Luận Văn Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng phong thủy của khách hàng tại cửa hàng số 5 th

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2011
    Đề tài: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng phong thủy của khách hàng tại cửa hàng số 5 thuộc doanh nghiệp Hoàng Anh


    MỤC LỤC
    Mục lục .i
    Danh mục bảng, biểu .vi
    Lời cám ơn viii
    Tóm tắt ix
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
    1.1. Lý do nghiên cứu đề tài .1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3
    1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .3
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
    1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài . 3
    1.5. Kết cấu đề tài .3
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .6
    2.1 Cơ sở lý thuyết .6
    2.1.1. Sơ lược về các khái niệm về du lịch 6
    2.1.1.1. Khái niệm du lịch . 6
    2.1.1.2. Khái niệm khách du lịch . 7
    2.1.1.3. Thị trường khách du lịch . 7
    2.1.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm . 8
    2.1.3. Quá trình quyết định của người mua .13
    2.2. Mô hình nghiên cứu tham khảo 14
    2.2.1. Mô hình nghiên cứu hành vi khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của
    công ty Tam
    Trần 14
    2.2.2. Mô hình trải nghiệm mua sắm giải trí của Ibrahim (2002) 16
    2.2.3. Mô hình nghiên cứu đề nghị 20
    2.2.4. Các giả thuyết nghiên cứu .21
    2.2.5. Tóm tắt . 21
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .22
    3.1. Quy trình nghiên cứu .22
    3.2. Phương pháp nghiên cứu . 22
    3.2.1. Nghiên cứu định tính lần 1 21
    ii
    3.2.2. Nghiên cứu định tính lần 2 24
    3.2.3. Nghiên cứu định lượng . 24
    3.3. Phương pháp xử lý phân tích dữ liệu 24
    3.3.1. Phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha 24
    3.3.2. Phương pháp phân tích nhân tố EFA 25
    3.3.3. Phương pháp hồi quy đa biến 27
    3.4. Tóm tắt 28
    CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP HOÀNG ANH,
    CỬA HÀNG SỐ 5 VÀ SẢN PHẨM PHONG THỦY 29
    4.1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp .29
    4.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp 29
    4.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 30
    4.1.3. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới của
    doanh nghiệp . 33
    4.2. Giới thiệu về cửa hàng số 5 .33
    4.2.1. Thông tin chung về cửa hàng số 5 34
    4.2.2. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới của cửa
    hàng . 35
    4.3. Giới thiệu về phong thủy và sản phẩm phong thủy . 38
    4.4. Phân tích môi trường vĩ mô .42
    4.5. Môi trường vi mô 50
    4.6. Năng lực kinh doanh của cửa hàng 49
    4.7. Tình hình thực hiện các hoạt động chủ yếu của cửa hàng .57
    4.7.1. Các hoạt động đầu vào của cửa hàng . 57
    4.7.2. Vận hành và đầu ra của cửa hàng 58
    4.7.3. Marketing và bán hàng . 58
    4.8. Đánh giá hiệu quả kinh doanh và tình hình tàichính của cửa hàng qua các năm 60
    4.9. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh . 64
    4.10. Đánh giá thực trạng các hoạt động của cửa hàng qua các năm . 66
    4.10.1. Quản trị chiến lược . 66
    4.10.2. Quản trị nhân sự . 67
    4.10.3. Quản trị chất lượng dịch vụ 71
    4.10.4. Quản trị rủi ro 71
    iii
    CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ . 74
    5.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu 74
    5.1.1. Nơi sống 74
    5.1.2. Độ tuổi và giới tính của khách . 76
    5.1.3. Thu nhập hàng năm của khách .77
    5.1.4. Trình độ học vấn .78
    5.1.5. Nghề nghiệp 79
    5.1.6. Mục đích mua hàng . 81
    5.2. Kết quả thống kê mức độ ảnh hưởng của các biếnkiểm soát đến các biến phụ
    thuộc, sử dụng phương pháp phân tích Crosstab với kiểm định Chi – Square (α=
    5%) . 81
    5.2.1. Khách Việt Nam . 81
    5.2.2. Khách Việt kiều . 83
    5.2.3. Khách nước ngoài 85
    5.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậyCronbach Alpha .87
    5.3.1. Khách Việt Nam .87
    5.3.2. Khách Việt kiều 88
    5.3.3. Khách nước ngoài 89
    5.4. Phân tích nhân tố EFA 90
    5.4.1. Khách Việt Nam 90
    5.4.2. Việt Kiều 92
    5.4.3. Nước ngoài 93
    5.5. Chạy phương trình hồi quy 94
    5.5.1. Khách Việt Nam 94
    5.5.2. Khách Việt kiều 95
    5.5.3. Khách nước ngoài 96
    5.6. Nhận xét 97
    5.6.1. Nhận xét chung 97
    5.6.2. Nhận xét các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng của khách 101
    5.6.3. Nhận xét chung về các thuộc tính .103


    TÓM TẮT
    Mục đích nghiên cứu đề tài này là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
    định mua vật phẩm phong thủy của khách hàng tại cửa hàng số 5 thuộc Doanh
    nghiệp Hoàng Anh, xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa
    các yếu tố với sự ảnh hưởng đến quyết định mua hàngphong thủy của ba đối tượng
    khách là khách Việt Nam, khách Việt kiều và khách nước ngoài khi mua hàng của
    cửa hàng số 5.
