Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là sản phẩm mà thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho con người. Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của mỗi quốc gia. Đất đai là chỗ đứng, là địa bàn hoạt động của tất cả các ngành, các lĩnh vực và của con người. Đặc biệt với sản xuất nông nghiệp đất đai càng có vai trò quan trọng vì nó là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Để quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả đất đai Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản liên quan đến đất đai. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã nêu: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý ” Các luật đất đai 1987, 1993, 2003, luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai đang từng bước đi sâu vào thực tiễn. Công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. ĐKĐĐ thực chất là thủ tục hành chính bắt buộc nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận quyền chủ sử dụng đất cho chủ sử dụng đất hợp pháp, nhằm thiết lập mối quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng là cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm chắc toàn bộ đất đai theo pháp luật. Từ đó, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng được bảo vệ và phát huy, đảm bảo đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Hiện nay, công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính càng trở lên phức tạp và quan trọng. Vì đất đai có hạn về diện tích mà nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng do dân số tăng, kinh tế phát triển đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đang diễn ra ồ ạt và Việt Nam lại vừa ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Chính những điều này làm cho việc phân bổ đất đai vào các mục đích khác nhau ngày càng trở lên khó khăn, các quan hệ đất đai càng thay đổi với tốc độ chóng mặt và ngày càng phức tạp. Đối với Hải Dương, trong đó có huyện Nam Sách có đường quốc lộ 183 chạy qua lại nằm giữa 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ngày càng tăng và các quan hệ đất đai ngày càng phức tạp, làm cho công tác quản lý đất đai ngày càng khó khăn. Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề, đồng thời được sự phân công của khoa Tài nguyên – Môi trường cùng sự hướng dẫn của thầy giáo – PGS.TS Nguyễn Thanh Trà – Khoa Tài nguyên – Môi trường - trường Đại học Nông Nghiệp, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu công tác ĐKĐĐ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện Nam Sách - tỉnh hải dương”. 1.2 Mục đích và yêu cầu 1.2.1 Mục đích - Tìm hiểu công tác ĐKĐĐ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện Nam Sách - tỉnh hải dương theo các văn bản hiện hành, công văn hướng dẫn của Nhà nước. - Đề suất một số biện pháp giúp địa phương thực hiện tốt công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính. 1.2.2 Yêu cầu - Nắm vững quy định đất đai hiện hành và các quyết định của UBND tỉnh, huyện liên quan. - Số liệu điều tra thu thập phải khách quan, trung thực và chính xác. - Những đề suất, kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. MỤC LỤC Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục đích và yêu cầu 2 Phần II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1 Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính 3 2.1.4 Một số quy định về ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính 14 2.2 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ của một số nước trên thế giới 16 2.3 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính cả nước 17 2.4 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính hải dương 20 Phần III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1 Nội dung nghiên cứu 22 3.2 Phương pháp nghiên cứu 23 Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 4.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường 24 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 24 4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 26 4.1.3 Cảnh quan môi trường 27 4.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường 28 4.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 28 4.2.1 Tăng trưởng kinh tế 28 4.2.2 Chuyển dịch cơ cầu kinh tế 29 4.2.3 Thực trạng phát triển các ngành 30 4.2.4 Dân số, lao động, việc làm 32 4.2.5 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 33 4.2.6 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 34 4.2.7 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 38 4.3 Tình hình quản lý, sử dụng đất và biến động đất đai của huyện Nam Sách 39 4.3.1 Tình hình quản lý đất đai 39 4.3.2 Tình hình sử dụng và biến động đất đai 46 4.4 Kết quả công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách 48 4.4.1 Những căn cứ để huyện thực hiện công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính 48 4.4.2 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách 50 4.4.3 Kết quả công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ đất của huyện Nam Sách - tỉnh hải dương 53 4.4.4 Kết quả lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách 60 4.5 Đánh giá công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách 63 4.6 Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, hoàn thiện hồ sơ địa chính huyện Nam Sách 65 Phần IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68 5.1 Kết luận 68 5.2 Đề nghị 69 Tài liệu tham khảo