Báo Cáo Tìm hiểu công đoạn làm sạch và nấu đường trong quy trình sản xuất đường của Công ty cổ phần mía đườn

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng phát triển, đời sống của nhân dân ta đang từng ngày được nâng cao, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm ngày càng nhiều. Ngành công nghiệp thực phẩm được con người rất quan tâm, trong đó có ngành mía đường. Đường có ý nghĩa rất quan trọng đối với dinh dưỡng cơ thể con người. Ngoài ra, phế phụ phẩm của ngành mía đường (mật rỉ) còn là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác như: Sản xuất cồn-rượu; Sản xuất nha; Sản xuất mì chính
    Chính vì vậy, ngành công nghiệp đường trên thế giới và nước ta không ngừng phát triển.
    Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa nên thích nghi cho việc trồng và phát triển cây mía.
    Tại Việt Nam, có khá nhiều nhà máy sản xuất đường, trang thiết bị của nhà máy đang được cải tiến, nâng cấp để ngày càng hiện đại hơn, sản xuất ra đường thành phẩm có chất lượng tốt hơn; giảm thiểu các quá trình thủ công Trong số đó có công ty cổ phần mía đường Sông Lam-Nghệ An.
    Và vấn đề đặt ra cho các sinh viên ngành Bảo quản chế biến là làm sao hiểu được rõ quá trình sản xuất, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị trong nhà máy và đưa ra được những phát kiến của mình nhằm cải tiến các thiết bị, nâng cao hiệu quả sản xuất.
    Xuất phát từ thực tiễn trên, là một sinh viên ngành Bảo quản chế biến được sự đồng ý của bộ môn và trường đại học Nông Lâm Huế để hiểu thêm một số công đoạn trong quy trình sản xuất tại nhà máy và điều kiện công nghệ cũng như hoàn thành tốt đợt thực tập cuối khóa tôi thực hiện đề tài: “ Tìm hiểu công đoạn làm sạch và nấu đường trong quy trình sản xuất đường của Công ty cổ phần mía đường Sông Lam – Nghệ An”