    Dựa vào các nghiên cứu liên quan và hai lần nghiên cứu định tính, đề tài đã
    đưa ra một mô hình lý thuyết và các thang đo lường khái niệm nghiên cứu. Một
    nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu 300 khách mua hàng(100 khách Việt Nam, 100
    khách Việt kiều và 100 khách nước ngoài) được thực hiện để đánh giá các thang đo
    và kiểm định mô hình lý thuyết.
    Kết quả kiểm định và những lập luận cho thấy các thang đo đạt yêu cầu (sau
    khi có một số điều chỉnh), mô hình lý thuyết phù hợp với thông tin thị trường và đa
    số các giả thuyết được chấp nhận. Cụ thể, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
    mua hàng phong thủy của khách Việt Nam là: vận chuyển, khách hàng, giá cả, sản
    phẩm, xúc tiến thương mại, nhân viên, vị trí cửa hàng. Các yếu tố tác động đến
    quyết định mua hàng phong thủy của khách Việt kiều là: sản phẩm, nhân viên, giá
    cả, xúc tiến thương mại, khách hàng, vận chuyển, vịtrí cửa hàng.Các yếu tố tác
    động đến quyết định mua hàng phong thủy của khách nước ngoài là: giá cả, xúc
    tiến thương mại, sản phẩm, nhân viên, vị trí cửa hàng, vận chuyển.
    Kết quả của nghiên cứu giúp cho cửa hàng số 5 cũngnhư công ty Hoàng Anh
    xác định được những yếu tố nào tác động đến quyết định mua hàng phong thủy của
    cửa hàng, đồng thời cũng đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này như
    thế nào với ba nhóm đối tượng khách khác nhau. Từ đó, công ty nói chung và cửa
    hàng số 5 nói riêng có những giải pháp tốt hơn trong thu hút khách hàng, bán hàng,
    thúc đẩy quá trình ra quyết định mua hàng của khách. Nghiên cứu này cũng làm cơ
    sở cho nghiên cứu sâu hơn của công ty nói chung và cửa hàng số 5 nói riêng về
    hành vi khách hàng.
    Cuối cùng, nghiên cứu này là cơ sở để sinh viên ngành du lịch mở rộng các
    hướng nghiên cứu sau này, đi vào các nghiên cứu sâuhơn về sự tác động của các
    yếu tố đến quyết định mua hàng của du khách tại cácđiểm du lịch, hay mở rộng
    hướng nghiên cứu ở bất kỳ sản phẩm kinh doanh nào, hoặc mở rộng lĩnh vực kinh
    doanh ngoài địa bàn thuộc điểm du lịch.


    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    1.1. Lý do nghiên cứu đề tài
    Thứ nhất, từ ngày đầu thành lập đến nay, doanh nghiệp HoàngAnh đã trải qua
    nhiều giai đoạn phát triển, không ngừng mở rộng quymô và từng bước hoàn thiện
    cơ cấu tổ chức. Nhưng trên thức tế, doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, thiếu sót trong
    quá trình tìm hiểu nhu cầu và thu hút khách hàng. Lý do chính của việc thiếu thông
    tin về khách hàng là doanh nghiệp chưa từng có một nghiên cứu khoa học nào
    mang tính hệ thống và có độ tin cậy để làm cơ sở định hướng cho các chiến lược
    kinh doanh.
    Thứ hai, doanh thu của cửa hàng số 5 vào các tháng năm 2010 thấp hơn so với
    cùng thời gian vào năm ngoái. Trong khi cửa hàng số7 cũng chuyên kinh doanh
    hàng phong thủy nhưng được đánh giá là doanh thu ổnđịnh hơn. Vì vậy cửa hàng
    số 5 cần xem lại phương thức và các chiến lược kinhdoanh của mình. Việc đầu
    tiên, cửa hàng cần phải tiến hành nghiên cứu nhu cầu của khách, nhưng nội dung
    của đề tài nghiên cứu này chỉ giới hạn ở “quyết định mua hàng của khách”.
    Thứ ba, với sự phát triển không ngừng của xã hội, mạng thông tin và biến
    động kinh tế, nhu cầu của khách hàng mua sản phẩm phong thủy cũng thay đổi so
    với trước đây. Nhu cầu này rất phức tạp, khó có thểdựa trên kinh nghiệm, phán
    đoán để đưa ra chính sách kinh doanh. Nghiên cứu này sẽ một phần làm rõ nhu cầu
    khách hàng hiện nay đối với mặt hàng phong thủy. Qua đó, cửa hàng sẽ có chính
    sách kinh doanh phù hợp hơn.
