Tài liệu Tìm hiểu công nghệ Tablet PC

Thảo luận trong 'Toán Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Tìm hiểu công nghệ Tablet PC

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN

    Chương I: GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ TABLET PC
    I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TABLET PC
    II. MỘT SỐ THUẬT NGỮ
    III. VỀ TABLET PC
    IV. GIỚI THIỆU THIẾT KẾ
    V. CẤU HÌNH CẦN THIẾT CHO PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG
    Phần mềm (Software)
    Phần cứng (Hardware)
    VI. CÀI ĐẶT TABLET PC PLATFORM SDK
    Chương II: TỔNG QUAN VỀ MỘT ỨNG DỤNG SỬ DỤNG BÚT TRÊN TABLET PC
    I. Các bước thực hiện tuần tự của quá trình nhận dạng
    II. ĐÔI NÉT VỀ BÚT NHẬP, MỰC VÀ QUÁ TRÌNH NHẬN DẠNG (Pen Input, Ink, and Recognition)
    Chương III: MÔ HÌNH MARKOV ẨN (HMM-Hidden Markov Model)
    I. Định nghĩa mô hình Markov ẩn (Theory of hidden markov model)
    II. Ba bài toán cơ bản của mô hình Markov ẩn.
    Chương IV: HTK-HIDDEN MARKOV MODEL TOOLKIT (BỘ CÔNG CỤ MÔ HÌNH MARKOV ẨN)
    I. Hướng dẫn sử dụng HTK
    Quá trình chuẩn bị dữ liệu
    Tạo Monophone HMMs
    Tạo Tied-State Triphones (Trạng thái kết nối của các triphone)
    II. ĐỊNH DẠNG CỦA FILE MFC
    Chương V: TÌM HIỂU MỘT ỨNG DỤNG SỬ DỤNG BÚT TRÊN TABLET PC
    I. Tìm hiểu một số ứng dụng
    Ví dụ về tập hợp mực
    Ví dụ về xoá mực
    Kết luận
    TÀI LIỆU THAM KHẢO (References)

    LỜI CẢM ƠN

    Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thày giáo PGS.TS Nqô Quốc TạoPhó trưởng phòng Phòng nhận dạng và công nghệ tri thức - Viện Công nghệ thông tin - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp để em có thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp của mình.
    Em xin cảm ơn các thầy cô trong Phòng nhận dạng và công nghệ tri thức - Viện Công nghệ thông tin - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ em rất nhiều trong qúa trình làm đồ án.
    Em xin chân thành cảm ơn sự dạy bảo của các thầy giáo, cô giáo Khoa Công Nghệ Thông Tin - Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản để em có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình.
    Xin chân thành các bạn cùng lớp đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoc tập.
    Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình đã dành cho em sự quan tâm chăm sóc, động viên trong suốt quá trình học tập và làm tốt nghiệp.
    Hải Phòng ngày 22 tháng 8 năm 2005
    Sinh viên
    Vũ Thị Bình