    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY

    1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy
    Nhà máy đường Sông Lam là doanh nghiệp nhà nước là tiền thân của Công Ty Cổ Phần Mía Đường Sông Lam hiện nay. Công suất thiết kế 350 tấn mía/ ngày do Trung Quốc viện trợ xây dựng từ tháng 8 năm 1958 và chính thức hoạt động sản xuất kinh doanh thánh 10 năm 1960.
    Trải qua những năm giặc mỹ đưa máy bay ném bom bắn phá miền Bắc (1964 - 1972) nhiều lần Mỹ ném bom xuống khu vực nhà máy làm chết nhiều người và hư hỏng một số nhà xưởng và máy móc thiết bị. Được khôi phục lại bằng sự giúp đỡ của Trung Quốc năm 1973 theo hướng mở rộng công suất 500 tấn mía/ngày.
    Trong cơ chế tập trung bao cấp, kế hoạch là chỉ tiêu pháp lệnh, nên mía nguyên liệu cung cấp đủ, nhưng do cách quản lý kém hiệu quả nên tối đa nhà máy chỉ ép được 50 ngàn tấn mía/vụ sản xuất, bình thường mỗi tháng ép được 7 ngàn tấn mía, không phù hợp với thời vụ miền trung nắng nóng kéo dài làm cho nông dân không phấn khởi trồng mía. Cuối thế kỷ 20 (1987) trở đi, khi cơ chế mới ra đời lại gặp lụt lớn năm 1986; Bão năm 1989 phần lớn nông dân không trồng mía, sản xuất vào vụ ép năm 1990-1991 chỉ còn hơn 10 tấn mía, sản xuất không phát triển, số lượng lao động trong biên chế 500, gián tiếp 25% (130 người), cơ chế mới hình thành lối làm ăn theo cơ chế cũ mang tính bao cấp. Trước tình hình đó, trong nếp nghĩ và cách làm thay đổi, nội lực được phát huy để sử dụng hợp lý khả năng sẵn có nên nhà máy tạo được chỗ đứng để tìm được lối đi cho phù hợp với cơ chế sản lượng mía tăng dần lên. Từ 600 tấn năm 1991 lên đến 30.000 tấn năm 1998; Các sản phẩm phụ như rượu cồn CO2 được tăng lên, chất lượng sản phẩm được thị trường chấp nhận. Năm 1995 được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 2.
    Sau 40 năm nhà máy đi vào sản xuất khi mà vị trí đất bồi không phù hợp sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, hạn hán, lũ lụt nông dân không yên tâm trồng mía không đảm bảo cung cấp đủ công suất cho nhà máy. Vì vậy phải dời vị trí cũ để xây dựng địa điểm mới. Kết thúc vụ sản xuất đường 1998-1999 nhà máy đã tháo dỡ thiết bị máy móc vận chuyển và lắp đặt tại địa điểm mới tại xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Đưa vào sản xuất chính thức tháng 1 năm 2000. Bằng những biện pháp đổi mới và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất theo cơ chế thị trường để tạo bước đi vững chắc cho nhà máy những năm đầu thế kỉ 21.
    Đến năm 2006 nhà máy chuyển từ lối kinh doanh dưới sự quản lý của nhà nước và bước đầu chuyển sang hình thức Cổ Phần cho phù hợp với cơ chế mới.
    Công ty Cổ Phần Mía Đường Sông lam được thành lập trên cơ sơ cổ phần hoá, hoạt động theo luật Doanh Nghiệp và điều lệ của công ty sản xuất. Lao động sử dụng hiện nay bình quân trên 300 lao động, quy mô sản xuất tương đối, đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo cơ bản, tuổi đời bình quân trẻ, nhiệt tình.
    Trải qua 50 năm xây xựng và trưởng thành công ty đã trải qua không ít thăng trầm và biến cố, giữ vững và củng cố được như ngày hôm nay không thể không kể đến đội ngũ lãnh đạo năng nổ và sự lao động không ngừng của toàn bộ kỹ sư, công nhân của nhà máy.
    1.2. Tình hình sản xuất của nhà máy
    Năm nay thời gian ép của nhà máy đã kéo dài hơn năm ngoái nhờ vùng nguyên liệu mía được mở rộng và kĩ thuật trồng mía của người dân đã được nâng cao hơn do đó mía cây có chất lượng tốt hơn, thành phần đường trong mía nhiều hơn.
    Vụ ép năm nay nhà máy đã sản xuất được khoảng 4.613 tấn đường kính trắng, giải quyết được công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.
    Mặc dù trong thời gian qua nhà máy đã có nhiều cố gắng để kéo dài vụ ép, nhưng hiện nay một năm vụ ép của nhà máy chỉ kéo dài 4 tháng, những tháng còn lại công nhân không có việc làm do vậy mà đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn.
    1.3. Tìm hiểu về nguồn nguyên liệu mía của nhà máy
    Vùng nguyên liệu mía tập trung và chuyên canh lớn có khả năng xây dựng hệ thống tưới tiêu cho một số vùng trọng điểm, khả năng cơ giới hoá, giao thông và cơ sở hạ tầng thuận lợi, cự ly vận chuyển về nhà máy ngắn.
    Vùng nguyên liệu trải dài trên vùng miền núi nên thời gian sản xuất chế biến dài khoảng 6 tháng/ vụ sản xuất. Đây là điều kiện tốt nhất mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh vì tăng hiệu suất sử dụng thiết bị, phát huy hết công suất nhà máy.
    Vùng nguyên liệu qui hoạch gắn liền với công tác phát triển. Vùng nguyên liệu chủ yếu tập trung ở 3 huyện Anh sơn, Con Cuông, Tương Dương. Đặc biệt ở các xã Lạng Khê, Châu khê, Bãi phủ, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn .
    Để thực hiện tốt dự án được phê duyệt và phát triển công nghiệp chế biến đường trong tỉnh, Công ty cổ phần mía đường Sông lam đã khảo nghiệm các giống mía phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại tỉnh nhà, với mục đích tăng năng suất kéo dài thời gian sản xuất, nâng cao hiệu quả.

    KẾT LUẬN

    Sau thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần mía đường Sông Lam – Nghệ An, tôi đã tích luỹ, học hỏi, hiểu rõ thêm được rất nhiều vấn đề mà tôi đã được học ở trường qua việc tiếp xúc thực tế sản xuất như sau:
    - Nắm được quy trình và điều kiện công nghệ các công đoạn trong quá trình sản xuất đường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...