Báo Cáo Tìm hiểu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, các dạng hư hỏng đề xuất các biện pháp khắc phục một số thiế

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Từ cây lương thực “chống đói”, cây sắn Việt Nam đã có khối lượng xuất khẩu đứng hàng thứ 2 Thế giới và trở thành cây xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân.
    Nhờ áp dụng nhiều giống mới có năng xuất cao và có hàm lượng bột lớn như giống KM60, KM94, . Năng xuất sắn bình quân cả nước từ 79,9 tạ/ha năm 1999 đã tăng lên 106,4 tạ/ha năm 2001 và tăng thêm 20 tạ cho mỗi ha vào năm 2002, năm 2006 năng suất đạt 162,5 tạ/ha. Diện tích trồng sắn cũng không ngừng mở rộng, từ 220.000 ha năm 1999 lên 263.900 ha năm 2001 và đến tháng 9 năm 2002 đã có 270.000 ha, diện tích năm 2006 là 474.800 ha. Hiện nay, khối lượng xuất khẩu sắn của Việt Nam đạt khoảng 200.000 tấn năm, đứng hàng thứ 2 Thế giới, chỉ sau Thái Lan.
    Nhu cầu của Thế giới đối với tinh bột sắn ngày càng tăng, nhất là tại các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Bên cạnh các thị trường tiêu thụ sắn khô truyền thống là EU và Mỹ. Trong đó, sắn khô chủ yếu làm lương thực (59%) và thức ăn gia súc (28%). Tinh bột sắn nhiều công dụng hơn, ngoài việc làm thực phẩm trực tiếp còn là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp lớn như để làm hồ in, định hình và hoàn tất trong công nghiệp dệt. Đồng thời tinh bột sắn còn dùng trong sản xuất cồn, bột nêm, mì chính, .
    Nhận rõ hiệu quả vấn đề do cây sắn đem lại, một số tỉnh ở miền núi phía Bắc đã xây dựng nhà máy chế biến, cùng một số tỉnh miền Trung như Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
    Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất tinh bột sắn hiện nay của chúng ta chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc. Đặc biệt, hiện nay ở Việt Nam Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp RIAM đã thiết kế, chế tạo thành công dây chuyền thiết bị sản xuất tinh bột sắn và đang áp dụng ở Phú Thọ, Thái Nguyên.
    Do đó, việc nắm vững cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, cũng như xác định được nguyên nhân gây hư hỏng để có biện pháp khắc phục, là rất cần thiết với mỗi nhà máy để đảm bảo hoạt động sản xuất.
    Vì thế, tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, các dạng hư hỏng và đề xuất các biện pháp khắc phục của một số thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy FOCOCEV Thừa Thiên Huế”.


    PHẦN 2. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN
    FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

    2.1. Hoàn cảnh ra đời của nhà máy
    Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế đóng tại Km 802, quốc lộ 1A, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích mặt bằng sản xuất 2592m2. Được thành lập theo quyết định số 520/CT-HC ngày 30/04/2004 của tổng giám đốc công ty Thực phẩm và Đầu tư Công nghệ.
    Máy móc thiết bị của nhà máy được trang bị hiện đại, dây chuyền được nhập từ Thái Lan. Công suất thiết kế giai đoạn một của nhà máy là 60 tấn sản phẩm tinh bột /ngày. Đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ cao, trong đó 30% là trình độ đại học, 60% là trình độ cao đẳng-trung cấp và 10% là lao phổ thông.
    Những năm đầu thành lập, nhà máy đã chú trọng xây dựng và quy hoạch vùng nguyên liệu trên 7 huyện (Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền, Hương thuỷ, A Lưới, Phú Vang) với diện tích hàng nghìn hecta. Hiện nay, với việc nâng cấp công suất nhà máy giai đoạn hai với công suất 120 tấn tinh bột/ngày, vùng nguyên liệu ngày càng được mở rộng trên các địa bàng trong tỉnh và các vùng lân cận.
    Ngoài ra, nhà máy cũng tiếp nhận một phần nguyên liệu nhập từ các tỉnh như Quảng Trị, Quảng Bình .
    Với sự ra đời của nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt kinh tế và xã hội. Nhà máy cũng đã giải quyết việc làm cho một bộ phận người dân, góp phần vào sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những vùng đất khô hạn.
    2.2. Vùng nguyên liệu của nhà máy
    Hiện nay, vùng nguyên liệu chủ yếu của nhà máy là từ nguồn cung cấp ở các huyện trong tỉnh. Đặc biệt, các huyện có sản lượng sắn cao nhất là Phong Điền, Hương Trà, A Lưới. Và ngoài ra, nhà máy còn nhập nguyên liệu từ các tỉnh khác như Quảng Trị, Quảng Bình với số lượng không nhiều.

