Thạc Sĩ Tìm hiểu chú thích văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ Văn Trung Học Phổ Thông

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU



    1. Lý do chọn đề tài


    Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (hay còn gọi là văn học trung đại) mang dấu ấn đậm nét của một thời một đi không trở lại và mang ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn học nước nhà. Nó là nguồn động viên tinh thần lớn lao đối với thời đại bấy giờ.
    Việc dùng các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố là đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam. Các tác giả thời xưa ngay cả khi viết bằng chữ Nôm (một loại chữ của dân tộc) cũng sử dụng các từ ngữ cổ, các điển, tích điển cố trong tác phẩm của mình.
    Ở môn Ngữ văn trường THPT, tác phẩm văn học trung đại chiếm số lượng rất lớn, bao gồm hai loại hình văn học. Đó là: loại hình văn học chức năng và loại hình văn học nghệ thuật. Xét về mặt tư duy nghệ thuật, ta nhận thấy phương thức biểu hiện trong văn học trung đại khác xa so với phương thức biểu hiện của văn học hiện đại. Vì thế chú giải có vị trí rất quan trọng để hiểu tác phẩm, bởi nó hướng đến đối tượng là giáo viên và học sinh. Do đó việc chú thích, cắt nghĩa các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố rõ ràng, chính xác sẽ giúp giáo viên và học sinh nắm được tác phẩm một cách toàn diện hơn, cũng như nắm được ý đồ tư tưởng, nghệ thuật mà tác giả gửi gắm trong đó.
    Các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố được sử dụng trong bài văn, bài thơ thường có tác dụng nâng cao khả năng biểu đạt và tính chất hàm súc của ngôn ngữ văn học. Đinh Gia Khánh trong cuốn Điển cố văn học đã nhận định: “Nếu điển cố Hán học không lạ với những người có học thời xưa thì lại khó hiểu với đa số bạn đọc ngày nay”. Do đó khi các tác phẩm

    văn học trung đại Việt Nam được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn ở trung học phổ thông thường kèm theo việc chú thích các từ ngữ Hán cổ, các điển tích, điển cố Phần chú thích nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu tác phẩm trong từng hoàn cảnh nên thường sinh động và ngắn gọn.
    Khi trình độ tư tưởng chính trị và văn hóa của nhân dân ngày càng được nâng cao, thì nhân dân ngày càng có ý thức đầy đủ hơn về những giá trị tinh thần mà ông cha để lại, trong đó có phần đóng góp quan trọng của thơ văn Việt Nam thời trung đại. Để hiểu bước thông điệp nghệ thuật mà các tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại gửi gắm đến người đọc thì chúng ta không thể không tìm hiểu, cắt nghĩa các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố - một đặc trưng nghệ thuật phổ biến của thơ văn thời kỳ này.

    2. Mục đích nghiên cứu.

    2.1. Nghiên cứu và việc giải mã các chú giải nhằm khẳng định giá trị, tác dụng của nó trong việc dạy và học tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại ở môn Ngữ văn THPT.
    2.2. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, phân tích các chú giải được sử dụng trong văn học Việt Nam thời trung đại ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT, luận văn vừa có thể tìm hiểu sâu hơn nền văn học ở thời kỳ này, vừa có thể thấy được sự chi phối và ảnh hưởng của nó đối với văn học ở thời kỳ sau, đặng phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy phần văn học này ở bậc THPT.



    MỤC LỤC



    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu .2
    3. Lịch sử vấn đề 3
    4. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 6
    5. Phương pháp nghiên cứu .7

    6. Kết cấu của luận văn 7

    NỘI DUNG
    Chương 1: Những vấn đề chung về văn học trung đại liên quan đến việc nghiên cứu các chú giải văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT
    1.1. Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam 9
    1.2. Những đặc điểm cơ bản của văn học viết trung đại Việt Nam .12
    1.3. Hai loại hình văn học cơ bản của văn học trung đại phương Đông 19

    Chương 2: Nghiên cứu và hệ thống hoá các chú giải văn học trung đại
    Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT

    2.1. Thống kê và phân loại các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT . 33
    2.2. Nghiên cứu các phần tiểu dẫn, chú giải và câu hỏi hướng dẫn học bài phần văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT 39
    Chương 3: Tìm hiểu việc giảng dạy và tiếp thu các chú giải văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn của giáo viên và học sinh ở trường THPT
    3.1. Đối tượng và tư liệu khảo sát . 62
    3.2. Quá trình khảo sát và kết quả khảo sát . 64
    3.3. Các đề xuất và hướng giải quyết 73

    KẾT LUẬN 75
    THƯ MỤC THAM KHẢO .79
    PHỤ LỤC .84
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...