Luận Văn Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và giá trị ngữ nghĩa của các thành ngữ có từ nói trong tiếng Việt.

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    phần mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài.
    Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai của con người. Trong đó thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ của một ngôn ngữ, mang đặc trưng dân tộc rõ nét và giàu sức biểu cảm, biểu hiện.
    Qua khảo sát và sưu tập chúng tôi thấy tiếng Việt có một khối lượng thành ngữ rất lớn,phong phú và đa dạng cả về mặt cấu tạo cũng như nội dung. Cùng phát triển với tiếng nói dân tộc thành ngữ dần dần được hình thành, được nhân dân sử dụng như một công cụ giao tiếp chung. Phát triển thành ngữ là một trong những cách tốt để bổ sung cho vốn từ. Xét về mặt tu từ, thành ngữ đã góp phần làm giàu, làm đẹp cho tiếng Việt về nhiều phương diện, có nội dung ngữ nghĩa sâu rộng.
    Thành ngữ hết sức giản dị, dễ hiểu mỗi câu mang một hoàn cảnh cụ thể nhưng lại có thể ứng dụng vào nhiều hoàn cảnh khác nhau tuỳ theo đối tượng. Những người thuộc thế hệ trước ít học lại thuộc nhiều và sử dụng mau lẹ thành ngữ hơn những người trẻ tuổi có học. Nó chứng tỏ thành ngữ rất gần gũi với tầm thức dân gian. Vì vậy tiếp cận thành ngữ muốn chạm được đến bản chất phải là cách tiếp cận liên ngành: Ngôn ngữ học, văn học, tâm lý học, dân tộc học Bởi thành ngữ phản ánh quan niệm, cách tư duy, cách ứng xử của một dân tộc về các quy luật, hiện tượng của tự nhiên và xã hội.
    Con người thể hiện nhận thức của mình qua cách ứng xử, nói năng. Vì thế kho tàng thành ngữ , tục ngữ của dân tộc nào cũng có những thành ngữ liên quan đến nói năng. Các thành ngữ có từ “nói” chiếm một số lượng lớn trong hệ thống thành ngữ. Việc tìm hiểu cấu tạo và giá trị ngữ nghĩa của các thành ngữ có từ “nói” góp phần làm phong phú thêm, giàu thêm lời ăn tiếng nói sinh động trong hoạt động giao tiếp, trong việc tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc. Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi không tham vọng lớn chỉ hy vọng nó sẽ là cơ sở cho bản thân hiểu biết sâu sắc về thành ngữ. Đồng thời chúng tôi muốn kết quả đó vận dụng vào trong chuyên môn để đạt được hiệu quả cao hơn trong những giờ lên lớp. Chính vì vậy việc đi sâu nghiên cứu đề tài này là một việc làm có giá trị thực tiễn của một giáo viên dạy cấp Tiểu học trong tương lai.

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
    Trong nền văn hoá dân gian Việt Nam nói chung,mà đặc biệt là nền văn học dân gian nói riêng, chúng ta không thể không đề cập tới kho tàng thành ngữ của dân tộc. Sự phong phú, đa dạng về số lượng mà quan trọng hơn là sự phong phú, sinh động về khả năng sử dụng đã khiến thành ngữ trở thành vốn sống, vốn kinh nghiệm quý báu trong cách ứng xử của nhân dân ta, gắn liền với lời ăn tiếng nói của quần chúng qua bao thế hệ. Để tìm hiểu, phát hiện sự phong phú và tinh tế của kho tàng văn hoá dân gian đồ sộ này rất nhiều nhà nghiên cứu đã dày công sưu tầm và cho ra đời nhiều công trình mang tính khoa học với mục đích là thống kê, giải nghĩa và nêu một số ứng dụng tiêu biểu của các thành ngữ, tục ngữ. `
    Trên cơ sở thống kê rất cụ thể của các công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Khảo sát các thành ngữ có từ “nói trong tiếng Việt”. Đây là một đề tài khoa học khá mới mẻ và có nhiều điểm khác so với các công trình nghiên cứu trước đó. Sở dĩ người thực hiện đề tài này khẳng định điều đó bởi qua sự tìm hiểu, thống kê chúng tôi thấy vấn đề này đã được các tác giả đi trước mới nghiên cứu ở những hướng sau:
    - Hướng thứ nhất: Tập hợp và giải thích các thành ngữ tiếng Việt. Đây là công trình nghiên cứu của các tác giả làm từ điển. Thuộc về nhóm này có các công trình sau:
    + “ Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” – Tác giả Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào – Nhà xuất bản Văn hoá thông tin.
    + “ Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt” – Viện ngôn ngữ học, trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc Gia – Nhà xuất bản Giáo dục.
    + “ Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam “ – Giáo sư Nguyễn Lân- Nhà xuất bản Văn học-2003.
    + “ Kể chuyện thành ngữ tục ngữ “ - Tác giả Hoàng Văn Hành (chủ biên) – Nhà xuất bản Khoa học xã hội - 2002.
    + “ Thành ngữ tiếng Việt” - Tác giả Nguyễn Lực, Lương Văn Đang- Nhà xuất bản Khoa học xã hội -1978.
    - Hướng thứ hai: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của thành ngữ. Chẳng hạn các công trình:
    + Tác giả Nguyễn Thiện Giáp với công trình nghiên cứu về vấn đề: Phân loại thành ngữ, phân biệt thành ngữ với ngữ định danh và cụm từ tự do.
    + Tác giả Đỗ Hữu Châu xem xét thành ngữ ở góc độ đặc trưng ngữ nghĩa và cấu trúc thành ngữ.
    + Tác giả Nguyễn Lực, Lương Văn Đang nghiên cứu các đặc tính của thành ngữ.
    +Tác giả Hoàng Văn Hành nghiên cứu về cấu tạo của thành ngữ.
    - Hướng thứ ba: Nghiên cứu các phương diện cụ thể của thành ngữ. Chẳng hạn như một số bài viết trên tạp chí ngôn ngữ:
    + “ Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên gọi động vật” của Nguyễn Thuý Khanh.
    + “ Phương diện ngữ dụng học trong thành ngữ có thành tố chỉ địa danh” của Thạc sĩ Huỳnh Công Minh Hùng (ĐHSP Thành Phố Hồ Chí Minh).
    + “Một số nhận xét về thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể con người trong tiếng Nhật” của Đỗ Hoàng Ngân – Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá các nước phương Đông, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
    Rõ ràng là chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể những trường hợp các thành ngữ có từ “nói”. Trong đề tài,chúng tôi xem xét kiểu cấu tạo và đặc trưng ngữ nghĩa của các thành ngữ có từ “nói”. Chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn là tìm ra tính chất mới mẻ và sinh động của thành ngữ trong kho tàng văn hoá dân gian cực kỳ phong phú và vô tận của dân tộc.


    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
    3.1. Mục đích
    Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và giá trị ngữ nghĩa của các thành ngữ có từ “nói” trong tiếng Việt.
    3.2. Nhiệm vụ
    Để đạt được mục đích đề ra, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
    -Tìm hiểu vấn đề thành ngữ nói chung.
    -Khảo sát các thành ngữ có từ “nói” về kiểu cấu tạo và đặc trưng ngữ nghĩa.
    -Bước đầu phân tích hiệu quả sử dụng của các thành ngữ có từ “nói”.
    -Một số ý kiến về dạy thành ngữ ở Tiểu học.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Nghiên cứu các thành ngữ có từ “nói” trong tiếng Việt.
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    Trong khoá luận này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
    - Phương pháp thống kê
    - Phương pháp phân loại
    - Phương pháp hệ thống
    - Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...