Tài liệu Tìm hiểu chung về văn hoá quản trị rủi ro

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN HOÁ QUẢN TRỊ RỦI RO

    CHƯƠNG 1: T̀M HIỂU CHUNG VỀ VĂN HOÁ QUẢN TRỊ RỦI RO/
    1. 1 Khái niệm:
    1.1.1 Rủi ro:
    * Khái niệm:
    Các yếu tố trong nền kinh tế luôn luôn thay đổi, có những biến động rất khó có thể dự báo trước được, chính những biến động này đă đẩy mọi người dễ rơi vào thế bị động, hoặc có lợi và xem đó là món quà của sự may mắn hoặc nhận thiệt hại và mang một cảm giác nặng nề cam chịu . Ta thấy rằng trong mọi hoạt động của con người điều tiềm ẩn những điều có thể gây ra thiệt hại - đó gọi là rủi ro. Ví dụ khi giá hàng hoá tiêu dùng tăng cao th́ đó là rủi ro đối với người sống bắng lương hưu bổng, có mức lương cố định v́ điều đó đe dọa đến giá trị đồng lương của họ, hay gần gủi hơn là khi bạn đeo nữ trang th́ rủi ro là nó có thể đem đến tai họa cho bạn . đó là những rủi ro trong đời sống hàng ngày chỉ để giúp chúng ta có thể mường tượng ra thế nào là rủi ro. Trong hoạt động của doanh nghiệp cũng vậy mọi biến động từ thị trường như giá cả hàng hóa, chứng khoán, tỷ giá, lăi suất đều ảnh hưởng đến ḍng tiền vào ra của doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và sự sinh tồn của một doanh nghiệp. Khi lăi suất tăng cao th́ đó là hiểm họa nếu doanh nghiệp có một khoảng nợ lớn với lăi suất thả nổi hoặc sẽ là món lời nếu ở vị thế ngược lại. Ta có thể hiểu rủi ro một cách dễ dàng rằng đó là những t́nh huống mà tại đó gây ra những sự cố không tốt cho doanh nghiệp đem đến các tổn thất, thiệt hại về mặt tài chính , ở mức độ rủi ro cao có thể đưa doanh nghiệp đến con đường phá sản. Rủi ro thể hiện tính bất ổn , không chắc chắn về những kết quả dự tính đạt được trong tương lai trong hoạt động của doanh nghiệp. Phần sau ta sẽ t́m hiểu các loại rủi ro mà doanh nghiệp có thể đối mặt trong hoạt động của ḿnh.



