Tiểu Luận tìm hiểu chính sách phát triển kinh tế miền núi

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Miền núi nước ta chiếm diện tích 3/4 lãnh thổ quốc gia trải dài từ Bắc đến Nam. Theo địa lý hành chính hiện nay có khoảng 19 tỉnh miền núi, 23 tỉnh có miền núi trong tổng số 61 tỉnh thành phố của cả nước. Miền núi nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái, đồng thời miền núi cũng chứa đựng tiềm năng dồi dào, to lớn về đất đai, tài nguyên khoáng sản và khả năng hợp tác giao lưu phát triển kinh tế với các nước trong khu vực.
    Dưới khẩu hiệu “Miền núi phát triển theo kip miền xuôi” các tỉnh miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt trong chiến lược phát triển chung của quốc gia. Hiện nay, các tỉnh miền núi nước ta đã có những khởi sắc về kinh tế - xã hội và đời sống vật chất và tinh thần cho ba con đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao ngày một cải thiện.
    Mặc dù đạt được những tiến bộ quan trọng, nhưng đến nay miền núi nước ta vẫn là khu vực kinh tế lạc hậu, chậm phát triển so với cả nước, khoảng cách chênh lệch phát triển giữa miền núi và miền xuôi có xu hướng ngày càng tăng. Tính bền vững của quá trình phát triển miền núi chưa được bảo đảm bởi còn nhiều hạn chế, yếu kém. Hiện nay, miền núi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trước hết là đói nghèo. Đời sống của đồng bào miền núi, nhất là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Đói nghèo, học vấn thấp, thiếu nước sinh hoạt và các dịch vụ xã hội, dân số tăng nhanh, bệnh dịch, suy dinh dưỡng với tỷ lệ cao là những vấn đề xã hội cấp bách cần phải được giải quyết trong quá trình phát triển miền núi hiện nay.
    Tại hội Đảng lần thứ VIII đã đưa ra quyết định chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp. Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược này là công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và miền núi. Chiến lược đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải bổ sung nguồn trí thức và lao động trẻ hiện còn đang rất thiếu tại các vùng miền núi, các chính sách thu hút đầu tư, phát triển kinh tế miền núi theo kịp đồng bằng, miền xuôi.
    Trước thực trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng của miền núi nước ta trong quá trình phát triển kinh tế. Cùng với những đòi hỏi của nhiệm vụ chiến lược về công nhiệp hóa - hiện đại hóa mà Đảng đề ra. Với tư cách là 1 sinh viên Học Viện Hành Chính, với tuổi trẻ và kiến thức mà mình đã học được tại học viện, chúng tôi muốn được đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào công cuộc phát triển kinh tế các tỉnh miền Núi phía Bắc nước ta. Vì vậy chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Chính sách di dân phát triển kinh tế miền núi”.
    LỜI MỞ ĐẦU . 3
    CHƯƠNG I. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG 5
    1.1 Khái quát chính sách phát triển kinh tế 5
    1.1.1 Khái niệm chính sách phát triển kinh tế . 5
    1.1.2 Vai trò của chính sách phát triển kinh tế . 5
    1.2 Đặc điểm của kinh tế miền núi nước ta 5
    1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế miền Núi
    ở nước ta . 6
    CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH DI DÂN . 8 2.1 Khái niệm chính sách di dân 8
    2.2 Vai trò của chính sách di dân 8
    2.3 Quá trình thực hiện chính sách di dân 9
    2.4 Nội dung của chinh sách di dân .10
    2.5 Đánh giá chính sách di dân . 11
    2.5.1 Đánh giá về mặt nội dung của chính sách .11
    2.5.2 Đánh giá về quá trình thực hiện chính sách .12
    2.5.2.1 Ưu điểm của chính sách di dân . 12
    2.5.2.2 Những hạn chế của chính sách . 14
    2.5.3. Một số nguyên nhân hạn chế .14
    2.6 Một số giải pháp thực hiện 15
    KẾT LUẬN . 17
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 18
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...