1.Lời mở đầu Các vấn đề kinh tế xuất hiện do chúng ta mong muốn nhiều hơn so với cái mà chúng ta có thể nhận được. Chúng ta muốn một thế giới an toàn và hòa bình. Chúng ta muốn có không khí trong lành và nguồn nước sạch. Chúng ta muốn sống lâu và khỏe. Chúng ta muốn có các trường đại học, cao đẳng và phổ thông chất lượng cao. Chúng ta muốn sống trong các căn hộ rộng rãi và đầy đủ tiện nghi. Chúng ta muốn có thời gian để thưởng thức âm nhạc, điện ảnh, chơi thể thao, đọc truyện, đi du lịch, giao lưu với bạn bè, Việc quản lí nguồn lực của xã hội có ý nghĩa quan trọng vì nguồn lực có tính khan hiếm. Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức sử dụng các nguồn lực khan hiếm nhằm thỏa mãn các nhu cầu không có giới hạn của chúng ta một cách tốt nhất có thể. Kinh tế học vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học, nghiên cứu về cách ứng xử nói chung của mọi thành phần kinh tế, cùng với kết quả cộng hưởng của các quyết định cá nhân trong nền kinh tế đó. Những vấn đề then chốt được kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao gồm mức sản xuất, lạm phát, thất nghiệp, mức giá chung và cán cân thương mại của một nền kinh tế Việt Nam tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa từ một đất nước nghèo vừa thoát khỏi chiến tranh, nền kinh tế lạc hậu, cơ sở vật chất thiếu thốn. Đã có giai đoạn vấp phải những sai lầm do chủ quan nóng vội đưa kinh tế đất nước xuống mức suy yếu và trì trệ nghiêm trọng. Đảng và Nhà nước đã kịp thời nhận ra những khuyết điểm sai lầm, tìm con đường đổi mới để khôi phục kinh tế. Thực tế đã khẳng định Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành quả do đổi mới mang lại thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế và quan trọng hơn sự phát triển đó là vì mục tiêu con người. Tuy nhiên làm thế nào để giữ cho sự phát triển đó được nhanh, bền vững, ổn định? Đó là câu hỏi được đặt ra không phải chỉ đối với các nhà hoạch định kinh tế mà đó là trách nhiệm của mỗi công dân, đặc biệt hơn là với sinh viên - thế hệ trẻ và là tương lai của đất nước. Việc học tập nghiên cứu kinh tế học là việc cần thiết quan trọng trang bị cho sinh viên những lý thuyết cơ bản về tình hình kinh tế của đất nước nói riêng và thế giới nói chung. Kinh tế học vĩ mô là bộ phận quan trọng trong phân ngành kinh tế học với những lý thuyết về các chính sách thu nhập, chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ mà đất nước đã học tập và áp dụng trong thời kỳ xây dựng kinh tế những năm qua. Thế hệ trẻ, đặc biệt là một sinh viên khoa kinh tế cần nhận thức rõ được tình hình kinh tế của đất nước, học tập và nắm vững những kiến thức cơ bản để tương lai trở thành một nhà hoạch định kinh tế có tầm nhìn và kiến thức sâu rộng để góp phần xây dựng đất nước 2. Nội dung chính Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng A. Giới thiệu môn học, vị trí môn học trong chương trình học đại học. A1. Giới thiệu môn học ã Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô - Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất hàng hoá và dịch vụ thoả mãn nhu cầu của cá nhân và toàn xã hội - Kinh tế học vã mô - một phân ngành của kinh tế học – nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vĩ mô gồm: + Phương pháp phân tích cân bằng tổng hợp + Tư duy trừu tượng + Phân tích thống kê số lớn + Mô hình hoá kinh tế ãHệ thống kinh tế vĩ mô Có nhiều cách mô tả hoạt động của nền kinh tế. Theo cách tiếp cận hệ thống - gọi là hệ thống kinh tế vĩ mô hệ thống này được đặc trưng bởi ba yếu tố: Đầu vào, đầu ra và hộp đen kinh tế vĩ mô Các yếu tố đầu vào bao gồm: - Những tác động từ bên ngoài bao gồm chủ yếu các biến tố phi kinh tế: thời tiết, dân số, chiến tranh