Luận Văn Tìm hiểu đặc điểm phát triển ngôn ngữ của một trẻ khiếm thính

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi taitailieu_17, 12/3/12.

  1. webtailieu.org_17

    Bài viết:
    93
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Lý do chọn đề tài
    Xuất phát từ tình cảm dành cho hai người em, tôi luôn quan tâm đến việc làm thế nào để có thể giúp em tôi phát triển ngôn ngữ, em có thể hòa nhập cộng đồng. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm qua các thế hệ con người, là công cụ mạnh mẽ để con người nhận thức thế giới xung quanh, trao đổi ý kiến, hiểu biết lẫn nhau. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển con người. Ngôn ngữ được hình thành và phát triển dựa vào khả năng tri giác thính giác, phát triển trong quá trình giao tiếp, trong học tập, trong sinh hoạt hàng ngày. Ngôn ngữ liên hệ chặt chẽ với tư duy, là vỏ bọc của tư duy. Những người khiếm thính, lúc đầu cơ sở của tư duy không phải là tiếng nói mà là hình ảnh trực quan cụ thể nảy sinh nhờ cơ quan thụ cảm còn lại: nhờ thị giác, xúc giác, cảm giác _ xúc giác rung. Vậy những đặc điểm tâm lý của sự hình thành ngôn ngữ ở người khiếm thính như thế nào? Tôi xin trình bày thông qua sự phát triển ngôn ngữ của một trẻ khiếm thính, đứa trẻ mà gia đình tôi đã được gắn bó cùng với sự phát triển của em.

    II. Giải quyết vấn đề
    2.1. Một số khái niệm
    Trong ngôn ngữ phổ thông, điếc thường được hiểu là mất thính giác hoàn toàn, không nghe được chút nào hoặc giảm sút nhiều về thính giác, nghe không rõ. Đó cũng là định nghĩa trong các từ điển phổ thông.
    Trong ngành y, điếc có nghĩa là suy giảm hoặc mất toàn bộ hay một phần sức nghe.
    Ngoài thuật ngữ điếc, ta còn gặp những thuật ngữ có nghĩa tương đương như khiếm thính hay khuyết tật thính giác, tuy nhiên thuật ngữ điếc được sử dụng một cách thông dụng, quen thuộc với mọi người.
    2.2. Thông tin chung về trẻ
    Nguyễn Văn Nhật, sinh năm 1994 (18 tuổi), quê ở Thanh Hóa. Nhật có 5 anh chị em và Nhật là con thứ 3 trong gia đình. Trong ba tháng đầu khi mang thai mẹ đã dùng thuốc kháng sinh. Trong thời gian mang thai mẹ rất yếu, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Khi sinh ra Nhật rất yếu, những ngày đầu không bú, khi được ba tháng bị sốt lạnh tím người, cứng miệng phải đưa đi cấp cứu. Khi được 3 tháng, Nhật bị lộn đập đầu từ trên vai chị xuống đất, bị sưng tấy và sốt nên phải tiêm thuốc. Nhật rất hiền, chỉ ăn ngủ không bao giờ quấy khóc, gia đình chỉ khen bé ngoan mà cũng không một chút nghi ngờ gì về sự phát triển của Nhật. Đến 2 tuổi Nhật không nói được gia đình nghĩ là Nhật chậm nói. Khi 4 tuổi gia đình biết Nhật bị câm nhưng do không nhận thức được cần làm những gì cho Nhật, và gia đình nghĩ người điếc thì không nghe được nên không có khả năng học tập. Nhật lớn lên theo năm tháng cho đến năm 10 tuổi mới được đi kiểm tra thính lực và bác sỹ kết luận là bị điếc sâu. Nhật bắt đầu đi học lớp chuyên biệt trường dạy nghề Hoa Sữa – Hà Nội. Năm nay 18 tuổi, Nhật học lớp 3 trường Vi Nhân – Buôn Mê Thuật.


    ******




    Kết luận
    Ngôn ngữ là tiềm năng và bản chất của con người. Bất kì ai dù có khả năng nghe hay không cũng đều có khả năng phát triển ngôn ngữ có thể là ngôn ngữ kí hiệu hoặc ngôn ngữ nói. Đã là con người ai cũng có thể thực hiện khả năng giao tiếp giữa con người với con người, phương tiện giao tiếp phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu của mỗi con người. Đối với trẻ nghe bình thường có thể học ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên nhưng đối với trẻ không nghe được hay không nói được ta cần sử dụng phường pháp giáo dục chuyên biệt để trẻ có thể phát triển khả năng ngôn ngữ ở mức tốt nhất. Nếu không có phương pháp giáo dục chuyên biệt thì khả năng ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế hoặc có thể không có được ngôn ngữ viết và kí hiệu ngôn ngữ. Nếu để cho ngôn ngữ của trẻ phát triển cách tự nhiên thì trẻ sẽ không có ngôn ngữ mà chỉ có cử chỉ điệu bộ làm công cụ giao tiếp vói những người thân. Bằng phương pháp giáo dục chuyên biệt, ta biết cách hỗ trợ để trẻ có thể lĩnh hội được ngôn ngữ giúp trẻ học tập và phát triển. đối với trẻ khiếm thính, ngôn ngữ nói có thể là khó khăn đối với trẻ trong việc nói cho người khác hiểu nhưng ngôn ngữ viết có thể giúp dễ hòa nhập vào cộng đồng hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...