Báo Cáo Tìm hiểu chữ Nôm và văn học Nôm thời Tây Sơn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DẪN NHẬP . 2
    0. 1 Lí do chọn đề tài . 2
    0. 2 Lịch sử vấn đề 3
    0. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
    0. 4 Đóng góp của bài viết . 4
    0. 5 Phương pháp nghiên cứu 5
    0. 6 Bố cục trình bày . 5
    NỘI DUNG 7
    Chương 1. Những vấn đề về thời đại và văn học Tây Sơn . 7
    1. 1 Khái quát về triều đại Tây Sơn 7
    1. 2 Văn học Tây Sơn 10
    Chương 2. Tìm hiểu về chữ Nôm thời Tây Sơn .12
    2. 1 Sơ lược về văn học chữ Nôm trước triều Tây Sơn 12
    2. 2 Những chính sách khuyến khích dùng chữ Nôm dưới triều Tây Sơn 13
    Chương 3. Tìm hiểu văn học Nôm thời Tây Sơn . 14
    3. 1 Thơ chữ Nôm 15
    3. 2 Phú chữ Nôm 18
    3. 3 Văn tế chữ Nôm 19
    KẾT LUẬN . 21
    PHỤ LỤC 23
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 41


    DẪN NHẬP

    0. 1 Lí do chọn đề tài
    0. 1. 1 Lí do thực tiễn
    Cuộc sống thật muôn màu, muôn sắc, muôn chiều và đa dạng, không có điều gì không tìm thấy nơi sự sống ngự trị. Cuộc sống cho nhân loại nhiều, nhưng cũng lấy đi không ít. Những mảng màu của cuộc sống luôn song hành cùng nhau, có tối, sáng, có thăng, trầm. Nghệ thuật phản ánh cuộc sống, vì thế mà những sắc diện của cuộc sống được phóng chiếu qua lăng kính của nghệ thuật cũng phong phú và đa sắc hơn.
    Tác phẩm văn học một khi đã đi cùng năm tháng, mang trong mình sức sống vượt không gian lẫn thời gian, đều là những tác phẩm chất chứa nỗi niềm và cô đọng hơi thở của thời đại. Chúng ta phải thừa nhận rằng, văn học và lịch sử luôn có sự tác động qua lại một cách mạnh mẽ. Bởi lẽ, lịch sử là nguồn cảm hứng, nguồn động lực thúc đẩy văn học phát triển, còn văn học ngược lại, làm những nhiệm vụ phục vụ lịch sử, phản ánh lịch sử.
    Như phần phân tích trên, rõ ràng văn học không thể tách rời lịch sử. Chính vì thế, mà người viết nhận thấy, vấn đề mà người viết tìm hiểu ở đây, là vô cùng bổ ích và thiết thực cho chuyên nghành mà người viết đang theo học. Đó là một trong hai lí do cơ bản để người viết thực hiện bài viết này.
    0. 1. 2 Lí do khoa học
    Trong lịch sử dân tộc, thời đại Tây Sơn với những chiến thắng vang dội: đánh đổ chúa Trịnh Đàng Ngoài, chúa Nguyễn Đàng Trong, thống nhất đất nước; đánh thắng quân Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút, đập tan quân Thanh ở thành Thăng Long đã viết nên những trang vàng chói lọi trong lịch sử, văn học dân tộc. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của triều đại này như: chia đất cho dân nghèo, khai hoang, phục hóa nhằm phát triển nông nghiệp; mở rộng giao thương với các nước phương Tây; mạnh dạn sử dụng chữ Nôm làm ngôn ngữ chính thức,
    Song, khi tìm hiểu về thời đại này, hầu hết, người ta chỉ nhìn nhận nó ở một góc độ phiến diện là về thời đại với tướng võ tài ba, mà quên đi sự đóng góp của nhiều tri thức, văn nhân thi sĩ với Ai tư vãn, Dụ Am ngâm lục, Tinh sà kỷ hành, tế Nôm khóc chị, của nhiều nhà thơ, nhà văn kiệt xuất.
    Mặt khác, nếu có nghiên cứu về những tác giả của các tác phẩm trên, thì các nhà nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở mức cho họ là những gương mặt tiêu biểu văn học thời Lê mạt – Nguyễn sơ, chứ ít đặt họ vào địa phận của những tác gia thuộc một triều đại – Triều Nguyễn Tây Sơn.
    Và khi được giáo viên phụ trách bộ môn Lịch sử Việt Nam hướng dẫn một cách tường tận, người viết nhận thấy những điều đó là không thỏa đáng. Chính vì vậy, mà người viết thật sự muốn tìm hiểu và khám phá về đề tài Tìm hiểu chữ Nôm và văn học Nôm thời Tây Sơn dưới tâm hướng của người hậu thế, đầy ngưỡng vọng.
    Cả hai vấn đề mà người viết vừa nêu trên, cũng chính là câu trả lời cho lí do tại sao người viết chọn, và khảo sát đề tài Tìm hiểu chữ Nôm và văn học Nôm thời Tây Sơn.
    0. 2 Lịch sử vấn đề
    Từ trước tới nay, các sử gia bằng con mắt phong kiến chính thống gọi Tây Sơn là giặc cỏ hay “ngụy triều”, vì thế cũng bằng con mắt ấy, phần lớn các nhà nghiên cứu văn học cũng không thừa nhận “Văn học Tây Sơn”.
    Tuy nhiên, cũng có một số ít các nhà nghiên cứu tìm hiểu và đề cập đến vấn đề này một cách rất khách quan.
    Vào năm 1943, quyển Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm chưa đề cập đến khái niệm văn học Tây Sơn, nhưng ở chương thứ X: Việt văn trong thời kì Lê Trung hưng, ông đã giới thiệu 3 tác giả của văn học Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huy Lượng và Lê Ngọc Hân. Năm 1950, Hoàng Trúc Trâm cho xuất bản quyển Quốc văn thời Tây Sơn, đây là công trình khảo luận riêng về văn học Tây Sơn sớm nhất, coi văn học Tây Sơn là bộ phận riêng biệt gồm nhiều tác giả gắn bó với triều đại này. Tiếp đến là công trình giới thiệu khá phong phú về văn học Tây Sơn trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam của tác giả Huỳnh Lý chủ biên. Sách giới thiệu hầu hết các tác giả tiêu biểu của văn học Tây Sơn, cũng như giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của những tác giả này. Năm 1993, cuốn Tổng tập văn học Việt Nam đã giành riêng hai tập 9a và 9b để giới thiệu riêng về văn học Tây Sơn. Trong cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam cũng đề cập về vấn đề chữ Nôm thời Tây Sơn, nhưng nhìn chung chưa thật sự rõ ràng và cụ thể. Năm 2008 với đề tài Những đóng góp của văn học Tây Sơn trong nền văn học dân tộc của Nguyễn Đức Thăng cũng đã tổng hợp khá rành rẽ và hợp lí về Văn học thời kì này.
    Cùng với một số công trình khác xoay quanh đề tài Văn học Tây Sơn đã giúp người viết có được một cơ sở nhất định, để tìm hiểu đề tài này dưới góc độ lịch sử và văn học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...