Luận Văn Tìm hiểu cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài

    Trong các loại hình văn hoá dân gian, ca dao là một kho tri thức độc đáo không chỉ về nội dung, mà cả về hình thức nghệ thuật, trong đó có như ngôn ngữ. Ca dao Việt Nam là lời ăn, tiếng nói của nhân dân đã khắc sâu trong tâm trí con người Việt Nam từ xưa đến nay. Trải qua biết bao thế hệ người Việt Nam đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã gìn giữ tiếng nói của dân tộc mình qua nền văn học dân gian, đặc biệt là thể loại ca dao. Trong lịch sử văn học, những nhà nghiên cứu Việt Nam đã có những công trình rất hay, rất bổ ích về ca dao. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát ca dao trên nhiều phương diện: nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật Trong đó, về hình thức nghệ thuật, yếu tố ngôn ngữ trong ca dao cũng được nhiều nhà nghiên cứu bàn đến trong nhiều công trình. Là một trong những loại hình sáng tác của, những người bình dân lao động, nên ca dao rất gần gũi với lời ăn, tiếng nói của con người, nên khi nghiên cứu câu tiếng Việt, vấn đề cấu trúc cú pháp của ca dao cũng được nhiều người quan tâm.
    Với mong muốn khám phá giá trị của kho tàng ca dao Việt Nam trên bình diện ngôn từ, người viết chọn đề tài: “Tìm hiểu cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng”. Thực hiện đề tài này cũng là dịp người viết trao dồi và cũng cố thêm vốn hiểu biết của mình về ngôn ngữ, đặc biệt là tri thức ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm chức năng - một quan điểm ngữ pháp mới trong việc nghiên cứu câu tiếng Việt.
    2. Lịch sử vấn đề
    2.1 Về ngữ pháp chức năng
    Ở Việt Nam, ngành Ngôn ngữ học ra đời muộn hơn so với các nước trên thế giới, đặc biệt là lĩnh vực ngữ pháp nói chung và ngữ pháp chức năng nói riêng. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm chức năng xuất hiện vào những năm của thập niên 80 của thế kỷ XX qua một số bài viết mang tính chất giới thiệu như: Giới thiệu lý phân đoạn thực tại câu của Lý Toàn Thắng (1981); Vấn đề thành phần câu của Hoàng tuệ (1988). Đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, xuất hiện công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm chức năng có hệ thống đầu tiên. Đó là quyển Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển 1 của Cao Xuân Hạo [5] (Đến năm 2004, công trình này đã được Nhà xuất bản Giáo dục tái bản). Trong quyển sách này, Cao Xuân Hạo đã xem xét câu tiếng Việt trên ba bình diện là cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Về cú pháp, Cao Xuân Hạo đã phủ nhận quan hệ chủ ưv trong câu tiếng Việt. Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu nước ngoài, Cao Xuân Hạo cho rằng cấu trúc cú pháp câu của tiếng Việt phản ánh sát sao hành động nhận định của tư duy. Ông đã tiếp thu và ứng dụng khái niệm đưthuyết vào miêu tả cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt. Cao Xuân Hạo đã chia phần đ thành nội đềngoại đề. Theo ông, phần ngoại đề nằm ngoài thành phần cơ bản của câu nêu ông chỉ nhắc qua; phần nội đề thì ông đặc biệt chú ý tới vì nó là cấu trúc cú pháp cơ bản của câu tiếng Việt. Phần nội đề, đã được chia ra làm hai loại: chủ đềkhung đề. Bên cạnh cấu trúc đề ưthuyết mang tính chất miêu tả, thuật sự, ông còn đưa ra khái niệm đề tình tháithuyết tình thái. Đến năm 1998, Cao Xuân Hạo cho xuất bản một quyển sách khác, do ông làm chủ biên. Đó là quyển Ngữ pháp chức năng, quyển 1: câu trong tiếng Việt: cấu trúc ư ngữ nghĩa ư công dụng[2]. Quyển sách này dựa trên nền tảng lý thuyết của quyển Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng , quyển 1, được giản lược, dễ hiểu, dễ đọc hơn.
    Năm 2005, Nhà xuất bản Giáo dục đã cho xuất bản tiếp quyển Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 2: Ngữ đoạn và từ loại, do Cao Xuân Hạo làm chủ biên. Quyển sách này đi sâu hơn vào việc phân loại các loại ngữ đoạn chức năng và từ loại theo quan điểm ngữ pháp chức năng. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khác liên quan đến ngữ pháp chức năng như: Vị từ hành động tiếng Việt và các tham số của nó của Nguyễn Thị Quy. Quyển sách này miêu tả vị từ hành động của tiếng Việt và các vai nghĩa gắn liền với các loại hành động. Tiếng Việt: Mấy vấn đề ngữ âm ư ngữ pháp ư ngữ nghĩa [4] của Cao Xuân Hạo. Tiếng Việt ư văn Việt ư người Việt [3] của Cao Xuân Hạo. Sang đầu thế kỷ XXI, xuất hiện công trình: “Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt: mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống” của Hoàng Văn Vân.
    Như vậy, tính từ công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống xuất hiện vào năm 1991 đến nay, việc nghiên cứu cấu trúc câu tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp chức năng ở Việt Nam chỉ mới trải qua 18 năm. Tuổi đời một ngành khoa học còn trẻ như thế thì chưa thể nói đến những thành tựu rực rỡ nhất của nó. Và nhìn chung, các công trình về ngữ pháp chức năng hiện nay đều tiếp thu kết quả nghiên cứu của Cao Xuân Hạo.
