Tiểu Luận Tìm hiểu công tác khấu hao TSCĐ trong công ty TNHH Tuấn Giang

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỜ ĐẦU
    Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, môi trường cạnh tranh ở nước ta hiện nay ngày càng trở nên gay gắt. Mặt khác hoà chung vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu hợp tác kinh tế với các nước, do đó tính cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn và vượt ra khỏi phạm vi quốc gia. Để đứng vững và giành ưu thế đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải khôngngừng đầu tư, đổi mới và cải tiến công nghệ.
    Trong công cuộc đổi mới của đất nước, hệ thống chế độ kế toán của Việt Nam đã có những chuyển biến rất căn bản để công tác kế toán vận hành có hiệu quả hơn, đảm bảo tính thống nhất chế độ kế toán trong các lĩnh vực, các thành phần kinh tế tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách với thông lệ kế toán quốc tế. Tuy nhiên, trước sự biến đổi to lớn trong hoạt động kinh tế, các qui định đã bộc lộ rõ những hạn chế nhất định. Tiêu biểu nhất là những qui định về kế toán khấu hao TSCĐ. Mà do vai trò và vị trí quan trọng của công tác kế toán khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp nên những bất cập trong kế toán khấu hao TSCĐ cần phải có phương hướng, giải pháp khắc phục kịp thời. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nên nhóm 6 đã chọn đề tài “tìm hiểu công tác khấu hao TSCĐ trong công ty TNHH Tuấn Giang”
    Mục tiêu nghiên cứu
    - Biết được phương pháp tính khấu hao và phương pháp kế toán hao mòn TSCĐ theo chế độ hiện hành trong công ty TNHH Tuấn Giang
    - Phân tích nguyên nhân dẫn đến hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra đề xuất biện pháp hạn chế hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp.


    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN HAO MÒN TSCĐ TẠI DOANH NGHIỆP
    1.1:Những vấn đề chung về TSCĐ
    1.1.1:Khái niệm, đặc điểm TSCĐ,nhiệm vụ TSCĐ
    1.1.1.1 Khái niệm
    TSCĐ là những tư liệu sản xuất không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tiêu chuẩn giá trị của chúng được quy định phù hợp với tình hình thực tế và các chính sách kinh tế, tài chính của Nhà nước.
    TSCĐ gồm 2 loại: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Mỗi loại TSCĐ trên có tính hữu ích khác nhau, yêu cầu quản lý cũng khác nhau, nênphải tổ chức ghi chép trên những tài khoản kế toán khác nhau.
    Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam tài sản cố định phải có đủ 4 tiêu chuẩn sau:
    - Có thể kiểm soát được lợi ích kinh tế hiện tại và tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
    - Hoàn toàn xác định được giá trị bằng tiền và tương đương tiền một cách chắc chắn.
    - Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên
    - Có giá trị từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên.
    1.1.1.2 Đặc điểm
    - Sử dụng lâu dài trong kinh doanh không thay đổi hình thái vật chất của một đơn vị tài sản hữu hình trong quá trình sử dụng tài sản.
    - Trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh giá trị của TSCĐ bị hao mòn
    dần vô hình hoặc hữu hình và chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm mới tạo ra.
    Từ những đặc điểm trên đòi hỏi quản lý TSCĐ phải nghiêm túc thường xuyên liên tục theo dõi sự biến động của tài sản về số lượng chất lượng, hao mòn, nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản.
    + Về mặt hiện vật:
    Phải quản lý TSCĐ theo từng địa điểm sử dụng, theo từng loại từng nhóm TSCĐ.
    Phải quản lý trong suốt thời gian sử dụng tức là phải quản lý từ việc đầu tư, mua sắm, xây dựng đã hoàn thành, quá trình sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp cho đến khi không sử dụng hoặc không sử dụng được (thanh lý hoặc nhượng bán).
    + Về mặt giá trị
    Phải theo dõi nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ, phải tính được phần giá trị TSCĐ đã chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh. Từ đó tính vàphân bổ số khấu hao hợp lý, kiểm tra chặt chẽ tình hình hao mòn, việc thu hồivốn từ ban đầu để tái đầu tưTSCĐ.
    1.1.2. Phân loại TSCĐ
    Do TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện khác nhau như , tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán TSCĐ, cần sắp xếp TSCĐ vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định như phân theo quyền sở hữu, phân theo nguồn hình thành, phân theo hình thái biểu hiện, phân theo hình thái biểu hiện kết hợp tính chất đầu tư . Mỗi một cách phân loại có tác dụng khác nhau đối với công tác hạch toán và quản lý. Chẳng hạn, theo hình thái biểu hiện kết hợp tính chất đầu tư, toàn bộ TSCĐ trong sản xuất được chia thành :
    - TSCĐ hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sản xuất kinh doanh, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực 03), các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn sau:
    * Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
    * Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
    * Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
    * Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo qui định hiện hành
    - TSCĐ vô hình: là những tài sản cố định không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực 04), các tài sản được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thoả mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn giống như TSCĐ hưũ hình ở trên.
    - TSCĐ thuê tài chính: là TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê trao quyền quản lý và sử dụng trong hầu hết thời gian tuổi thọ của TSCĐ. Tiền thu về cho thuê đủ cho người cho thuê trang trải được chi phí của tài sản cộng với khoản lợi nhuận từ loại đầu tư đó. Trong từng loại TSCĐ kể trên, lại được chi tiết thành từng nhóm theo kết cấu, theo đặc điểm, theo tính chất .
    Khấu hao là một biện pháp chủ quan trong công tác quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ
    - Khấu hao TSCĐ chính là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ đã hao mòn
    - Đối tượng tính khấu hao: Tất cả các tài sản cố định mà Doanh nghiệp sử dụng đều phải tính khấu hao
    * Thời gian sử dụng tính khấu hao
    - Khấu hao tăng giảm trong năm được tính theo mức khấu hao ngày kể từ ngày tăng, ngày giảm của tài sản.
    1.1.3: Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ
    TSCĐ của Doanh nghiệp có nhiều thứ, nhiều loại khác nhau, cho nên các Doanh nghiệp phải xác định phương pháp tính khấu hao phù hợp với từng TSCĐ. Tuy nhiên, các phương pháp khấu hao khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau về chi phí khấu hao TSCĐ và qua đó ảnh hưởng đến thu nhập chịu thuế của Doanh nghiệp, do vậy, việc vận dụng phưong pháp khấu hao TSCĐ phải nằm trong khuôn khổ quy định của Nhà nước.




    Theo chế độ tài chính hiện hành, các Doanh nghiệp có thể tính khấu hao theo 3 phương pháp là:
    + Phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
    + Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
    + Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...