    PHẦN MỞ ĐẦU


    Trong những năm gần đây với tốc độ phát triển như vũ bão, các ứng dụng của công nghệ thông tin đã thu được nhiều thành tựu rực rỡ trong nhiều lĩnh vực đời sống. Một lĩnh vực không thể không nhắc đến là nhận dạng và các ứng dụng của nó, nhất là khi năng lực phần cứng ngày càng được cải thiện đáng kể. Với tốc độ hiện nay các máy tính PC có thể thực hiện các chương trình ứng dụng nhận dạng phức tạp như nhận dạng tiếng nói, nhận dạng hình ảnh, nhận dạng chữ viết. Nhận dạng chữ viết tay là nhu cầu đặt ra rất tự nhiên trong đời sống hàng ngày. Đối với người dùng không chuyên việc nhập dữ liệu bằng bàn phím là vô cùng chậm chạp vì họ chỉ quen dùng bút. Khi con người ngày càng muốn tiếp cận tự nhiên và thân thiện hơn với máy tính, thì nhận dạng chữ viết tay trở nên một nhu cầu cấp thiết, đặc biệt với một số trường hợp như kí và chứng thực chữ kí, nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của người dùng máy tính. Về mặt xã hội nó giảm thiểu các bệnh, hội chứng mắc phải khi phải làm việc lâu ngày với bàn phím, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá tin học .
    Với sự ra đời của các thiết bị cảm ứng cho phép con người giao tiếp với máy tính theo cách truyền thống mô phỏng việc dùng bút và giấy, thì vấn đề còn lại là nhận dạng trực tuyến những kí hiệu được thu bởi các thiết bị các thiết bị cảm ứng đó và chuyển chúng thành một kiểu dữ liệu có thể xử lý được. Một trong những công nghệ mới nhất hiện nay rất thích hợp với sự nhận dạng chữ trực tuyến là công nghệ Tablet PC của Microsft. Công nghệ Tablet là một sự kết hợp hoàn hảo giữa phần cứng và phần mềm hỗ trợ tốt các ứng dụng dùng “bút” và dùng tiếng nói. Tuy nhiên hiện này công nghệ này vẫn chưa hỗ trợ tiếng Việt.
    Được sự hướng dẫn của PGS/ TS Ngô Quốc Tạo em đã tìm hiểu về công nghệ Tablet PC, với mong muốn có thể dùng mô hình này trong nhận dạng chữ trực tuyến và hỗ trợ tiếng Việt tích hợp trong công nghệ Tablet PC.
    Do thời lượng có hạn và nhiều hạn chế trong trình độ, đồ án chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu mô hình Markov ẩn trong nhận dạng chữ viết tay, tìm hiểu và ứng dụng thành công công nghệ Tablet PC. Cài đặt ở mức lý thuyết và kiểm thử mô hình nhận dạng mẫu đơn giản. Việc tích hợp đầy đủ mô hình nhận dạng tiếng Việt vào trong Tablet PC thiết nghĩ cần nhiều thời gian và công sức hơn nữa.
    Đồ án được chia thành 5 chương:
    Chương 1: Giới thiệu công nghệ Tablet PC.
    Chương 2: Tổng quan về một ứng dụng sử dụng bút trên Tablet Pc
    Chương 3: HMM – Mô hình Markov ẩn.
    Chương 4: HTK – HMM Toll Kit – Bộ công cụ phát triển phần mềm
    Chương 5: Xây dựng một ứng dụng sử dụng bút.

    Chương 1: GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ TABLET PC

    I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TABLET PC

    Máy tính bảng (Table PC) là máy tính cá nhân trang bị hệ điều hành Windows XP, được thiết kế cho các ứng dụng sử dụng bút (pen-enable), mực (ink-enable) và tiếng nói (speech-enable). Sự kết hợp của phần cứng và phần mềm trong Tablet PC cho phép người dùng tương tác với máy tính bằng cách sử dụng bút, mực và tiếng nói đồng thời cung cấp những khả năng tính toán phong phú hơn cho người sử dụng.
    Nền tảng của máy tính bảng (Table PC platform) bao gồm hệ điều hành Window XP và những ứng dụng mở rộng của nó cho phép nhập vào / đưa ra các dữ liệu dạng chữ viết tay (handwriting) và dạng tiếng nói trên Tablet PC đồng thời cho phép trao đổi những dữ liệu này với máy tính khác.
    Điểm đặc biệt của máy tính bảng (Tablet PC) so với các máy tính thông thường là khả năng nhập liệu bằng bút. Để thực hiện được cơ chế này, mỗi máy Tablet PC đều có một bộ số hóa gắn vào màn hình để nhận các tín hiệu đầu vào từ một bút (Pen). Các tín hiệu này sau đó sẽ được quản lý một cách tự động bởi hệ thống.
    Tablet PC tích hợp công nghệ nhận dạng mực nhập (ink input) đây là đối tượng thông dụng nhất trong các mẫu bản viết tay. Module phần mềm dùng cho việc nhận dạng được gọi là trình nhận dạng (Recognizer). Một trình nhận dạng, nhận dạng một ngôn ngữ, nhóm các ngôn ngữ có liên quan đến nhau, hoặc một lớp các đối tượng có liên quan đến nhau như note nhạc, hệ thống hành vi (system gestures), hoặc các hình học. Công nghệ Tablet PC cho phép thêm các trình nhận dạng Recognizer vào hệ thống dịch vụ mực (ink services system) một cách linh hoạt.
    Bộ công cụ phát triển ứng dụng của Tablet PC (the Tablet PC Platform SDK ) cho phép bạn xây dựng những ứng dụng sử dụng bút, và mực cũng như sử dụng tiếng nói và hỗ trợ phần cứng đối với Tablet PC
    II. MỘT SỐ THUẬT NGỮ

