Đồ Án Tìm hiểu Chữ kí nhóm và ứng dụng trong giao dịch điện tử

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong xu hướng phát triển của thế giới và Việt Nam hiện nay, mạng Internet đang
    đem đến sự bùng nổ thông tin một cách mạnh mẽ. Nó được sử dụng để truyền thư điện
    tử, truy cập các website, kết nối các công sở, liên lạc với các khách hàng và sử dụng
    các dịch vụ ngân hàng, các giao dịch điện tử
    Tiềm năng của mạng Internet là rất lớn. Như ta đã biết các giao tiếp, trao đổi thông
    tin qua Internet đều sử dụng giao thức TCP/IP. Các gói tin truyền từ điểm nguồn tới
    điểm đích sẽ đi qua rất nhiều máy tính trung gian, vì vậy độ an toàn thấp, nó rất dễ bị
    xâm phạm, theo dõi và giả mạo trên đường truyền. Vấn đề không an toàn cho thông tin
    trên đường truyền khiến nhiều người đắn đo trong việc sử dụng mạng Internet cho
    những ứng dụng về tài chính, giao dịch ngân hàng, hoạt động mua bán và khi truyền
    các thông tin kinh tế, chính trị vv
    Những biện pháp đảm bảo an toàn thông tin đưa ra đều nhằm đáp ứng 3 yêu cầu:
    bảo mật thông tin, xác thực thông tin và toàn vẹn thông tin trên đường truyền. Các
    hệ mã hóa thông tin bảo đảm tính bí mật nội dung thông tin, các sơ đồ chữ ký số bảo
    đảm xác thực thông tin trên đường truyền.
    Tuy nhiên, nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở việc giao dịch giữa các cá
    nhân với nhau, mà còn giao dịch thông qua mạng giữa các nhóm người, các công ty,
    các tổ chức khác nhau trên thế giới. Dựa trên những yêu cầu thực tế đó các nhà khoa
    học đã nghiên cứu và đề xuất ra một kiểu chữ ký mới, đó chính là chữ ký nhóm.
    Trong đồ án này tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu về chữ ký nhóm. Đây là một loại
    chữ ký điện tử cho phép một nhóm người tạo các chữ ký đại diện cho nhóm, và chỉ
    những thành viên trong nhóm mới có thể ký vào các thông điệp của nhóm. Người quản
    trị của nhóm có trách nhiệm thành lập nhóm và trong trường hợp cần thiết phải biết
    được ai là người ký vào thông điệp.

    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    Chương I 2
    CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2
    1.1 Cơ sở toán học . 2
    1.1.1. Ước số - Bội số 2
    1.1.2. Số nguyên tố 2
    1.1.3. Khái niệm nhóm 2
    1.1.4. Nhóm hữu hạn . 2
    1.1.5. Nhóm con 3
    1.1.6. Nhóm Cyclic 3
    1.1.7. Các thuật toán trong Z . 3
    1.1.9. Thuật toán Euclide mở rộng 4
    1.1.10. Định nghĩa hàm Φ Euler 4
    1.1.11. Đồng dư thức . 4
    1.1.12. Số nghịch đảo 4
    1.1.13. Nhóm nhân Z*n . 5
    1.1.14. Định nghĩa thặng dư bậc 2 . 5
    1.1.15. Phần dư China CRT ( Chinese Remainder Theorem) . 5
    1.1.16. Độ phức tạp tính toán 5
    1.1.17. Các thuật toán trong Zn . 6
    1.1.18. Thuật toán ( Tính các nghịch đảo trong Zn ) . 6
    1.1.19. Hàm một phía - Hàm một phía có cửa sập 8
    1.2 Tìm hiểu về mật mã . 8
    1.2.1. Mã cổ điển . 9
    1.2.1.1. Mã dịch chuyển 10
    1.2.1.2. Mã thay thế . 11
    1.2.1.3. Mã Affine . 12
    1.2.1.4. Mã Vingenere . 13
    1.2.1.5. Mã Hill 13
    1.2.1.6. Mã hoán vị 15
    1.2.2. Mã khóa công khai 16
    1.2.2.1. Mã RSA 17
    1.2.2.2. Mã Elgamal 18

    Chương II . 20
    CHỮ KÍ ĐIỆN TỬ . 20
    2.1. Tìm hiểu về chữ ký điện tử ( electronic signature ) 20
    2.1.1. Khái quát về chữ ký điện tử ? 20
    2.1.2. Định nghĩa về sơ đồ ký điện tử 21
    2.1.3. Sơ đồ chữ ký RSA . 22
    2.1.4. Sơ đồ chữ ký Elgamal 23
    2.1.5. Sơ đồ chữ ký DSS . 24
    2.2. Chữ ký không thể chối bỏ . 25
    2.3. Chứng minh không tiết lộ thông tin 26
    2.3. Vấn đề ký số trên đại diện văn bản . 27
    2.3.1. Sơ lược về hàm băm (Hash Function) . 28
    2.3.1.1. Giới thiệu 28
    2.3.1.2. Định nghĩa hàm Hash . 28
    2.3.1.3. Tính chất của hàm băm . 29
    2.3.1.4. Thuật toán MD5 . 29
    2.4. Xác thực 30

    Chương III . 32
    CHỮ KÝ NHÓM 32
    3.1. Khái niệm về chữ ký nhóm( Groups Signature ) . 32
    3.2. Những đặc điểm của chữ ký nhóm . 32
    3.2.1. Ta có hệ chữ ký nhóm . 32
    3.2.2. Một sơ đồ chữ ký nhóm gồm thành phần cơ bản . 33
    3.2.3. Một sơ đồ chữ ký nhóm thường bao gồm 5 thủ tục . 33
    3.2.4. Hiệu quả của chữ ký nhóm 34
    3.2.5. Việc đảm bảo an ninh đối với chữ ký nhóm. . 34
    3.3. Các sơ đồ chữ ký nhóm của David Chaum và Van Heyst 35
    3.3.1. Sơ đồ chữ ký nhóm thứ nhất. . 35
    3.3.2. Sơ đồ chữ ký nhóm thứ hai 35
    3.3.2.1. Giao thức xác nhận . 36
    3.3.2.2. Giao thức chối bỏ . 37
    3.3.3. Sơ đồ chữ ký nhóm thứ ba . 41
    3.3.3.1. Vấn đề “ mở ” chữ ký . 41
    3.3.3.2. Nhận xét 41
    3.4. Sơ đồ chữ ký nhóm của Jan Camenish và Stadler 41
    3.4.1. Một số khái niệm cần thiết 42
    3.4.2. Sơ đồ chữ ký 43

    Chương IV . 44
    ỨNG DỤNG CHỮ KÝ NHÓM 44
    4.1. Tìm hiểu về giao dịch điện tử . 44
    4.2. Thẻ thanh toán điện tử 44
    4.3.Việc ứng dụng và phát triển công nghệ tại Việt Nam hiện nay . 45
    4.4. Chương trình . 48
    Kết luận . 61
    Tài liệu tham khảo . 62
    MỤC LỤC . 63
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...