Luận Văn Tìm hiểu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện thạnh trị, tỉnh sóc trăng theo hư

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: TÌM HIỂU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN THẠNH TRỊ, TỈNH SÓC TRĂNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA



    MỤC LỤC
    Trang


    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài .4


    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .5


    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5


    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 6


    5. Kết cấu của đề tài 6


    NỘI DUNG Chương 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA.


    1.1. Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế .7


    1.1.1. Khái niệm và nội dung cơ cấu kinh tế 7


    1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 8


    1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyến dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông


    thôn ở nước ta 10


    1.3. Sự cần thiết và những quan điểm cơ bản của nước ta về chuyển dịch cơ cấu


    kinh tế nông nghiệp, nông thôn 13


    Chương 2. THựC TRẠNG CHUYỂN DỊCH cơ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN THẠNH TRỊ


    2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu và chuyển


    dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng 19


    2.2. Quan điểm của huyện Thanh Trị về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,


    nông thôn 26
    2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Thanh Trị trong những năm qua 27


    2.2.1. Thành tựu .74


    2.2.2. Những hạn chế, tồn tại của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,


    nông thôn ở huyện Thanh Trị .43


    Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HUYỆN THẠNH TRỊ TRONG THỜI GIAN TỚI


    3.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện


    Thạnh Trị 48


    3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông


    nghiệp, nông thôn huyện Thanh Trị trong thời gian tới 61


    KẾT LUẬN 64


    PHỤ LỤC .67


    TÀI LIỆU THAM KHẢO .75
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Thạnh Trị là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực, vựa lúa lớn nhất của cả nước - đồng bằng sông Cửu Long, với vị trí thuận lợi, nằm trên các trục giao thông quan trọng, có cả đường bộ và đường thủy, giao thông rất thuận lợi. Thạnh Trị có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp: tài nguyên đất, các nguồn lợi thủy sản nước ngọt, nguồn lao động dồi dào . Trong những năm vừa qua, nông nghiệp của Thạnh Trị đã có sự phát triển, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện vẫn còn ẩn chứa nhiều bất cập, các nguồn lực hiện chưa được khai thác có hiệu quả nên kinh tế chậm phát triển, mức sống của đa số người dân còn thấp. Các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ không phát triển nhiều, thời gian nhàn rỗi còn lớn. Nông nghiệp phát triển nhanh nhưng chưa toàn diện và chuyển dịch cơ cấu rất chậm, cơ cấu lao động trong nông nghiệp hầu như không thay đổi và thu nhập của phần lớn nhân dân vẫn phụ thuộc vào cây lúa và chủ yếu là tự phát nên mỗi khi sản xuất nông nghiệp gặp thiên tai, dịch bệnh, giá cả nông sản thấp thì ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống, là một huyện đỏng góp 14 sản lượng lúa của toàn tỉnh nhưng là huyện có số hộ nghèo cao nhất so với các huyện trong tỉnh 36,49% (năm 2004).


    Từ thực trạng trên và trước yêu càu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập, việc định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là đáp ứng đòi hỏi bức xúc của đa số nhân dân trong huyện và nhằm cụ thể hóa một bước tư tưởng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX nhiệm kỳ (2005 -2010): “ .tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ; gắn tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa theo hướng xã hội hóa; giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, tạo việc làm mới, xói đói giảm nghèo; ổn định trật tự, an toàn xã hội”. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, vì vậy tôi chọn
    “Tìm hiểu về chuyển dịch cơ cẩu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm đề


    tài luận văn tốt nghiệp, với mong muốn góp một phần nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện nhà.


    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


    2.1. Mục đích nghiên cứu


    Mục đích của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta, từ đó vận dụng hệ thống các kiến thức và cơ sở lý luận để phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng ừong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại


    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


    Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài tập trung vào việc giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau:


    - Phân tích các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng.


    - Phân tích thực trạng chuyến dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Thạnh Trị trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.


    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Thạnh Trị theo đúng mục tiêu xác định.


    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài


    3.1 Đối tượng nghiên cứu


    Luận văn lấy vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Thạnh Trị làm đối tượng nghiên cứu.


    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    -về không gian: Luận văn nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.


    - về thời gian: Luận văn nghiên cứu tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Thạnh Trị trong thời kỳ đổi mới.


    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài


    Luận vãn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênnin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn kết hợp với việc sử dụng các phương pháp sau đây:


    - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử


    - Phương pháp thống kê, so sánh.


    - Phương pháp phân tích, tổng hợp.


    5. Kết cấu của đề tài


    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương chính:


    Chương I: Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.


    Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Thanh Trị.


    Chương III: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy manh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...