    1. Mực (Ink): Là một kiểu dữ liệu thể hiện nét bút bao gồm dữ liệu meta về nét vẽ và nhận biết ngữ cảnh vị trí của mực được sử dụng trong trình ứng dụng.
    2. Trình nhận dạng (Recognizer): là công cụ dùng để nhận dạng và xử lí một ngôn ngữ, một nhóm các ngôn ngữ có quan hệ với nhau, hoặc một lớp các đối tượng có quan hệ với nhau như các nốt nhạc hay các hình học cơ bản.
    3. Đoạn nhận dạng (Recognition Segment): Các phân mảnh mực cơ bản hoặc các đơn vị được sử dụng trong trình nhận dạng để tạo ra một kết quả nhận dạng hoặc một đối tượng mực xác định. Đối với các ngôn ngữ Phương tây thì nó gồm các từ còn với ngôn ngữ đông Á thì nó là các kí tự.
    4. Trình nhận dạng đối tượng (Object Recognizer): là công cụ dùng để nhận dạng và xử lí một ngôn ngữ, một nhóm các ngôn ngữ có quan hệ với nhau, hoặc một lớp các đối tượng có quan hệ với nhau như các nốt nhạc hay các hình học cơ bản.
    5. Đối tượng trình nhận dạng (Recognizer Oject): Là khả năng xử lý mực (ink) hoặc các văn bản viết tay (handwriting) và chuyển đổi nét bút sang dạng text hoặc các Gestures (tín hiệu lệnh). Trình nhận dạng tạo ra một đối tượng ngữ cảnh nhận dạng (Recognizer Context Object), và sử dụng nó để thực hiện quá trình nhận dạng bản viết tay.
    6. Ngữ cảnh trình nhận dạng (Recognizer Context): là mối liên hệ cho phép nhiều trình nhận dạng cài đặt trên một hệ thống để xử lí các ngôn ngữ thích hợp bằng các quá trình nhận dạng mực (đồng bộ hoặc không đồng bộ), truy cập kết quả nhận dạng và truy cập kết quả dự khuyết.
    7. Gesture: là các sự thể hiện của mực hoặc các chuyển động của bút dùng để điều khiển hoặc ra lệnh quá trình làm việc của máy tính chứ không chỉ đơn thuần là bản viết tay hay hình vẽ.
    8. Gói (Packet): Trong một nét vẽ, nó là các tính chất (như là số lượng điểm trong nét vẽ) và dữ liệu điểm của nét vẽ đó. Tập hợp dữ liệu gửi bởi thiết bị Tablet tại mỗi điểm mẫu trong nét vẽ.
    9. APIs (Application Programming Interfaces): Giao diện lập trình ứng dụng cuả Windows.
    10. Lattice: Là sự ánh xạ của quá trình nhận dạng vào nét vẽ trong đối tượng mực.
    Bộ số hoá (Digitizer): Thiết bị vật lý cung cấp giao diện giữa bút và bảng điện tử. Nó là phần cứng với độ phân giải cao nhận ra sự di chuyển tạo ra từ bút và những nét trước đó từ bảng điện tử.
    Strokes: Một tập hợp những thuộc tính và dữ liệu điểm (point data) của một nét mực được viết. Thông tin về một nét mực được tính từ thời điểm đầu bút bắt đầu được nhấn xuống để viết cho đến khi nhấc bút lên.
    III. VỀ TABLET PC

    Bút điện tử (pen input)
    Mô tả bút điện tử
    Một Tablet PC tiêu biểu có một bộ số hoá dưới màn hình nó chấp nhận bút đấu vào. Ý t ưởng của việc sử dụng một thiết bị bút điện tử để nhập dữ liệu vào một máy tính không có gì là mới mẻ. Tuy nhiên, kết nối bút điện tử với một màn hình LCD lớn chuyển động - nhạy, phần cứng được số hoá, và đồng thời biểu diễn mực số dưới đầu bút và cung cấp một giao diện trực giác mạnh cho máy tính cá nhân. Những người sử dụng nhận được sự phản hồi bằng cách nhìn thấy những nét như họ đã tạo ra chúng.

