Tiểu Luận tìm hiểu công nghệ xử lý Xianua có trong nước thải trong quá trình sản xuất tinh bột sắn

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Sản xuất tinh bột khoai mì là một ngành thực phẩm chính ở Đông Nam Á. Công nghiệp chế biến tinh bột khoai mì là một ngành công nông nghiệp làm theo thời vụ, sử dụng khoai mì làm nguyên liệu chính. Tinh bột khoai mì là một trong các nguồn có hàm lượng tinh bột cao nhất, củ khoai mì chứa đến 30% hàm lượng tinh bột nhưng có hàm lượng protein, cacbonhydrate và chất béo thấp. Đó là nguồn thức ăn cho cuộc sống con người và là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
    Thị trường tinh bột ngày càng tăng do nhu cầu sử dụng nguyên liệu cho sản xuất ngày càng tăng của các ngành sản xuất bánh kẹo, bột ngọt .; đặc biệt là nhu cầu cho việc sử dụng để sản xuất nhiên liệu sạch( nhiên liệu sinh học).
    Hiện nay ở nước ta, trong các ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước thì tinh bột sắn là một ngành kinh tế đang được sự chú trọng và thu hút đầu tư của các nhà sản xuất. Đặc biệt là lĩnh vực sử dụng nguyên liệu sắn cho các nhà máy sản xuất Etanol đang ngày được mở rộng về phạm vi và quy mô. Nó tạo ra những lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội to lớn: tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước, ổn định vấn đề nguyên liệu cho sản xuất trong nước, qua đó ổn định thị trường. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nhà máy, luôn kèm theo nhiều vấn đề bức thiết cần giải quyết. Trong đó vấn đề nước thải nhà máy được đặt lên hàng đầu. Nguyên do đây là ngành sản xuất sử dụng nước tương đối lớn, nước thải từ quá trình chế biến tinh bột sắn gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận chất hữu cơ, dòng thải phân hủy sinh ra mùi hôi thối và một số chất khí làm ảnh hưởng đến môi trường không khí. Nguy hiểm hơn khi nước thải được thải ra từ quá trình lên men tinh bột sắn, nếu không được xử lý trước khi ra môi trường sẽ gây ra những tác hại to lớn cho con người, môi trường và sinh vật, do chứa một hàm lượng tương đối Xianua.
    Đáp ứng nhu cầu thực tế đó, chúng ta sẽ đi tìm hiểu công nghệ xử lý Xianua có trong nước thải trong quá trình sản xuất tinh bột sắn.






    MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN
    Mục Tiêu Của Đề Tài
    Ø Xác định thành phần tính chất nước thải sản xuất tinh bột mì.
    Ø Xử lý cianua trong nước thải tinh bột sắn
    Nội Dung Thực Hiện
    Ø Nghiên cứu cơ sở lý thuyết
    Ø Thu thập các phương án xử lý nước thải ngành sản xuất tinh bột
    Ø Thu thập các phương án xử lý cianua trong nước thải
    Ø Lựa chọn công nghệ xử lý cianua
    KÍ HIỆU VIẾT TẮT
    BOD: Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầuọoxi sinh hoá, mg/l
    COD: Chemical Oxygen Đeman – Nhu cầu ôxi hoá học, m/l
    SS : Suspended Solid - Chất rắn lơ lửng, mg/l
    DO : Dissolved Oxygen – Oxi hoà tan, mgO2/l
    UASB: Upflow Anaerobic Susdge Blanket - Xử lý yếm khí ngược dòng có
    lớp bùn lơ lửng
    FAO: Tổ chức lương thực Thế giới
    TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
    TBS: Tinh bột sắn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...