    MỤC LỤC

    PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN 2. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN FOCOCEV
    THỪA THIÊN HUẾ 3
    2.1. Hoàn cảnh ra đời của nhà máy 3
    2.2. Vùng nguyên liệu của nhà máy 3
    2.3. Cơ cấu tổ chức nhà máy 5
    PHẦN 3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 7
    3.1. Tổng quan về cây sắn 7
    3.1.1. Nguồn gốc cây sắn 7
    3.1.2. Một số giống sắn được trồng tại Việt Nam 7
    3.1.3. Cấu tạo giải phẩu của củ sắn 8
    3.1.4. Thành phần hoá học của củ sắn 9
    3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên Thế giới 10
    3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trong nước 11
    3.4. Một số phương pháp chế biến sắn 12
    3.4.1. Chế biến sắn khô 12
    3.4.2. Chế biến sắn hạt 13
    PHẦN 4. NỘI DUNG CHÍNH 14
    4.1. Quy trình chế biến tinh bột sắn từ củ sắn 14
    4.2. Thuyết minh quy trình sản xuất 16
    4.2.1. Nạp liệu - Mài 16
    4.2.2. Trích ly 17
    4.2.3. Phân ly 18
    4.2.4. Ly tâm tách nước 19
    4.2.5. Sấy 19
    4.2.6. Đóng bao 20
    4.3. Một số thiết bị chính trong quy trình sản xuất 21
    4.3.1. Lồng bóc vỏ 21
    4.3.2. Bể rửa nước 24
    4.3.3. Máy chặt 25
    4.3.4. Máy mài 27
    4.3.5. Máy trích ly 29
    4.3.6. Máy phân ly 31
    4.3.7. Máy ly tâm tách nước 33
    4.3.8. Máy sấy khí động 37
    4.3.9. Máy đóng bao 40
    PHẦN 5. CÁC THÔNG SỐ VẬN HÀNH TRUNG GIAN 44
    5.1. pH nước cấp 44
    5.2. Ðộ cứng của nước 44
    5.3. Hàm lượng Fe2O3 44
    5.4. Dịch sữa bột 44
    5.5. Bột ẩm 45
    5.6. Nước thải 45
    5.7. Bột sót trong bã 45
    5.8. Các thông số thành phẩm 45
    5.8.1. Độ pH 45
    5.8.2. Độ trắng 45
    5.8.3. Độ ẩm 46
    5.8.4. Độ nhớt 46
    5.8.5. Độ mịn 46
    5.8.6. Xơ 46
    5.8.7. Độ tro 47
    5.8.8. Hàm lượng tinh bột 47
    PHẦN 6. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA TINH BỘT SẮN 48
    6.1. Trong công nghiệp sản xuất xà bông và chất tẩy rửa 48
    6.2. Trong ngành sản xuất dược phẩm 48
    6.3. Trong ngành sản xuất chất nổ 48
    6.4. Nhựa từ tinh bột 48
    6.5. Trong công nghệ thực phẩm 48
    6.6. Trong công nghệ bảo quản 49
    PHẦN 7. AN TOÀN VÀ VỆ SINH 50
    7.1. Xử lý nước 50
    7.1.1. Quy trình cấp nước sạch 50
    7.1.2. Quy trình xử lý nước thải 51
    7.2. Chất rắn và các chất nguy hại khác 52
    7.3. Tiếng ồn và khí thải 52
    PHẦN 8. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
    8.1. Kết luận 53
    8.2. Kiến nghị 53
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...