    Mực (ink)
    Mực cung cấp sự phản hồi một cách trực quan theo thời gian thực khi những người sử dụng tận dụng một cái bút điện tử để nhập dữ liệu vào. Tuy nhiên trong Tablet PC thì mực không đơn giản là những nét bút, nó là một kiểu dữ liệu. Bạn có thể xây dựng những ứng dụng cho Tablet PC hỗ trợ nhiều mức khác nhau theo chức năng cho bút, mực, và nhận dạng nét mực, sắp xếp(ranging) theo thứ tự từ việc nhận biết các văn bản đơn giản nhập vào đến việc soạn thảo và tạo ra mực phức tạp. Sơ đồ sau mô tả các mức hỗ trợ của mực mà bạn có thể thực hiện và phần trăm hiệu quả của sự cố gắng mà bị rắc rối.
    [​IMG]
    Chuyển đổi từ mực sang văn bản
    Nếu ứng dụng của bạn tự nó không chấp nhận bút và mực nhập vào trực tiếp, ứng dụng đó có thể vẫn nhận mực và chữ viết tay nhập vào thông quaTablet PC Input Panel. Input Panel sử dụng bộ nhận dạng chữ viết tay và nhập vào những chức năng nhập khác đó là sự cần thiết tác động đến các ứng dụng mà mực và bút không được tạo điều kiện. Trong chuỗi sự kiện nhập một loại văn bản đặc biệt, người dùng muốn nhập mực vào trong bảng đầu vào và bảng đầu vào này chuyển đổi điểm mực thành văn bản và dán nó vào trong một ứng dụng tại điểm cần chèn.
    Tablet PC Input Panel: Phần mềm hỗ trợ cho phép nhập văn bản và lệnh bằng cách sử dụng bút điện tử hoặc lời nói. Bảng đầu vào cho phép nhập văn bản vào trên một tấm PC mà không phải thường xuyên có một bàn phím vật lý đi kèm.
    Quan sát số hạng khác nhau: Bảng đầu vào của tấm PC
    Các điều khiển mực
    Bạn có thể sử dụng điều khiển mực của Tablet PC trong một ứng dụng hoặc tài liệu để thêm vào giao diện người dùng một cách nhanh chóng và dễ dàng dựa vào bút điện tử. Chẳng hạn, bạn có thể định vị các điều khiển này trên màn hình của người sử dụng để định nghĩa một vùng cố định cho bút và mực nhập. Những điều khiển có những thuộc tính, phương thức cho việc khôi phục và thao tác với mực và những thuộc tính của nó, giống như cho sự ảnh hưởng xuất hiện của các điều khiển. Các điều khiển sinh ra những sự kiện mà do đó bạn có thể viết những bộ điều khiển.
    Microsoft® Windows® XP Tablet PC Edition bao gồm những điều khiểnInkEdit và InkPicture. Bạn có thể tạo thêm các điều khiển dựa trên Managed Library and Automation application programming interfaces (APIs).
    Bề mặt mực
    Các ứng dụng để cất giữ và quản lý điểm mực như một dữ liệu đánh máy cấu thành một khối chuẩn, cho phép những ứng dụng của bút và điểm đánh dấu. Các ứng dụng này sử dụng bề mặt nhập mực nghĩa là chúng đoán nhận điểm mực bởi những đối tượng và tình huống liên quan chúng sảy ra đến từ các đối tượng tài liệu khác nhau. Chúng cũng hỗ trợ những đặc tính như là lựa chọn và soạn thảo mực, nhưng không chuyển đổi từ chữ viết sang văn bản.
    Ngoài ra, coi như là những ứng dụng không làm đảo lộn việc đánh dấu. Người sử dụng điểm mực đặt xuống lớp màn hình trên đỉnh của tài liệu. Nếu người sử dụng thay đổi cấu trúc của tài liệu - như là bằng cách thêm vào một mẩu tin mới- điểm mực duy trì vị trí tuyệt đối của nó trong tài liệu, đúng hơn là di chuyển các mục khác nhau trong tài liệu.
    Quá trình thao tác mực bằng tay.
    Những ứng dụng để khai thác khả năng thao tác mực có thể được sử dụng cho tác giả tạo ra nhiều tài liệu bao gồm văn bản, đồ hoạ, các hình dạng véctơ, và các đối tượng đa phương tiện. Các ứng dụng này điều khiển mực giống như một kiểu dữ liệu mà ứng dụng bề mặt mực làm nhưng còn được cải tiến các chức năng như kéo, chồng các đối tượng mực tương tự như các đối tượng tài liệu khác mà họ điều khiển băng tay. Trường hợp này, những ứng dụng đó là kéo mực lại, theo một cách logic để gạch dưới tài liệu dạng cây. Nếu cấu trúc của tài liệu thay đổi thì điểm mực duy trì vị trí tương đối của nó trong tài liệu.
    Lời nói (Speech)
    Speech là sự quan tâm khác khi bạn lên kế hoạch và thiết lập các ứng dụng cho Tablet. Người sử dụng có thể sử dụng lời nói đọc nội dung thông tin cần truyền tải đưa vào hoặc điều khiển những ứng dụng và để xuất dữ liệu ra. Tạo thời gian rảnh rỗi cho tay vào các thao tác khác. Sự kết hợp dạng của thông tin di động, thẻ nhận dạng lời nói của máy tính và nhiều kỹ năng thú vị khác với những ứng dụng cho phép lời nói thực hiện. Ngoài ra với bút điện tử bạn có thể giao tiếp với một nhóm người, cho phép cải tiến sản phẩm đem lại hiệu quả cho người sử dụng.
    Phần cứng giả định (Hardware Assumptions)
    Tổng quan về phần cứng giả định
    Tất cả phần cứng của Tablet PC phải được hỗ trợ các đặc tính sau:
    · Việc số hoá phần cứng phải được hỗ trợ đứng được trong không gian và cung cấp ít nhất là 133 mẫu /s tại vị tró đó tại 1000 dpi với sự chính xác tuyệt đối trên màn hình đã được số hoá trong không gian 2 mm
    · Trở lại chế độ sẵn sàng phải mất ít nhất là 5s
    · Hiển thị chính phải được hỗ trợ cả định hướng xoay ngang và dọc.
    · Thời gian sẵn sàng phải vựơt quá 72h bởi vì sự thêm vào của nguồn Pin sống quyết định