    * Các loại rủi ro:
    Rủi ro kinh doanh
    Là tính khả biến không chắc chắn về EBIT( lợi nhuận trước thuế ) của doanh nghiệp, khi doanh thu và chí phí hoạt động biến đổi sẽ tác động đến EBIT. Có nhiểu yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh như chiến lược Marketing, năng suất sản xuất hay hiệu quả làm việc của ban quản lư nếu tác động của các yếu tố này giữ nguyên không đổi th́ rủi ro kinh doanh c̣n bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
    Tính biến đổi của doanh số theo chu kỳ kinh doanh:
    Doanh nghiệp có doanh thu dao động lớn theo chu kỳ kinh doanh th́ có rủi ro kinh doanh lớn hơn so với các doanh nghiệp có doanh số ít biến động hơn. Ta thấy rằng khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ khủng hoảng th́ các doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm th́ sẽ ít biến dộng doanh số hơn so với doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực như du lịch, sản xuất ôtô hay hàng không.
    Tính biến đổi của giá bán:
    Khả năng tăng giá bán trong ngành hàng hoạt động càng khó hay tính cạnh tranh càng nhiều th́ rủi ro càng cao, v́ khi chi phí đầu vào biến động mạnh trong khi giá đầu ra không thể điều chỉnh ngay th́ sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Ví dụ, bước sang tháng 7/2010 cước phí vận tải biển giảm mạnh tới 30%-70% trong khi chí phí đóng tàu lớn, giá dầu cao đă ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các công ty vận tải biển.
    Tính biến đổi của chi phí:
    Các nhập lượng đầu vào của doanh nghiệp càng dễ biến động th́ rủi ro của doanh nghiệp đó càng cao. Để hạn chế sự biến động doanh nghiệp thương phải ước tính nhu cầu tương lai để trữ lương nhiên liệu tồn kho, hay có thể tham gia vào thị trường giao sau của các loại hàng hoá.
    Sự tồn tại của sức mạnh thị trường:
    Sức mạnh thị trường của một doanh nghiệp càng lớn , rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp này càng nhỏ. Các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường lớn thường có nhiều khả năng kiểm soát chi phí và giá cả sản phẩm hơn các doanh nghiệp chịu nhiều sự cạnh tranh từ thị trường.
    Phạm vi đa dạng hoá sản phẩm:
    Lợi nhuận của doanh nghiệp càng ít biến động khi sản phẩm được đa dạng hoá. V́ doanh số biến động của sản phẩm này có thể được bù đắp bởi doanh số của sản phẩm khác.
    Tăng trưởng: Các doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng nhanh th́ tính khả biến của EBIT thường cao.
    Độ nghiêng đ̣n bẩy kinh doanh (DOL): đó là phần trăm thay đổi trong EBIT v́ một phần trăm thay đổi trong doanh số, nó liên quan đến chí phí hoạt động cố định của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có doanh số biến động mạnh theo chu kỳ kinh doanh th́ nên duy tŕ mức định phí thấp, v́ sử dụng đ̣n bẩy kinh doanh càng nhiều th́ EBIT sẽ càng nhạy cảm với thay đổi của doanh số.
    Phần lớn rủi ro kinh doanh là rủi ro hệ thống do không thể “mua đi bán lại” và mang tính thuộc về bản chất của ngành nghề kinh doanh, do đó bài luận sẽ t́m hiểu sâu về rủi ro tài chính cũng như quản trị rủi ro tài chính qua một số phương thức có thể pḥng ngừa được.
    Rủi ro tài chính:
    Chỉ ra tính khả biến tăng thêm của EPS và xác suất mất khả năng chi trả khi doanh nghiệp sử dụng nợ hay cổ phần ưu đăi trong cấu trúc vốn của ḿnh. Rủi ro tài chính bao hàm luôn cả rủi ro kiệt giá tài chính. Độ nhạy cảm từ các nhân tố giá cả thị trường như lăi suất, tỷ giá, giá cả hàng hoá và chứng khoán tác động đến thu nhập của doanh nghiệp được gọi là rủi ro kiệt giá tài chính.
    Rủi ro từ đ̣n bẩy tài chính:
    Tỷ lệ nợ càng cao th́ tác động của đ̣n bẩy tài chính càng lớn, đ̣n bẩy tài chính có thể khuếch đại tỷ suất sinh lợi mong đợi của vốn cổ phần nhưng cũng ngay lúc đó cổ đông phải đối mặt với rủi ro lớn hơn: tỷ suất sinh lợi cao sẽ trở nên cao hơn nữa, nhưng nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư thấp th́ tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thậm chí c̣n thấp hơn. Đối với doanh nghiệp có nguồn thu nhập ổn định th́ có thể sử dụng tỷ trọng nợ cao hơn, c̣n các doanh nghiệp có thu nhập không ổn định nên giảm tỷ trọng nợ trong cấu trúc vốn của ḿnh,v́ có thể rơi vào t́nh trạng mất khả năng chi trả và có thể dẫn đến phá sản. Ngoài ra, vay nợ quá nhiều c̣n có nguy cơ làm tăng chi phí tài chính, v́ rủi ro của doanh nghiệp tăng khi tỷ trọng nợ lớn, điều này làm cho chủ nợ đ̣i hỏi một mức lăi suất cao hơn tương xứng với rủi ro mà mà họ gánh chịu. Thường các doanh nghiệp sẽ chọn một cấu trúc vốn mục tiêu với tỷ trọng nợ tối ưu để hạn chế những rủi ro từ đ̣n bẩy tài chính của doanh nghiệp.
