Luận Văn Tìm hiểu đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Học sinh tiểu học là một giai đoạn phát triển của đời người. Hiện nay, học sinh tiểu học là những trẻ em từ 6 - 11 tuổi, một trình độ phát triển có những đặc trưng riêng và có thể chủ động tổ chức từ phía nhà trường trên cơ sở mới nhất của khoa học giáo dục. “Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về múa hát, âm nhạc, mỹ thuật” [6,tr22]. Để đạt được nội dung trên, phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, hình thành phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Phương pháp giáo dục không chỉ phụ thuộc vào nội dung giáo dục mà còn phụ thuộc vào đặc điểm tâm lí học sinh.
    Đối với học sinh tiểu học, tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức quan trọng. Sự phát triển không đầy đủ của tưởng tượng sẽ khiến học sinh gặp khó khăn trong học tập. Khi học lịch sử thì nhất thiết phải xây dựng được trong tưởng tượng bức tranh quá khứ, tìm hiểu địa lí không thể không có các biểu tượng về cảnh quan, phong tục, khí hậu các nước . Tưởng tượng không gian rất cần khi học sinh học các yếu tố hình học, muốn tìm hiểu nội dung bài tập đọc học sinh phải tái tạo, hình dung cho mình hình ảnh nhân vật, hiện thực, thế giới hình tượng . Có thể nói, tưởng tượng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học, thiếu nó học sinh không thể tiến hành được hoạt động học tập.
    Các công trình nghiên cứu về tưởng tượng của học sinh còn quá ít, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích tìm hiểu đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tượng tượng cho học sinh.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4.
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    68 học sinh lớp 4 trường Tiểu học Đống Đa - TP. Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
    4. Giả thuyết khoa học
    Ở học sinh lớp 4, tưởng tượng tái tạo chiếm vai trò chủ yếu, cấu trúc của hình ảnh tưởng tượng đã phù hợp với đối tượng nhưng mức độ khái quát còn thấp, tính trực quan còn thể hiện rõ. Tưởng tượng sáng tạo bắt đầu được hình thành nhưng còn non yếu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên song nguyên nhân chủ yếu là giáo viên chưa chủ động hình thành cho học sinh các cách tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu những vấn đề về lí luận có liên quan tới đề tài
    5.2. Phát hiện và phân tích đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4
    5.3. Đề xuất các biện pháp và thử nghiệm một số biện pháp nhằm phát triển trí tưởng tượng cho học sinh lớp 4
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
    Tìm hiểu khái niệm về tưởng tượng trong tâm lí học. Tìm hiểu những vấn đề lí luận về các loại tưởng tượng, các cách tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng, hoạt động học tập và đặc điểm tâm lí của học sinh ở giai đoạn thứ hai Tiểu học.
    6.2. Phương pháp quan sát
    Quan sát giờ học, giờ kiểm tra để phát hiện ra những biểu hiện về đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4.
    6.3. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
    Phân tích vở bài tập, các bài kiểm tra của học sinh.
    6.4. Phương pháp thực nghiệm
    - Thực nghiệm phát hiện: Soạn hệ thống bài tập để đo đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4.
    - Thử nghiệm hình thành: hoàn thiện giáo án và dạy một số tiết môn Toán và môn Tiếng Việt để phát triển trí tưởng tượng cho học sinh.
    6.5. Phương pháp xử lí số liệu
    Dùng toán thống kê để xử lí số liệu, so sánh, đối chứng và từ đó rút ra kết luận.
    7. Phạm vi nghiên cứu
    Chỉ nghiên cứu đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4 trong quá trình học tập môn Toán và môn Tiếng Việt.
    8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Đề tài này nhằm phát hiện thực trạng đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4 và phân tích nguyên nhân. Trên cơ sở đó cung cấp những số liệu, thử nghiệm các biện pháp góp phần hoàn thiện và đổi mới phương pháp dạy học ở giai đoạn thứ hai tiểu học.
    9. Cấu trúc của khóa luận
    - Mở đầu
    - Chương 1. Cơ sở lí luận
    - Chương 2. Đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4
    - Chương 3. Thử nghiệm biện pháp hình thành và phát triển tưởng tượng cho học sinh lớp 4
    - Kết luận và kiến nghị
    - Tài liệu tham khảo
    - Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...