vậy tổng sản lượng đường cả nước đạt trên 1,1 triệu tấn. Những thông số nêu trên đã chứng tỏ được tầm quan trọng của ngành công nhiệp mía đường đối với sự phát triển nền nông nghiệp nói chung và đối với sự phát triển kinh tế của đất nước nói riêng. Có thể nói đường được xem là một ngành công nghiệp mang lại hiệu quả tương đối toàn diện về kinh tế xã hội ngoài việc góp phần ổn định tình hình sản xuất tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nước ngoài bên cạnh đó nó còn có một ý nghĩa rất quan trọng đó là góp phần lớn trong việc xoá đói giảm nghèo công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đi đôi với công nghiệp sản xuất đường còn kéo theo một số công nghiệp khác mang lại hiệu quả kinh tế cao như sản xuất cồn thực phẩm từ mật rỉ, ván ép từ bã mía, phân vi sinh từ bã bùn . tạo thành khu sản xuất chế biến liên hợp cùng thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
    Ngoài ra sản xuất chế biến đường còn có ý nghĩa lớn đối với xã hội là giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động tạo ra sự liên minh công nông ngày càng vững chắc.
    Nước ta là một nước có truyền thống sản xuất đường mía từ lâu đời. Cùng với sự phát triển công nghiệp sản xuất đường thế giới ngành sản xuất đường mía nước ta cũng phát triển, cải thiện tình hình sản xuất lạc hậu của nền sản xuất thô sơ trước đây. Đầu tư thiết bị cải tiến quy trình công nghệ quản lý kỹ thuật. Tuy nhiên để ngành đường ngày càng vững mạnh thì công nghiệp mía đường cần chú trọng hơn nữa.
    Để tìm hiểu thêm một cách chi tiết về dây chuyền công nghệ sản xuất đường, ngoài kiến thức đã học thì việc tiếp xúc với thực tế sản xuất là vấn đề quan trọng nhằm học hỏi thêm những kinh nghiệm vận dụng lý thuyết vào thực tế sản xuất củng cố lại những kiến thức đã học đồng thời còn là dịp để học hỏi cách thức quản lý và quen dần với môi trường sản xuất trong nền kinh tế hiện nay.
    Được sự đồng ý của Khoa Cơ Khí Công Nghệ Trường Đại Học Nông Lâm Huế và sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện dề tài: “Tìm hiểu dây chuyền sản xuất đường tại công ty Cổ Phần Mía Đường Sông Lam”.

    MỤC LỤC
    Phần Mở đầu 1
    Phần 1 . Khái quát về nhà máy 3
    2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3
    2.2. Giới thiệu vùng nguyên liệu 3
    2.3. Sơ đồ tổ chức 4
    2.4. Mặt bằng tổng thể của nhà máy 5
    Phần 2. Công nghệ chế biến 7
    3.1. Qui trình sản xuất mía đường của nhà máy 7
    3.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ 11
    3.2.1. Công đoạn tiếp nhận và ép mía 11
    3.2.2. Làm sach và cô đặc nước mía 13
    3.2.3. Nấu đường. 18
    3.2.4. Trợ tinh 22
    3.2.5. Ly tâm - sấy - đóng bao- thành phẩm 22
    Phần 3. Các thiết bị trong quá trình sản xuất đường 25
    4.1. Dao băm 25
    4.1.1. Cấu tạo 25
    4.1.2. Sự cố và cách khắc phục 25
    4.2. Máy ép 26
    4.2.1. Cấu tạo 26
    4.2.2. Nguyên tắc hoạt động 27
    4.2.3. Sự cố và cách khắc phục 27
    4.3. Tháp xông lưu huỳnh: 29
    4.3.1. Cấu tạo 29
    4.3.2. Nguyên tắc hoạt động 30
    4.4. Thiết bị lắng 31
    4.4.1. Cấu tạo 31
    4.4.2. Nguyên tắc hoạt động 32
    4.4.3. Sự cố và cách khắc phục 32
    4.5. Lọc ép khung bản. 34
    4.5.1. Cấu tạo 34
    4.5.2. Nguyên tắc hoạt động 35
    4.5.3. Sự cố và cách khắc phục 35
    4.6. Thiết bị gia nhiệt nước mía 37
    4.6.1. Cấu tạo 37
    4.6.2. Nguyên tắc hoạt động 38
    4.6.3. Sự cố và cách khắc phục 38
    4.7. Sơ đồ gia nhiệt nước mía. 39
    4.8. Thiết bị bốc hơi nước mía 40
    4.8.1. Cấu tạo 40
    4.8.2. Nguyên tắc hoạt động 41
    4.8.3. Sự cố và cách khắc phục 41
    4.9. Sơ đồ bốc hơi nước mía 42
    4.10. Thiết bị nấu đường 43
    4.10.1. Cấu tạo 43
    4.10.2. Nguyên tắc hoạt động 45
    4.10.3. Sự cố và cách khắc phục 46
    4.11. Thiết bị trợ tinh 48
    4.11.1. Cấu tạo 48
    4.11.2. Nguyên tắc hoạt động 49
    4.12. Thiết bị ly tâm liên tục 49
    4.12.1. Cấu tạo 49
    4.12.2. Nguyên tắc hoạt động 50
    4.12.3. Sự cố và cách khắc phục 50
    4.13. Thiết bị ly tâm gián đoạn. 51
    4.13.1. Cấu tạo 51
    4.13.2. Nguyên tắc hoạt động 52
    4.13.3. Sự cố và cách khắc phục 53
    4.14. Thiết bị sấy thùng quay 54
    4.14.1. Cấu tạo 54
    4.14.2. Nguyên tắc hoạt động 55
    Phần 4. Kết luận và kiến nghị 56
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC




     

    Các file đính kèm:

Đang tải...