Luận Văn Tìm hiểu đặc điểm mô bệnh học ở tôm sú bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV)

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Lời cảm tạ i
    Tóm tắt ii
    Danh sách hình . iii
    Danh mục từ viết tắt . iii
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

    CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

    2.1 Sơ lược nghề nuôi tôm trên thế giới, ở Việt Nam . 3
    2.2 Tác nhân gây bệnh IHHNV 4
    2.2.1 Đặc điểm của tác nhân gây bệnh IHHNV 4
    2.2.2 Dấu hiệu bệnh lý . 5
    2.2.3 Phân bố và lan truyền bệnh . 5
    2.2.4 Chẩn đoán bệnh 6
    2.2.5 Thiệt hại do IHHNV gây ra . 6
    2.3 Các phương pháp chẩn đoán bệnh . 7
    2. 3. 1 Phương pháp PCR . 7
    2.3.2 Phương pháp mô học 8

    CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 11

    3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 11
    3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 11
    3.2.1 Chẩn đoán bệnh IHHNV bằng kỹ thuật PCR theo bộ kit IQ
    2000TM
    3.2.2 Kỹ thuật mô học 14

    Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. . 17

    4.1 Kết quả xét nghiệm PCR 17
    4.2 Kết quả mô học 17
    4.2.1 Những biến đổi mô học lớp biểu mô dưới vỏ tôm sú nhiễm
    IHHNV. 17
    4.2.2 Những biến đổi mô học ở mang tôm sú nhiễm IHHNV 17
    4.2.3 Những biến đổi mô học ở mô liên kết gan tuỵ tôm sú nhiễm
    IHHNV . 19
    4.2.4 Những biến đổi mô học ở tuyến râu tôm sú nhiễm IHHNV 20
    4.2.5 Những biến đổi mô học ở cơ tôm sú nhiễm IHHNV . 21
    4.2.6 Những biến đổi mô học ở cơ quan tạo máu tôm sú nhiễm IHHNV . 21

    Chương 5: KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT . 23
    5.1 Kết luận . 23
    5.2 Đề xuất . 23
    Tài Liệu Tham Khảo. 24

    DANH SÁCH HÌNH

    Hình 3.1: Kết quả điện di sản phẩm PCR . 13
    Hình 4.1: Lớp biểu mô dưới vỏ tôm nhiễm IHHNV 17
    Hình 4.2: Cấu tạo vi thể của mang bị nhiễm IHHNV. 18
    Hình 4.3: Thể vùi Cowdry loại A trên mô liên kết gan tuỵ và sự hoại tử với
    nhiều khoảng trống 19
    Hình 4.4: Tuyến râu tôm sú nhiễm IHHNV . 20
    Hình 4.5: (A) Cơ tôm sú bình thường; (B) Cơ tôm sú bị bệnh. 21
    Hình 4.6: Mô tạo máu nhiễm IHHNV . 22

    GIỚI THIỆU

    Việt Nam có truyền thống lâu đời trong các hoạt động khai thác và NTTS (Nuôi Trồng Thuỷ Sản). Ngành thuỷ sản đóng góp hơn 3% GDP trong hơn mười năm qua và được xem là một trong những ngành có bước trưởng thành nhanh chóng nhất trong thập kỷ vừa rồi. Tháng 12/ 1999 Chính phủ đã thông qua chương trình phát triển NTTS Việt Nam giai đoạn 2000- 2010, trong đó chỉ ra rằng đến năm 2010 tổng sản lượng NTTS phải đạt 2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỷ đô la (Tạp chí TS, số 6, 2007). Riêng sản lượng tôm nuôi năm 2004 theo Bob Rosenberry, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới (350.000 tấn) vượt cả Thái Lan (300.000 tấn). Thu nhập ngoại tệ từ NTTS tăng lên hàng năm và chỉ riêng tôm đã mang lại ước tính gần một tỷ USD. Thật vậy, hiện nay tôm sú (Penaues monodon) là đối tượng thuỷ sản có giá trị thương phẩm cao và cũng là đối tượng nuôi quan trọng của một số nước đang phát triển ở Châu Á. Tuy nhiên khi nuôi thuỷ sản phát triển theo hướng năng suất cao thì luôn đi kèm theo sự phát triển của dịch bệnh và đó luôn là một trong những khó khăn của NTTS. Ở Việt Nam, dịch bệnh trong NTTS trong vài năm qua đã cho thấy đây là một trong những yếu tố giới hạn rất quan trọng mà cần phải có các giải pháp khắc phục nhằm đưa nghề thủy sản phát triển theo hướng bền vững. Bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng trong nuôi tôm sú hay bệnh mủ gan và ký sinh trùng trên cá da trơn là những bệnh nguy hiểm và gây tác hại nghiêm trọng cho nghề nuôi. Trong đó, tôm sú nhiễm virus gây bệnh đốm trắng có tỷ lệ chết rất cao (> 80%) mà chưa có thuốc trị hiệu quả (Tạp chí TS, số 6, 2007). Trong khi đó thì IHHNV (Infectiuos Hypodermal and Haematopoietic necrosis) là tác nhân nguy hiểm nhất ở tôm P. stylirostris và P. vannamei (Kalagayan et al., 1991). IHHNV là virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cow quan lập biểu mô ở tôm Penaeid, lần đầu tiên phát hiện vào năm 1981 ở Hawai khi gây chết hàng loạt tôm P. stylirostris (Lightner et al., 1983). Theo Carpenter & Brock (1992) IHHNV gây thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế vì gây chết 90% tôm P. stylirostris sau hai mươi ngày thả nuôi. Tuy virus này không gây chết cho tôm sú nhưng lại là một trong những tác nhân gây chậm lớn, dị hình (Flegel, 1997). Mặc khác các đợt dịch bệnh do IHHNV gây ra có thể xảy ra bất cứ mùa nào trong năm và tôm giống là rủi ro nhất.
    Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì các phương pháp chẩn đoán bệnh trong thuỷ sản cũng ngày càng tiến bộ. Trước tiên phải kể đến PCR (Polymerase Chain Reaction), đây là kỹ thuật khuếch đại trình tự AND một cách nhanh nhất, được phát minh và đặt tên bởi Mullis & ctv vào năm 1985. Bên cạnh đó phương pháp mô bệnh học là một phương pháp góp phần quan trọng vào việc chẩn đoán bệnh thuỷ sản, đặc biệt là bệnh tôm. Mô bệnh học không chỉ mô tả các tổn thương ở các mô và tế bào ở mức độ vi thể mà còn so sánh đối chiếu các tổn thương đó với những biểu hiện lâm sàng của cá, tôm, nhuyễn thể (Lightner and Bell, 1988). Để ứng dụng mô bệnh học vào việc chẩn đoán tác nhân gây bệnh IHHNV trên tôm sú cũng như tìm hiểu về đặc điểm mô học của virus này đề tài ”Tìm hiểu đặc điểm mô bệnh học ở tôm sú bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV)” được thực hiện.

    Mục tiêu:
    Mô tả đặc điểm mô bệnh học ở tôm sú nhiễm IHHNV ở Việt Nam. Nội dung:
    Xét nghiệm IHHNV trên tôm sú giống bằng PCR nhằm tìm ra mẫu bị bệnh.
    Tiến hành làm tiêu bản mô học trên mẫu dương tính với IHHNV. Quan sát đặc điểm mô bệnh học ở tôm nhiễm IHHNV.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...