Tiểu Luận Tìm hiểu đặc điểm phát triển ngôn ngữ của một trẻ khiếm thính

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Lý do chọn đề tài
    Xuất phát từ tình cảm dành cho hai người em, tôi luôn quan tâm đến việc làm thế nào để có thể giúp em tôi phát triển ngôn ngữ, em có thể hòa nhập cộng đồng. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm qua các thế hệ con người, là công cụ mạnh mẽ để con người nhận thức thế giới xung quanh, trao đổi ý kiến, hiểu biết lẫn nhau. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển con người. Ngôn ngữ được hình thành và phát triển dựa vào khả năng tri giác thính giác, phát triển trong quá trình giao tiếp, trong học tập, trong sinh hoạt hàng ngày. Ngôn ngữ liên hệ chặt chẽ với tư duy, là vỏ bọc của tư duy. Những người khiếm thính, lúc đầu cơ sở của tư duy không phải là tiếng nói mà là hình ảnh trực quan cụ thể nảy sinh nhờ cơ quan thụ cảm còn lại: nhờ thị giác, xúc giác, cảm giác _ xúc giác rung. Vậy những đặc điểm tâm lý của sự hình thành ngôn ngữ ở người khiếm thính như thế nào? Tôi xin trình bày thông qua sự phát triển ngôn ngữ của một trẻ khiếm thính, đứa trẻ mà gia đình tôi đã được gắn bó cùng với sự phát triển của em.
    II. Giải quyết vấn đề
    2.1. Một số khái niệm
    Trong ngôn ngữ phổ thông, điếc thường được hiểu là mất thính giác hoàn toàn, không nghe được chút nào hoặc giảm sút nhiều về thính giác, nghe không rõ. Đó cũng là định nghĩa trong các từ điển phổ thông.
    Trong ngành y, điếc có nghĩa là suy giảm hoặc mất toàn bộ hay một phần sức nghe.
    Ngoài thuật ngữ điếc, ta còn gặp những thuật ngữ có nghĩa tương đương như khiếm thính hay khuyết tật thính giác, tuy nhiên thuật ngữ điếc được sử dụng một cách thông dụng, quen thuộc với mọi người.
    2.2. Thông tin chung về trẻ
    Nguyễn Văn Nhật, sinh năm 1994 (18 tuổi), quê ở Thanh Hóa. Nhật có 5 anh chị em và Nhật là con thứ 3 trong gia đình. Trong ba tháng đầu khi mang thai mẹ đã dùng thuốc kháng sinh. Trong thời gian mang thai mẹ rất yếu, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Khi sinh ra Nhật rất yếu, những ngày đầu không bú, khi được ba tháng bị sốt lạnh tím người, cứng miệng phải đưa đi cấp cứu. Khi được 3 tháng, Nhật bị lộn đập đầu từ trên vai chị xuống đất, bị sưng tấy và sốt nên phải tiêm thuốc. Nhật rất hiền, chỉ ăn ngủ không bao giờ quấy khóc, gia đình chỉ khen bé ngoan mà cũng không một chút nghi ngờ gì về sự phát triển của Nhật. Đến 2 tuổi Nhật không nói được gia đình nghĩ là Nhật chậm nói. Khi 4 tuổi gia đình biết Nhật bị câm nhưng do không nhận thức được cần làm những gì cho Nhật, và gia đình nghĩ người điếc thì không nghe được nên không có khả năng học tập. Nhật lớn lên theo năm tháng cho đến năm 10 tuổi mới được đi kiểm tra thính lực và bác sỹ kết luận là bị điếc sâu. Nhật bắt đầu đi học lớp chuyên biệt trường dạy nghề Hoa Sữa – Hà Nội. Năm nay 18 tuổi, Nhật học lớp 3 trường Vi Nhân – Buôn Mê Thuật.
    2.4. Sự phát triển ngôn ngữ
    2.4.1. Giai đoạn 0-3 tuổi
    Tôi cùng với gia đình nhớ lại sự phát triển ngôn ngữ của N trong giai đoạn từ 0-3 tuổi ( trước tuổi mẫu giáo).
