Luận Văn Tìm hiểu đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 3

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài
    Như chúng ta đã biết, tiểu học là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục phổ thông. Cấp học này có mục tiêu: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [6, tr21]. Chính ở cấp học này những đặc điểm tâm lí, đặc điểm sinh lý của trẻ em hình thành và phát triển mạnh mẽ, hình thành nề nếp, thói quen, phương pháp học tập. Vì vậy cấp học tiểu học không chỉ đặt nền móng cho giáo dục phổ thông mà còn đặt nền móng cho sự sáng tạo của học sinh. Học sinh tiểu học có hoạt động học là hoạt động chủ đạo. Đó là hoạt
    động lần đầu tiên xuất hiện có đối tượng là tri thức khoa học và được hình thành bằng phương pháp nhà trường do người có tay nghề tổ chức, điều khiển. Hoạt động này tạo ra sự phát triển tâm lý học sinh, đó là sự phát triển các quá trình tâm lí, hình thành các thuộc tính tâm lí và nhân cách học sinh, quy định chiều hướng phát triển tâm lí của con người. Để lĩnh hội được tri thức của các môn học, học sinh phải tái tạo cho mình những hình ảnh của hiện thực như: hành vi của các nhân vật trong truyện kể, các hình vẽ hình học, những cảnh quan . Như vậy để tiếp thu được tri thức, học sinh phải phát triển trí tưởng tượng và ngược lại, chính trong hoạt động học tập mà tưởng tượng của học sinh được hình thành và phát triển mạnh.
    Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định: tưởng tượng của học sinh giai đoạn đầu tiểu học còn tản mạn, ít có tổ chức. Hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, hay thay đổi, chưa bền vững. Càng về cuối cấp học, tưởng tượng của các em càng gần đến hoàn thiện hơn. Chương trình tiểu học áp dụng thống nhất trong cả nước từ năm học 2002 - 2003, có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá chương trình và sự phát triển một số chức năng tâm lí của học sinh. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu đặc điểm tưởng tượng của học sinh tiểu học nói chung và đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 3 nói riêng. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 3”. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển tưởng tượng cho học sinh lớp 3.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu nhằm phát hiện đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp ba. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển tưởng tượng cho học sinh qua môn Toán và Tiếng Việt.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 3.
    - Khách thể nghiên cứu: 87 học sinh lớp 3 trường tiểu học Liên Minh - TP. Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.
    4. Giả thuyết khoa học
    Tưởng tượng của học sinh lớp 3 bắt đầu phù hợp với đối tượng. Tuy nhiên hình ảnh của tưởng tượng còn chưa đầy đủ, thể hiện rõ tính trực quan, cụ thể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó nguyên nhân quan trọng là học sinh chưa biết sử dụng các cách tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng. Vì vậy, nếu chủ động hình thành cho học sinh các cách tạo ra hình ảnh mới thì tưởng tượng của các em đầy đủ, trọn vẹn hơn về đối tượng, tạo điều kiện để tưởng tượng sáng tạo của các em được hình thành và phát triển.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Tìm hiểu những vấn đề lý luận về tưởng tượng
    5.2. Phát hiện và phân tích những đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 3 qua môn Toán và Tiếng Việt.
    5.3. Thử nghiệm và đề xuất các biện pháp nhằm phát triển khả năng tưởng tượng cho học sinh.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: làm rõ các khái niệm
    - Tìm hiểu khái niệm tưởng tượng trong tâm lí học.
    - Các lọai tưởng tượng.
    - Các cách sáng tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng.
    - Hoạt động học tập của học sinh tiểu học.
    - Đặc điểm tâm lí của học sinh giai đoạn thứ nhất tiểu học.
    - Vai trò của môn Toán và môn Tiếng Việt đối với sự hình thành và phát triển trí tưởng tượng của học sinh.
    6.2. Phương pháp quan sát
    Quan sát giờ học,giờ kiểm tra để phát hiện những biểu hiện đặc điểm tưởng tượng của học sinh.
    6.3. Phương pháp thực nghiệm
    Thực nghiệm phát hiện: thiết kế hệ thống bài tập môn Toán và Tiếng Việt để đo thực trạng tưởng tượng của học sinh lớp 3.
    Thực nghiệm hình thành: hoàn thiện giáo án và dạy một số tiết môn Toán và Tiếng Việt để phát triển tưởng tượng của học sinh.
    6.4. Phương pháp xử lý số liệu
    Dùng toán thống kê để xử lí số liệu, so sánh đối chiếu rút ra kết luận.
    7. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài chỉ nghiên cứu đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 3 qua môn Toán và Tiếng Việt.
    8. ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
    Đề tài này bước đầu tìm hiểu đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 3, góp phần đánh giá chương trình tiểu học được ban hành trong cả nước 9/11/2001 và thử nghiệm hình thành các cách tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng cho học sinh. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm phát triển tưởng tượng cho học sinh.
    9. Cấu trúc của khoá luận
    - Mở đầu
    -Nội dung
    Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài.
    Chương 2. Đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 3.
    Chương 3. Thử nghiệm biện pháp hình thành và phát triển tưởng tượng cho học sinh lớp 3.
    - Kết luận và kiến nghị.
    - Tài liệu tham khảo.
    - Phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...