    Cắt bớt hay thêm vào các thông báo không mang tính thay đổi của máy tính. Khả năng hoạt động của hệ thống hoạt động ứng dụng liên tục không có sự gián đoạn khi một máy tính đột nhiên cắt bớt hoặc thêm vào một đoạn chương trình.
    Chế độ hiển thị dọc và ngang
    Tổng quan về chế độ hiển thị dọc và ngang của Tablet PC
    Rất nhiều ứng dụng đã thiết kế nhằm sử dụng theo phương nằm ngang và các thanh công cụ vừa trong 800 pixel, nhiều ô vuông dữ liệu, vv Mặc dù hãng Microsoft tiếp tục cho ra đời các sản phẩm dùng chế độ nằm ngang khi người dùng tạo ra các văn bản có nội dung lớn, người dùng sẽ hướng tới chế độ dọc khi hoàn thành công việc thuộc về tự nhiên của xã hội. Không giống như việc tạo ra nội dung của một văn bản, công việc xã hội là không liên tục và thông thường xuất hiện khi người dùng nó trong sự góp mặt của nhiều người khác. Chúng bao gồm những hoạt động như giữ lại các gợi ý, mực và xem lại tài liệu, chia sẻ tài nguyên, và sử dụng mạng.
    Mặc dù một số ứng dụng rất phù hợp với một hướng nào đó nhưng chúng ta được khuyến cáo rằng thiết kế ứng dụng của mình chạy được trong cả chiều dọc và chiều ngang. Hãng Microsoft đã nghiên cứu một cách thành công và cho rằng nhiều người dùng đã thay đổi theo hướng gốc trên các nhiệm vụ mà họ đang thực hiện. Mỗi phương pháp hiển thị hợp lý nhất của mỗi việc chính và người dùng giữ lại hướng chính đó để họ tiếp tục nó hoặc tồn tại các nhiệm vụ. Bởi vậy người dùng có thể sử dụng ứng dụng của mình trong cả hai trường hợp một cách hiệu quả, và để có tính linh hoạt trong việc thay đổi hướng. Cho ví dụ, mọi người dùng họ đang xem một trình diễn của phần mềm Microsoft PowerPoint nó giống như có tấm PC trong trong hướng quét ngang , như việc sử dụng các ứng dụng khác trong hướng đó. Tuy nhiên nếu người dùng bắt đầu đọc một tài liệu bằng Microsoft Word trong hướng dọc xuống, họ chắc chắn tiếp tục theo hướng đó.
    Thời hạn nguồn mở rộng (Extended Battery life):
    Tổng quan về nguồn dự phòng.
    Bảo quản nguồn cẩn thận nên thiết kế trong ứng dụng của bạn. Quan tâm đến trạng thái nguồn của máy tính, và chọn cách nạp khác nhau cho từng máy. Ví dụ, ứng dụng của bạn nên đợi cho đến khi máy tính được cắm vào để chạy một chương trình sao lưu tự động để chuyển hàng Mb dữ liệu. Việc này làm cho đĩa cứng hết Pin.
    Không xây dựng phương pháp hoạt động kiểu thăm dò trong phần mềm của bạn. Cần tin tưởng ở những thông báo. Nó được áp dụng trong cả hai tình huống từ các thông báo của hệ điều hành (Như các thanh ghi và các File thay đổi hệ thống) và các thông báo với phần mềm của bạn
    Các nút phần cứng (Hardware buttons)
