Luận Văn Tìm hiểu cấu trúc lá và họat động quang hợp của cây mai dương

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Mai dương là một trong những thứ cỏ dại du nhập từ các nước nhiệt đới và
    đang lan rộng trên khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Cấu trúc lá được quan sát
    dưới kính hiển vi. Sự hô hấp, quang hô hấp, quang hợp và phản ứng Hill của cây Mai Dương
    được nghiên cứu. Mối quan hệ giữa họat động quang hợp và sự tăng trưởng nhanh của cây
    Mai dương được thảo luận.
    Từ khóa: cấu trúc lá, hô hấp, Mai dương, phản ứng Hill, quang hợp, quang hô hấp.
    1.MỞ ĐẦU
    Cây Mai dương (Mimosa pigra L.) là loài thực vật ngoại lai xâm lấn mạnh, đe doạ các
    vùng đất ngập nước trên thế giới, hiện đang là thảm hoạ ở Úc, Thái Lan, Mỹ và các nước
    Đông Nam Á (Harley, 1992). Ở Việt Nam, Mimosa pigra được tìm thấy từ những năm 1970,
    hiện đang xâm lấn mạnh các vùng đất ngập nước ở một số tỉnh phía Nam, đặc biệt là dọc theo
    các bờ sông, rạch (Hong Son et al., 2004). Tuy nhiên, khả năng nảy mầm của hột Mai dương
    cũng rất mạnh ở các vùng đất không ngập nước, nắng nóng ở xung quanh Thành phố Hồ Chí
    Minh trong mùa mưa. Trong giới hạn bài báo này, chúng tôi tìm hiểu cấu trúc lá và các hoạt
    động liên quan tới quang hợp của cây Mai dương.
    2.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
    2.1.Vật liệu
    - Cây Mai dương đang tăng trưởng, cao 1,6m - 2,2m và cây đang ra hoa, cao 2,2m – 3,5m
    mọc trong tự nhiên (ở ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh).
    - Do đó, vật liệu được dùng cho các thí nghiệm là các lá chét cấp 2 (leaflet) ở vị trí 10 – 20
    của các lá chét cấp 1 (pinnae) trên lá (leaf) số 4. Các vị trí lá và lá chét được tính tính từ ngọn.
    Theo quan sát của chúng tôi (tài liệu chưa công bố), các cây đang tăng trưởng có khoảng 14 –
    25 lá, mỗi lá có khoảng 8 -12 cặp lá chét cấp 1, mỗi lá chét cấp 1 có khoảng 40 – 52 cặp lá
    chét cấp 2. Trọng lượng khô của các lá thay đổi không đáng kể ở các vị trí 1 – 14 (của cây có
    18 lá), và trọng lượng khô của các lá chét cấp 1 ổn định ở tất cả các vị trí (ảnh 1).
    - Lá số 10 (tính từ ngọn) của cây khoai mì (Manihot esculenta Crantz) dòng Cuống trầu 7
    tháng tuổi được trồng ở Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (được dùng trong các thí nghiệm
    so sánh). Lá nguyên với cuống từ cây được dùng trong các xử lý stress;10 cm2 lá được cắt ở vị
    trí trung tâm của phiến lá được dùng để đo sự trao khí.
    2.2.Phương pháp
    Quan sát hình thái giải phẫu. Các lát cắt ngang qua lá chét được nhuộm 2 màu (son phèn,
    xanh iod) và quan sát dưới kính hiển vi.
    Đo cường độ quang hợp và hô hấp bằng máy Leaflab 2 (Hansatech), ở nhiệt độ 32 ± 2oC,
    cường độ ánh sáng 20.000 lux (quang hợp) hay trong tối (hô hấp).
    Science & Technology Development, Vol 11, No.07 - 2008
    Trang 32
    Đo quang hô hấp bằng máy Leaflab 2 (Hansatech) với điện cực đo oxygen, ở nhiệt độ 32 ±
    2oC, cường độ ánh sáng 20.000 lux. Buồng kín chứa mẫu lá của máy có 1 lớp vải đệm thấm
    KOH 40% để hấp thu CO2. Thời gian chiếu sáng được lập trình với 15 phút chiếu sáng ban
    đầu ở 500àmol/m2/s (tương đương với khoảng 20.000 lux) và 15 phút tắt sáng. Nhiệt độ của
    hệ thống được duy trì ổn định ở 32 ± 2°C. Sai biệt giữa tốc độ hấp thu O2 ở 10 giây đầu tiên
    (sau khi tắt sáng) và tốc độ hấp thu O2 ổn định sau 10 giây tắt sáng biểu thị giá trị quang hô
    hấp của thực vật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...