    2.2 Về ca dao Việt Nam
    Việc nghiên cứu câu trong tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp chức năng xuất hiện ở Việt Nam muộn, nên vấn đề nghiên cứu cấu trúc cú pháp của ca dao theo quan điểm ngữ pháp chức năng còn rất mới mẻ. Trong các công trình nghiên cứu về ca dao, cũng đã có một số tác giả đã vận dụng quan điểm ngữ pháp chức năng để tìm hiểu cấu trúc của ca dao. Tuy nhiên, những công trình như thế chưa nhiều, chưa cụ thể và chưa đưa ra cái nhìn toàn diện và hệ thống về cú pháp ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng.
    Trong quyển Thi pháp ca dao [13], tác giả Nguyễn Xuân Kính có đề cập đến cấu trúc cú pháp của ca dao. Trong công trình này, tác giả đã đề cập một số khía cạnh về ca dao theo quan điểm ngữ pháp chức năng. Xem xét chức năng phản ánh phán đoán của ca dao, Nguyễn Xuân Kính đã chỉ ra vai trò của các phán đoán và các dạng mô hình của nó (thông qua những cách kết hợp khác nhau để tạo ra lời). Từ việc chỉ ra sự sắp xếp, tổ chức của các phán đoán, Nguyễn Xuân Kính đã rút ra một số kết cấu của ca dao trên một số phương diện, đặc biệt là chức năng của từng thành tố (ngữ đoạn) được kết hợp lại bằng các phương tiện để tạo thành lời ca dao. Mặc dù Nguyễn Xuân Kính có dựa trên quan điểm ngữ pháp chức năng để tìm hiểu ca dao, nhưng ông không có mục đích đi sâu phân tích cấu trúc cú pháp của ca dao. Tác giả chỉ dùng nó làm phương tiên, cơ sở để ông nghiên cứu ca dao về mặt thi pháp. Cũng trên quan điểm ngữ pháp chức năng, Trương Thị Thuyết, trong Giáo trình ngôn ngữ thơ [15], cũng đã nêu lên một số vấn đề về cấu trúc cú pháp của ca dao. Tác giả đã dựa vào “thao tác lựa chọn” và “thao tác kết hợp” giữa các yếu tố dựa trên một khả năng nào đó của ngôn ngữ.
    Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa trình bày rõ ràng và có hệ thống theo quan điểm ngữ pháp chức năng. Trên thực tế hiện nay, cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam đã được một số nhà nghiên cứu nói đến. Nhưng nhìn chung, việc nghiên cứu cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam còn sơ lược, trong khi ca dao là một kho tàng văn học vô giá cần được bàn đến trên nhiều phương diện.
    3. Mục đích yêu cầu
    Ngôn ngữ ca dao Việt Nam có thể được nghiên cứu trên nhiều phương diện: từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng. Nếu nghiên cứu ca dao Việt Nam trên bình diện ngữ pháp, về mặt lý thuyết, người nghiên cứu có thể tiếp cận ca dao theo hai quan điểm: ngữ pháp cấu trúc và ngữ pháp chức năng. Nhưng trên thực tế nghiên cứu, tiếp cận ca dao Viêt Nam theo quan điểm ngữ pháp cấu trúc sẽ gặp nhiều bất cập. Vì trong ca dao, có những câu hầu như không có chủ ngữ theo cách hiểu thông thường.
    Nhận thấy được những ưu điểm của ngữ pháp chức năng trong việc phân tích cấu trúc câu tiếng Việt, nên người viết sẽ vận dụng quan điểm ngữ pháp chức năng để tìm hiểu và phân tích cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam. “Tìm hiểu cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng” là một thể nghiệm.
    Qua đề tài này, người viết muốn thử làm sáng tỏ cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng.
    4.
    Giới hạn vấn đề
    Do phạm vi nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam nên ở đề tài này, người viết chỉ dừng lại, tập trung vào việc phân tích cấu trúc của ca dao Việt Nam chứ không quan tâm nhiều đến nội dung, cũng như nghệ thuật biểu hiện của từng câu ca dao. Về vấn đề chọn ngữ liệu để thực hiện đề tài, trên thị trường sách vở có nhiều tuyển tập về ca dao, trong đó có những câu ca dao có nhiều dị bản khác nhau. Để thống nhất về ngữ liệu, trong luận văn này, người viết dựa vào hai quyển sách.
    Đó là quyển Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập IV, quyển 1: Tục ngữ ư ca dao [14] của Viện văn học, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia ấn hành và quyển Tục ngữ - ca dao Việt Nam [12] của Mã Giang Lân.
    5.
    Phương pháp nghiên cứu
    Trong nghiên cứu ngôn ngữ, có thể sử dụng nhiều phương pháp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài này, người viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và các thao tác, thủ pháp kỹ thuật phụ trợ cho hai phương pháp phân tích, tổng hợp là khái quát hoá, trừu tượng hoá và mô hình hoá. Đây là hệ phương pháp chính mà người viết sử dụng để tìm hiểu cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài này, người viết còn sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp hệ thống hoá khi cần thiết, nhưng đó là những phương pháp phụ trợ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...