    Rủi ro tỷ giá:
    Khi công ty có các giao dịch bằng ngoại tệ th́ sự biến động của tỷ giá sẽ tác động lên giá trị của các khoản tiền thu được, các khoản chi phí bằng ngoại tệ của doanh nghiệp, hoặc khi tài sản ở nước ngoài được chuyển đổi sang nội tệ. Ngoài ra tỷ giá c̣n làm thay đổi lợi thế cạnh tranh của công ty, các công ty trong nước sẽ giảm lợi thế cạnh tranh với hàng hoá được định giá bằng USD, một khi đồng USD giảm giá. Đối với các khoản vay bằng ngoại tệ, biến động tỷ giá có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Có thể t́m kiếm minh hoạ trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997, khi chính phủ không thể giữ chân được tỷ giá trong khi phần lớn các khoản tín dụng đều bằng USD, đồng USD tăng giá dẫn đến t́nh trạng vỡ nợ hàng loạt trong nền kinh tế.
    Chẳng hạn, giá trị của một hợp đồng nhập khẩu của công ty A kư vào ngày 3/7với tỷ giá USD/VND là 16.139. Họ phải thanh toán vào thời điểm ngày 3/8, lúc đó tỷ giá là 16.164. Chênh lệch tỷ giá là 25 đồng. Như vậy, với mỗi một USD phải thanh toán, DN phải bù thêm 25 đồng. Nếu đó là hợp đồng trị giá 1 triệu USD, VND phải bù đắp do chênh lệch tỷ giá là 25 triệu đồng. Hay một công ty B xuất khẩu hàng sang EU sẽ nhận thanh toán bằng euro, giá trị hợp đồng là 1 triệu euro. Ngày công ty này kư hợp đồng với đối tác tỷ giá EUR/VND là 20.220. Đến thời điểm thanh toán, tỷ giá EUR/VND là 20.100. Khi đó, công ty B đă bị thiệt hại 120 triệu đồng do sự biến động của tỷ giá EUR/VND. Từ hai ví dụ trên ta thấy rằng biến động của tỷ giá có thể làm giảm lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp, đôi khi điều tệ hơn là không nhận được ǵ v́ tỷ giá làm mất đi lợi nhuận của họ. Hay các doanh nghiệp nước ngoài lúc đầu họ đưa vốn ngoại tệ vào Việt Nam đầu tư, sau đó thu lợi nhuận và chuyển tiền về nước, như vậy các doanh nghiệp này chịu tác động của rủi ro tỷ giá đến hai lần. Nền kinh tế ngày càng phát triển do đó đ̣i hỏi nhiều dự án đầu tư với số vốn lớn. Các dự án này đều vay hay mua chịu một lượng lớn hàng hóa nước ngoài bằng USD, trước những biến động khó lường của thị trường tiền tệ các dự án này phải chịu thêm rủi ro tỷ giá. Sẽ có những biện pháp để doanh nghiệp có thể đối phó với loại rủi ro này nhưng đó là vấn đề thuộc phần sau.
    Rủi ro lăi suất:
    Doanh nghiệp có đ̣n bẩy tài chính cao sẽ bị tác động mạnh khi lăi suất tăng lên, do lăi suất tăng dẫn đến tăng chi phí tài chính. Lăi suất biến động c̣n làm ảnh hưởng đến các khoản thu vào từ đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Để phục vụ kinh doanh, đầu tư, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng vốn vay. Do đó, lăi suất tiền vay tức chi phí sử dụng vốn - trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lăi suất tiền vay đă được dự tính. Song, có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lăi suất tiền vay. Thông thường khi lạm phát xảy ra, lăi suất tiền vay tăng đột biến. Do đó, những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh, đầu tư bị đảo lộn. Một rủi ro lớn đă xảy ra và ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh. Lượng tiền vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến t́nh trạng phá sản doanh nghiệp nếu nó tồn tại trong một thời gian dài. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động chủ yếu dựa vào vay vốn từ ngân hàng, nếu lăi xuất quá cao cũng sẽ thu hẹp hoạt động của họ.

    Rủi ro giá hàng hoá:
    Gía hàng hoá tăng làm cho doanh thu của công ty bán hàng tăng nhưng lại làm tăng chi phí của các công ty sử dụng hàng hoá đó làm nhập liệu đầu vào. Có thể thấy qua nạn nhân là Continental Airlines bắt nguồn từ việc tăng giá nhiên liệu máy bay do nguyên nhân vào năm 1990 Iraq xâm lược Kuwait, chính điều này đă đẩy Continental vào t́nh trạng thua lỗ nặng. Hay trong năm 2010, chi phí đầu vào của ngành gỗ tăng rất cao từ 15 – 20%, trong khi các khách hàng chỉ chấp nhận mức tăng giá bán từ 5 – 12%, chính vấn đề này làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ rất khó khăn với những đơn đặt hàng mới. Những biến động của giá cả hàng hoá nhập lượng đầu vào và giá sản phẩm bán ra đều có tác động trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh , đó là rủi ro giá hàng hóa mà doanh nghiệp phải đối mặt.

    1.1.2.Quản trị rủi ro:
     
Đang tải...