Luận Văn Tìm hiểu đặc điểm các bài thơ trong chương trình TH và cách đọc hiểu các bài thơ đó

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Trang
    Mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài
    2. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
    3. Mục đích nghiên cứu
    4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    6. Giả thuyết nghiên cứu
    7. Khách thể nghiên cứu
    8. Phương pháp nghiên cứu

    Nội dung
    Chương 1: Đặc điểm thể loại thơ và đặc điểm những bài thơ trong chương trình tiểu học
    1.1.Bảng thống kê các bài thơ trong sách giáo khoa tiểu học
    1.2.Đặc điểm của thể loại thơ và đặc điểm của những bài thơ trong chương trình tiểu học
    1.2.1Đặc điểm của thể loại thơ
    1.2.2.Đặc điểm của thơ trong chương trình tiểu học
    1.2.2.1.Ngôn ngữ thơ
    1.2.2.1.1.Từ ngữ trong văn bản thơ được chọn lọc chính xác, mang tính chuẩn mực, biểu cảm.
    1.2.2.1.2. Ngôn ngữ trong thơ giàu hình ảnh.
    1.2.2.1.3. Ngôn ngữ trong thơ giàu nhạc điệu
    1.2.2.2.Hình tượng nghệ thuật
    1.2.2.2.1.Hình tượng nghệ thuật trong thơ Võ Quảng.
    1.2.2.2.2.Hình tượng nghệ thuật trong thơ Phạm Hổ.
    1.2.2.2.3.Hình tượng nghệ thuật trong thơ Trần Đăng Khoa.
    Chương 2: Đọc hiểu văn bản thơ
    2.1. Mỗi một bài thơ là tiếng nói của một người thân thương
    2.1.1. Lời ông, lời bà nói với các cháu.
    2.1.2. Lời cha, lời mẹ nói với con.
    2.1.3. Lời anh, chị nói với nhau và nói với các em.
    2.1.4. Lời của trẻ em nói với ông, bà, cha, mẹ.
    2.1.5. Lời bạn bè cùng trang lứa nói với nhau.
    2.2. Hoàn cảnh diễn ra lời nói
    2.3.Nội dung cua lời nói
    2.3.1. Tình cảm trong gia đình
    2.3.2. Tình cảm đối với trường lớp, bạn bè
    2.3.3. Tìnhcảm đối với Bác Hồ, các anh bộ đội
    2.3.3.1. Tình cảm đối với Bác Hồ
    2.3.3.2. Tình cảm đối với các anh bộ đội
    2.3.4. Tình cảm đối với quê hương, đất nước
    2.3.5. Thế giới tự nhiên với vô vàn điều hấp dẫn, mới lạ.
    2.4. Nghệ thuật của bài thơ
    2.4.1. Nghệ thuật ngôn từ
    2.4.1.1. So sánh
    2.4.1.2. Nhân hoá
    2.4.1.3. Lặp từ vựng, lặp cấu trúc ngữ pháp
    2.4.1.4. ẩn dụ
    2.4.1.5. Hoán dụ
    2.4.2. Thế giới nghệ thuật
    2.5. Đích của lời nói.

    Mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài.
    Nhận thức được tầm quan trọng trong việc sử dụng văn học vào giáo dục con người, từ xa xưa ông cha ta đã dùng văn học dân gian một cách tự giác như một phương tiện tốt nhất để giáo dục thiếu nhi. Khi chữ viết chưa ra đời, trẻ em đã được tiếp xúc với văn học thông qua những tiếng hát ru của bà và mẹ, qua những bài đồng dao, những câu chuyện kể được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Nhờ đó các em hiểu được cuộc sống đang diễn ra xung quanh mình, có được tình cảm yêu thương, gắn bó với quê hương, đất nước. Đồng thời các em cũng được rèn rũa trở thành con người có nhân cách, có phẩm chất đạo đức phù hợp với yêu cầu của xã hội.
    Từ khi chữ viết ra đời cùng với nó hệ thống trường lớp cũng dần dần xuất hiện, trẻ em được cắp sách tới trường để tiếp thu kho tàng văn minh của nhân loại. Trong kho tàng ấy phải kể đến bộ phận văn học viết dành cho thiếu nhi.
    Văn học viết cho thiếu nhi ở Việt Nam thực sụ hình thành với tư cách một bộ phận văn học. Từ khi nhà xuất bản Kim Đồng được thành lập (17/6/1957).Mặc dù văn học viết cho thiếu nhi ở Việt Nam mới được hình thành nhưng nó đã đạt được những thành tựu đáng kể, được các em đón nhận một cách nồng nhiệt vì nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em.