    Đa số các Tablet PC có các nút chương trình trên bản thân máy tính hoặc trên bút. Tuy nhiên, giống như một phần mềm số hoá, bạn không thể thừa nhận sự có mặt hay không có mặt của các nút. Vài mẫu có thể có nhiều nút hay không có một nút nào.
    Mật độ điểm ảnh (Pixel Densities)
    Tổng quan về mật độ điểm ảnh của Table PC.
    Bạn nên thiết kế và thử ứng dụng của mình cho một dải của các điểm ảnh, cho cả chế độ dọc và ngang. Các hệ thống tiêu biểu thể hiện điểm ảnh là khoảng 96 điểm /inch. Nhiều Tablet PC có khả năng thể hiện các điểm ảnh khoảng 120 điểm/inch hoặc lớn hơn. Bảo đảm rằng ứng dụng của bạn trả lại dạng văn bản hay đồ thị với độ phân giải cao. Trong đó đặc biệt, tránh các điều khiển và các cửa sổ chưa được định kích cỡ đến mật độ điểm ảnh
    Bạn có thể kiểm tra ứng dụng của mình không cần một màn hình hiện thị có độ phân giải cao. Trong bảng điều khiển, kích vào biểu tượng Display di chuyển đến Settings, kích vào Advanced trên thanh giới thiệu chung dưới màn hình, bạn có thể đặt lại DPI Setting theo nhiều mức
    Cách sử dụng bút (Pen Usage)
    Mô tả hai chức năng chính của bút.
    Bút điện tử có hai chức năng chính
    · Nó là một thiết bị trỏ (di chuyển trên màn hình). Mọi người sử dụng có thể sử dụng bút điện tử như họ vẫn tận dụng chuột để di chuyển trong giao diện của người sử dụng của một ứng dụng, lựa chọn các công cụ, di chuyển hoặc quay trở lại các đối tượng ban đầu, và kích hoạt các chương trình.
    · Nó là một thiết bị nhập điểm mực số mà người sử dụng có thể chuyển đổi thành văn bản. Cho ví dụ, mọi người sử dụng có thể tận dụng bút điện tử làm đầy hình, tạo những ghi chép, hoặc đánh dấu lên một tài liệu.
    Những ứng dụng của bạn nên sử dụng cả hai chức năng để đạt được hiệu quả nhất trong phạm vi của nó.
    Thường thì mọi người dùng các Tablet PC trong các buổi hội họp, trên các chuyến bay, hoặc trong khi bàn bạc với đối tác, khi họ ra ngoài nơi có cường độ ánh sáng cao. Khi ứng dụng của bạn đang thiết kế, bạn đắn đo về tình hình xã hội trong khi đó ứng dụng của bạn đã được sử dụng.
    Phản hồi trực quan (bằng hình ảnh) là quan trọng nếu mọi người sử dụng đang làm việc trong một môi trường ồn ào, bận rộn hoặc có nhiều cuộc hội thảo hội họp. Phản hồi trực quan là dễ nhận thấy nhất cho người sử dụng và không được chuyển đổi ngắt quãng. Phản hồi âm thanh lá không chấp nhận được trong đời sống xã hội, tuy nhiên, bởi vì nó ngắt khi có các cuộc hội họp và các buổi hội thảo. Phản hồi âm thanh có thể chấp nhận được trong một văn phòng hoặc cho những người khiếm thị hoặc người mù nhưng nó không chỉ có một cách phản hồi.
    IV. GIỚI THIỆU THIẾT KẾ