    Giống như trẻ bình thường, khi mới sinh, N thể hiện các nhu cầu của mình bằng tiếng khóc. N phát ra những tiếng kêu, những âm phản xạ, máy môi và bập bẹ. N cung tỏ ra thích nói chuyện và hiểu cuộc nói chuyện giữa người lớn với trẻ bằng cách phát ra những âm thanh ơ, a, đơn giản, tiếng cười để đáp lại tiếng của người lớn. N nhìn chăm chú vào mẹ khi mẹ kể chuyện, nói nựng. Mẹ thường xuyên chơi, trò chuyện với Nhật, dung đồ chơi để trêu chọc làm trò cười cho N. N có thể đạp chân tay và hét lên những tiếng cười rất lớn thể hiện sự thích thú. Tuy nhiên ở giai đoạn này gia đình không chú ý đến khả năng phản ứng với âm thanh của N nên không phát hiện ra điểm khác biệt của N với trẻ bình thường. Khi chơi với đồ vật, N biết cầm nắm đồ vật đưa lên trước mặt tự chơi và phát ra âm thanh ơ ơ ư ư hay a a Khi được 5-6 tháng tuổi, N không phát ra âm ba ba hay ma ma như đứa trẻ khác. Có chú ý nhìn miệng người nói một cách chăm chú nhưng không có dấu hiệu bắt chước các âm thanh, N chỉ cười hét lên vui sướng khi được người lớn trò chuyện.
    Nhưng vậy giai đoạn đầu gia đình rất khó phân biệt trẻ điếc hay không bởi sự khác nhau không rõ rệt và gia đình cũng không biết được sự khác biệt về sự phát triển của trẻ nếu không kiểm tra những phản ứng của trẻ với âm thanh.
    Khoảng từ 6-8 tháng tuổi, ở trẻ em bình thường xuất hiện các âm bập bẹ, bắt đầu biết giao tiếp ngôn ngữ. Ví dụ khi được hỏi về ai đó trẻ thường quay đầu về phía người đó và cười. Trẻ hiểu được những câu hỏi đơn giản gồm hai từ về những gì gắn bó với trẻ. Biết ngoái đầu về hướng phát ra âm thanh nhận biết vật phát ra âm thanh. Đây là giai đoạn bắt đầu phát triển ngôn ngữ thụ động. Người lớn nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng một từ và từ đó gắn với một vật xác định, trong ý thức hình thành mối liên tưởng giữa từ phát ra với đối tượng tương ứng và bắt chước tiếng nói. Nhưng N vẫn chưa có khả năng học ngôn ngữ, gia đình dạy N phát âm thừ “bố”, “mẹ” nhưng N không có phản ứng bắt chước, khi được hỏi “mẹ đâu” N cũng không có phản ứng nhìn về phía mẹ nhưng N nhìn miệng người nói cách chăm chú trong giây lát rồi tiếp tục chơi. Khi dùng đồ vật cho phát ra âm thanh từ phía sau để trêu N nhưng N không có phản ứng quay lại. Nhưng gia đình cũng không nghĩ gì đến trường hợp N bị điếc.
    Từ tháng thứ 9, N đã biết phối hợp giữa tiếng a a, ơ ơ (Thay cho tiếng bibi bô bô ) với các cử chỉ phi ngôn ngữ (với tay về phía mẹ gây chú ý cho mẹ trước khi chỉ vào vật nào đó, giang tay đòi bế ). Cùng với tiếng bập bẹ, N đã có khả năng hiểu lời nói của người lớn khi người lớn kết hợp giọng nói với cử chỉ điệu bộ, thông qua thái độ trên nét mặt và hoàn cảnh cụ thể ở hiện tại. Ví dụ khi gia đình gọi: “Nhật!” với giọng điệu nặng nề như giận dữ, khuôn mặt, lông mày cau lại thì trẻ tỏ ra sợ hãi và mếu khóc. Nhưng vẫn gọi với ngữ điệu nhẹ nhàng, thái độ tươi tỉnh thì đứa trẻ nhoẻn miệng cười và đưa tay ra về phía tay người gọi. Vì vậy, khi bị quát mắng trẻ khiếm thính vẫn có những phản ứng như trẻ bình thường như: khóc, sợ hãi . Khi N đang chơi, mọi người quát to nhưng N không phản ứng và khi lại gần chạm vào N quát “Nhật” và nghiêm nét mặt và quát lên thì N sẽ ngừng chơi và mếu khóc nhìn vào khuôn mặt người đang quát như theo dõi sự thay độ thái độ của người nói. Trước biểu hiện đó của N gia đinh cũng không nghĩ gì về sự khác thường về sự phản ứng của N với âm thanh. N không hứng thú, không thực hiện khi được mọi người dạy nói các từ quen thuộc như: nước (khi N uống), cơm (khi N ăn), bế (khi N đưa tay đòi bế). Như vậy N cũng hiểu được cử chỉ phi ngôn ngữ qua nét mặt: quát mắng, yêu thương, vui thích, sự không bằng long của người lớn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...