    Mỗi một loại văn học là một kiểu kết hợp giữa nội dung và hình thức, là một kiểu khám phá và thể hiện đời sống, mỗi loại văn là một kiểu giao tiếp nghệ thuật độc đáo của tác giả. Tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện tư tưởng, tình cảm nhưng tác phẩm thuộc loại thơ lại biểu hiện tình cảm theo cách riêng.
    Thơ là sản phẩm sáng tạo của tâm hồn và trí tuệ con người.Thưởng thức thơ là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của mỗi người. Do đó các tác phẩm thơ ưu tú, các hiện tượng thơ tiêu biểu đều có giá trị lâu dài trong đời sống tình cảm dân tộc và nhân loại.
    Thông qua việc đọc và giảng dạy thơ trong nhà trường cũng như hoạt động của phê bình văn học, thơ đi vào các thế hệ người đọc và phát huy tác dụng lâu bền, có khi là suốt đời. Như vậy việc đọc thơ, hiểu thơ là nhu cầu không thể thiếu được của con người.
    Trên thực tế, thể loại thơ là một mảng lớn được đưa vào chương trình SGK bậc TH từ lâu. Việc dạy và học thơ trong nhà trường được coi như công cụ hữu hiệu của giáo dục”. Vai trò của thể loại thơ quan trọng như vậy, song việc giảng dạy thơ trong nhà trường chỉ diễn ra thông qua kinh nghiệm và cảm nhận của giáo viên. Vấn đề tiếp nhận thể loại thơ ở TH còn gặp nhiều khó khăn, nhiều điều chưa được tường minh. Vì vậy khó khăn cho người dạy và học sinh khi đọc bài thơ là tất yếu.
    Mặt khác trong thực tiễn giảng dạy: Trong các giờ tập đọc khi các văn bản đọc là thơ, người dạy chỉ biết làm theo hướng dẫn trong sách giáo viên để thao tác theo. Từ đọc văn bản sau đó trả lời các câu hỏi, Nhưng trong ý thức của giáo viên không chỉ muốn hướng dẫn học sinh của mình dập khuôn theo sách giáo viên mà còn muốn tìm hiểu, muốn biết con đường tiếp cận thơ ca phải làm được những việc gì để người giáo viên có thể làm chủ thể hoạt động dạy học sinh làm chủ thể hoạt động học.
    Chính vì vậy nếu giáo viên có biện pháp tích cực giúp học sinh tiếp cận với thể loại thơ thì việc các em hiểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuật của tác phẩm sẽ dễ dàng hơn. Nói cách khác nếu cho học sinh TH cảm thụ bài thơ bằng cách tiếp cận thể loại thơ theo con đường chung là cách làm khoa học,chắc chắn sẽ đạt được kết quả như mong muốn.
    Từ các nhận xét trên, tác giả của luận văn nhận thấy hướng khai thác.
    “Thể loại thơ trong chương trình tiếng việt tiểu học và cách đọc hiểu” là một việc làm quan trọng , có tính thời sự, cần thiết và thiết thực với bậc TH.
    2. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu.
    Thơ viết cho thiếu nhi trong và ngoài nhà trường luôn được Đảng, Bác Hồ và nhà nước ta quan tâm, chăm lo thích đáng. Từ những thập kỷ 50 của thế kỷ trước, trong lúc đất nước ta còn gặp vô vàn khó khăn, NXB Kim Đồng, một NXB dành riêng cho thiếu nhi đã ra đời. Tại đây, nhiều tập thơ và các đầu sách viết cho các em được ấn hành giúp cho thiếu nhi có điều kiện học tập, vui chơi và giải trí.
    Ngay từ khi có cuốn SGK đầu tiên đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Các nhà soạn giả đã chú ý đến việc biên soạn thơ thiếu nhi cho chương trình. Từ cuốn sách lớp 1 mang tên “ Sách Vỡ Lòng” trong chương trình đã có các bài thơ có nội dung mang tính giáo dục cao như các bài: Cây hồng; Chó bảo gì?; Gà cùng ngan vịt .(Không đề tên tác giả), và từ lớp 2 trở đi gọi là sách Tập đọc. Cho đến chương trình sách giáo khoa cải cách, các nhà biên soạn đều rất chú ý đưa các tác phẩm thơ hay được chọn lọc vào nội dung, chương trình. Với thể loại đa dạng: Thơ hai tiếng, ba tiếng, bốn tiếng, năm tiếng, thơ lục bát Và được vận dụng với nhiều chủ điểm phong phú: Gia đình, nhà trường , măng non, Với sức mạnh hấp dẫn của riêng mình, các em thiếu nhi với những đặc điểm tâm lý của lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, vô tư, chân thực luôn có những giấc mơ đẹp, trí tưởng tượng phong phú đã nồng nhiệt đón nhận, vàđem lại giá trị giáo dục rất tốt đối với các em.