    Tổng quan về lý do thiết kế.
    Tất cả những kiểu dáng chung của Tablet PC đều cho phép người sử dụng:
    · Chuyển đổi giữa chế độ bảng và laptop.
    · Đưa vào trạm làm việc.
    · Cắm bàn phím cho nhập liệu.
    Hơn nữa, tất các máy tính bảng đều hỗ trợ màn hình quay vì thế những ứng dụng có thể xuất hiện cả ở chế độ hiển thị thẳng đứng và nằm ngang. Khi viết một ứng dụng lợi dụng việc tổ hợp những yếu tố về hình dáng có ra cả khó khăn và thuận lợi.
    Những nghiên cứu có khả năng chỉ ra rằng một số các hành động là phổ biến phụ thuộc cấu hình của Tablet PC. Chẳng hạn khi người sử dụng có một bàn phím được kết nối ở chế độ năm ngang thì kiểu dáng sử dụng rất giống máy tính để bàn hay máy tính xách tay hiện nay.
    Ngoài những nhiệm vụ truyền thống mà người sử dụng có thể thực hiện trên máy tính Portable, khi vân hành Tablet PC với một bút bảng người dùng còn có thể sử dụng mực để lấy những ghi chú xung quanh, xem lại và đánh dấu 1 tài liệu. Thêm nữa, bởi vì Tablet PC có dạng hệ số linh động hơn nên người sử dụng được khuyến khích để chia sẻ màn hình của họ với người khác bằng việc giữ máy tính 1 tay và trỏ vào cái khác
    Những sự khác nhau tinh tế này làm Tablet PC là đôc đáo. Người sử dụng dùng máy tính Tablet PC theo các cách và trong những môi trường có trào lưu tin học mới. Những đoạn sau thảo luận về làm sao ban có thể khai thác đầy đủ khả năng tiêm tàng của máy tính Tablet PC, những sử dụng vượt quá giới hạn để khai thác một tiềm năng Tablet PC, không cần sử dụng bàn phím nhưng người sử dụng vẫn hài lòng như sử dụng trên desktop. Sau đây là một vài thiết kế:
    · Bút như 1 con trỏ và thiết bị nhập
    · hiết kế việc sử dụng các bộ nhận dạng chữ viết tay
    · Thiết kế cho thao tác giữa các phần của dữ liệu mực
    · Thiết kế để hiển thị màn hình nằm ngang và thẳng đứng
    · Thiết kế các khả năng đọc
    · Thiết kế màn hình mở rộng.
    · Thiết kế khả năng truy cập
    1. Bút như là một con trỏ và thiết bị nhập
    Tổng quan
    Người sử dụng không chỉ sử dụng chuột và bàn phím mở rộng với các ứng dụng của bạn, họ còn sử dụng bảng nhập Tablet PC (Tablet PC Input Panel) để nhập văn bản và sử dụng bút bảng để trỏ. Mặc dù bảng nhập là thiết bị đầu vào chậm hơn bàn phím đối với rất nhiều người sử dụng nhưng bạn có thể làm tăng cơ chế (kỹ xảo) nhập của bảng nhập trở nên mạnh mẽ hơn.
    Phần lớn các con trỏ như chuột thì tương đối bởi vì người sử dụng không chạm vào màn hình với một con trỏ. Nhưng bút bảng hoàn toàn là một con trỏ mà chính nó tiếp xúc với màn hình. Người sử dụng phải di chuyển toàn bộ cánh tay chứ không chỉ là các ngón tay hoặc cổ tay để di chuyển con trỏ ngang qua màn hình. Điều đó làm cho nó quan trọng hơn để điều khiển các nhóm liên quan theo quy luật tự nhiên trên Tablet PC hơn các máy tính xách tay khác.
    Dưới đây là đoạn chi tiết hơn về vài mục đích khác nhau của bút bảng:
    1.1 Bút như một thiết bị trỏ
    Phần này giới thiệu cách nhằm tối ưu ứng dụng của bạn cho thiết bị trỏ bút bảng, sự vận động tối thiểu của tay và đối với người sử dụng thuận tay trái ngược lại người sử dụng thuận tay phải.
    1.1.1 Trỏ đến các đối tượng
