Luận Văn Tìm hiểu công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tìm hiểu công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1993-2003

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai giữ một vị trí vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất, tinh thần và sự tồn tại của con người. Vì vậy đất đai được coi là tài nguyên quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, an ninh và quốc phòng.
    Chính vì vậy, Hiến pháp năm 1992 tại điều 17 và 18 quy định:
    "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước quản lý đất đai theo quy họach và pháp luật, đảm bảo cho việc sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả."
    Trong mọi thời đại, vấn đề đất đai luôn được đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội quan tâm bởi nó luôn gắn liền vơi lợi ích và nhu cầu thiết thực của đời sống xã hội con người. Vì vậy đất đai luôn được đặt trong các mối quan hệ nhất định, đó là quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, sử dụng và cũng vì thế ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và ở từng thời kỳ lịch sử cũng có chính sách đất đai riêng, dựa trên quan hệ sản xuất với chế độ xã hội ở từng thời kỳ lịch sử.
    Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của đất đai, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định những chủ trương chính sách để quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả quỹ đất đai và thị trường bất động sản trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và đưa ra nhiều chủ trương chính sách pháp luật, đồng thời tổ chức, chỉ đạo thực hiện để đưa pháp luật đất đai đi vào thực tiễn trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Thông qua đó, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng như: Khai thác, sử dụng có hiệu quả quỹ đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện sở hữu toàn dân về đất đai, từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, điều chỉnh các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất.
    Tuy nhiên, thực tiễn việc quản lý Nhà nước về đất đai hiện nay khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các mối quan hệ về đất đai ngày càng phát triển đa dạng và phong phú. Đặc biệt khi đất đai được xác định có giá làm căn cứ tính các loại thuế thì giá trị của đất đai ngày càng tăng lên, phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp đất đai xảy ra thường xuyên. Vì vậy, để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai thì cần làm tốt công tác thanh tra địa chính để phát hiện kịp thời những vi phạm pháp luật đối với đất đai, đồng thời làm tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai theo điều 13 và 37 luật đất đai 1993 nhằm đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật về đất đai đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình được tốt hơn.
    Xuất phát từ yêu cầu đó, được sự phân công của khoa Đất và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội với sự hướng dẫn của thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Trà, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:"Tìm hiểu công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1993-2003”.
    2. Mục đích-yêu cầu
    2.1. Mục đích
    Tìm hiểu tình hình thanh tra đất đai và công tác giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất ở huyện Lâm Thao.
    Từ thực trạng đó, đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về đất đai chặt chẽ và đúng pháp luật hơn trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
    2.2. Yêu cầu
    - Đảm bảo số liệu, tài liệu, vụ việc đầy đủ, chính xác và khách quan
    - Phản ánh đúng thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của địa phương
    - Đảm bảo những kiến nghị, đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp với thực tế của địa phương.
     
Đang tải...