    Thơ dành cho thiếu nhi cũng có điểm giống thơ người lớn, nhưng cũng có nhiều yêu cầu khác xa so với người lớn. Bởi tại yêu cầu về nhận thức của thơ thiếu nhi có những phẩm chất riêng, cần có một con đường riêng, một cách thức riêng để đi tới đó. Để đi từ hiện thực rồi nhận thức được, tiến tới gợi mở, sau đó gắn nối các em với một khát vọng sâu xa về cái : Chân , Thiện, Mỹ
    Trong cuốn giáo trình phương pháp dạy họctiếng việt, phần tập đọc thường chỉ để cập đến quy trình dạy học đối với một tác phẩm nói chung. Còn riêng đối với các văn bản đọc là thơ có thêm phần dạy học thuộc lòng, còn quy trình dạy thể loại thơ, văn xuôi hay truyện đều giống nhau. Quy trình đó được thể hiện qua các bước: Luyện đọc đúng, tìm hiểu bài, luyện đọc lại. Còn cụ thể các vấn đề luyện đọc ở thơ có khác gì so với truyện không? Tìm hiểu bài ở thơ có gì khác so với truyện không? Những vấn đề này chưa được làm rõ.
    Cuốn “Dạy văn cho học sinh tiểu học” của tác giả Hoàng Hoà Bình chỉ nói đến cảm thụ văn nói chung còn đi sâu vào cảm thụ thơ chưa được đề cập đến.
    Tạp chí “Giáo dục tiểu học”các số đã ra trong suốt một năm 2007 cũng không thấy đề cập đến vấn đề đọc hiểu thể loại thơ trong chương trình TH mà chỉ di khái quát những vấn đề trong giảng dạy bộ môn tập đọc nói chung.
    Chương trình sách giáo khoa mới hiện nay được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức triển khai vào các trường TH trên toàn quốc từ năm 2002-2003 và kết thúc vào năm học 2006-2007 đòi hỏi phải thực sự đổi mới cách dạy văn, học văn nói chung và cách tiếp cận các tác phẩm thơ nói riêng trong trường tiểu học.Từ thực tế đó đã đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ mới về nội dung, phương pháp, cách thức để người dạy và người học tiếp cận được với các tác phẩm thơ trong nhà trường.
    Đứng trước yêu cầu đó em xin được đi sâu nghiên cứu về vấn đề ít được đề cập đến trong sách vở và tài liệu “Thể loại thơ trong chương trình tiếng việt tiểu học và cách đọc hiểu”
    3. Mục đích nghiên cứu.
    Tìm hiểu đặc điểm các bài thơ trong chương trình TH và cách đọc hiểu các bài thơ đó. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cho phân môn tập đọc theo hướng người dạy chủ động trước thể loại thơ.
    Góp phần tường minh các văn bản thể loại thơ để định hướng cho hoạt động đọc và hiểu văn bản thơ, làm hành trang cho học sinh tiếp tục học lên bậc học trên( Trung học cơ sở, phổ thông trung học) .
    4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.
    - Đối tượng nghiên cứu: Các bài thơ trong chương trình TH
    - Phạm vi nghiên cứu: Các bài thơ trong nước được đưa vào trong chương trình SGK hiện nay ở bậc học TH. Không đề cập đến các bản dịch thơ nước ngoài.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Tìm ra được đặc điểm của thể loại thơ và con đường chung để tiếp cận với văn bản thơ.
    - Tiến hành thống kê các bài thơ từ lớp 1 đến lớp 5, phân loại các thể, dạng của từng đối tượng thơ.
    - Xác lập các nhân tố giao tiếp trong văn bản thơ, tạo cơ sở cho việc đọc hiểu văn bản thơ.
    6. Giả thuyết nghiên cứu.
    - Nếu đề tài nghiên cứu chỉ ra được đặc điểm của thể loại thơ và cách tiếp cận thể loại thơ sẽ góp phần làm cho giờ dạy thơ ở TH thêm hấp dẫn, đem lại hiệu quả cao.
    7. Khách thể nghiên cứu
    - Đề tài này nghiên cứu liên quan đến giáo viên và học sinh trong giờ tập đọc.
    8. Phương pháp nghiên cứu
    - Căn cứ vào nội dung và mục đích của luận văn, tác giả nghiên cứu lựa chọn ba phương pháp chủ yếu sau:
    + Phương pháp tổng hợp lý luận và thực tiễn
    + Phương pháp thống kê, khảo sát.
    + Phương pháp thử nghiệm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...