    Việc trỏ với một Tablet pen và trỏ với một con chuột là khác nhau. Trỏ với Tablet pen khó hơn. Việc nhắp chuột chỉ là một động tác thẳng đứng thuần tuý được làm với một ngón tay. Tác động của người sử dụng được nắm bắt bằng một cơ chế chuyển động lò xo tách nó ra khỏi động tác trỏ nằm ngang. Với Tablet Pen người sử dụng trỏ và gõ nhẹ bằng việc sử dụng các cơ cánh tay, cổ tay, bàn tay và ngón tay. Điều này ảnh hưởng tới độ chính xác của việc sử dụng tablet pen để gõ nhẹ vào một đối tượng hoặc lướt qua một đối tượng. Việc gõ nhẹ hay lướt yêu cầu những hành động cơ bắp chính xác, điều đó có thể khó đối với người mới sử dụng Tablet PC.
    Cung cấp giao diện người dùng nhiều điểm chốt (hot point) hơn bình thường cho một con chuột. Khi bạn thiết kế điều khiển theo nguyên tắc cỡ hệ mét đã được dẫn chứng trong “Nguyên tắc thiêt kế trực quan”. Ví dụ của các điều khiển đó là cung cấp một vùng lớn điểm nóng bao gồm:
    · Những hộp quay tròn (hộp chọn)
    · Vùng chọn văn bản trong hộp văn bản
    · Các nút
    · Thay đổi kích cỡ của vùng chọn
    Một cái gõ nhẹ có thể đôi khi dẫn đến động tác kéo đi một chút nếu tablet pen trượt trên màn hình. Cân nhắc xem làm sao ứng dụng của bạn có thể ngăn cản những hành động bất ngờ bằng việc cẩn thận thiết kế những sự tương tác để nó không phụ thuộc vào sự kéo hay trượt nhỏ của tablet pen. Nếu bạn yêu cầu bút kéo tới một vị trí xác định trên màn hình thì tận dụng sự bất ngờ để giúp người sử dụng đặt bút chính xác hơn.
    Đồng thời việc đặt yên chỗ con trỏ để gõ nhẹ vào các menu hay các nút trên màn hình, người sử dụng phải di chuyển bút một khoảng lớn hơn di chuyển một con chuột. Vì thế cơ bàn tay và cánh tay nhanh mỏi hơn. Làm giảm chuyển động tay bằng việc xác định vị trí các menu cẩn thận trên màn hình. Chắc chắn rằng 1 biểu tượng menu và bất kỳ 1 menu con nào xuất hiện tại các vị trí tương tự như con trỏ và không ở giữa của màn hình.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Ngoài ra, khi người sử dụng giữ bút bảng tay của họ có thể che khuất các menu, các đối tượng hoặc các con trỏ. Khi tính đến sự tương tác của bút bảng, nó rất quan trọng để hiểu vị trí nào người sử dụng có thể ngừng tay. Bởi vì nghiên cứu về dáng chữ những người sử dụng nói chung thường dừng tay ở nửa dưới của màn hình. Vì thế, mọi đối tượng hoặc giao diện người dùng xuất hiện bên dưới tay người sử dụng có thể bị khuất và khó nhìn.

    [​IMG]

    -Cách thức mô phỏng chuột mở rộng
    Phương pháp tiếp cận khác là khai thác bút bảng bằng cách thức mô phỏng chuột mở rộng theo hướng nhất quán nguyên tắc thiết kế Tablet PC và Microsoft® Windows®. Bằng việc lấy những thuận lợi của các nét độc đáo giữa tablet pen và thông báo chuột trong việc cung cấp mực của Windows XP Tablet PC Edition, bạn cung cấp 1 kinh nghiệm tốt hơn cho người sử dụng bút bảng không có sự phiền phức với cách hoạt đông chuột.
    Chẳng hạn các hộp quay tròn có những điểm nóng nhỏ (hình tam giác) dễ sử dụng với một con chuột nhưng khó sử dụng với một bút bảng. Bởi vì con chuột đơn giản hơn cho người sử dụng để loại trừ chuyển động nằm ngang trong khi click.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...