    Thứ tư, năm 2011 cửa hàng số 5 chịu áp lực cạnh tranh mạnh hơn trước đây.
    Từ vị trí độc quyền kinh doanh mặt hàng phong thủy ở Vinpearl Land, từ đầu năm
    2011 cửa hàng số 5 chịu sự cạnh tranh của cửa hàng phong thủy An Nhiên (khai
    trương tháng 02/2011, có vị trí đối diện với cửa hàng số 5 và 70% mặt hàng kinh
    doanh giống cửa hàng số 5). Trong thành phố Nha Trang, cửa hàng phong thủy
    cũng ngày càng xuất hiện nhiều. Ngoài ra, cửa hàng số 5 còn chịu sự cạnh tranh
    trong cùng doanh nghiệp: cửa hàng phong thủy số 7 (nằm bên cạnh), quầy hàng
    2
    phong thủy trong siêu thị Maximax và quầy phong thủy ở Nha Trang Center
    (05/2011). Để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh gay gắt cửa hàng số 5 cần
    phải định hướng tốt vào khách hàng.
    Thứ năm, mục tiêu lâu dài của các doanh nghiệp đều hướng đến kinh doanh ổn
    định và bền vững. Vì vậy mọi doanh nghiệp đều cố gắng tạo được một lực lượng
    khách hàng trung thành thông qua việc làm hài lòng khách hàng. Đề tài này nghiên
    cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng, từ đó tìm ra các yếu tố tác
    động đến sự hài lòng của khách. ề tài nghiên cứu này là bước khởi đầu và là cơ sở
    để thực hiện những nghiên cứu sâu hơn về hành vi khách hàng vào thời gian sau.
    Bởi lẽ, một doanh nghiệp chưa từng thực hiện nghiêncứu nào không thể bắt tay
    ngay thực hiện các dự án nghiên cứu lớn, mà cần làmtừ những nghiên cứu cơ bản
    để có những bước đi vững chắc trong nghiên cứu và đưa ra quyết định kinh doanh
    đúng đắn; đồng thời, dần dần tạo sự thích ứng trongsuy nghĩ và nhận thức của các
    quản lý cũng như nhân viên về các khái niệm khách hàng, hành vi khách hàng.
    1.4. Mục tiêu nghiên cứu
    ã Câu hỏi nghiên cứu
    - Những yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua hàng phong thủy của
    khách hàng Việt Nam, khách Việt Kiều và khách nước ngoài là gì?
    - Có sự khác biệt về các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
    phong thủy giữa ba nhóm khách hàng trên hay không?
    - Những giải pháp doanh nghiệp cần thực hiện để thúc đẩy quá trình ra quyết
    định của khách là gì?
    ã Mục tiêu tổng quát
    Tìm hiểu các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua hàng phong thủy
    của khách hàng, qua đó tìm ra giải pháp thúc đẩy quá trình ra quyết định mua hàng
    tại cửa hàng số 5.
    ã Mục tiêu cụ thể
    - Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua hàng phong thủy
    của từng nhóm khách hàng: Khách Việt Nam, khách Việt kiều, khách nước ngoài.
    3
    - So sánh sự ảnh hưởng của các yếu tố chính tác động đến quyết định mua hàng
    giữa ba nhóm khách: khách Việt Nam, khách Việt kiều, khách nước ngoài.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình ra quyết định mua hàng của
    khách.
    1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Khách hàng mua sản phẩm tại cửa hàng số 5 của DNTN thương mại và dịch
    vụ Hoàng Anh tại Vinpearl Land.
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Nghiên cứu tại cửa hàng số 5 đặt tại lô T8 phố mua sắm ở Vinpearl Land
    - Thời gian: 16 tuần (Từ 24/02 – 15/06)
    1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    Kết quả nghiên cứu là một trong những căn cứ để cửa hàng số 5 nhận ra
    những ưu điểm và khuyết điểm của mình trong việc thu hút và thuyết phục được
    khách hàng mua sản phẩm của cửa hàng số 5.
    Đồng thời, dựa vào nghiên cứu có thể cho thấy nhữngyếu tố nào tác động
    chính đến từng nhóm đối tượng khách hàng (Khách Việt Nam, khách Việt kiều,
    khách nước ngoài). Qua đó, với từng đối tượng kháchkhác nhau doanh nghiệp cần
    có những chính sách phù hợp, góp phần dẫn dắt kháchđến quyết định mua hàng,
    thúc đẩy quá trình ra quyết định mua hàng diễn ra nhanh chóng hơn.
    1.7. Kết cấu đề tài
    Kết cấu của đề tài được chia thành 6 chương:
    ã Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
    Chương này giới thiệu về lý do lựa chọn đề tài, đưara mục tiêu nghiên cứu,
    xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nêu lên ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    và trình bày kết cấu đề tài qua đó tóm tắt nội dungtừng chương.
    ã Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
    4
    Chương này đưa ra các khái niệm về du lịch, khách du lịch, thị trường khách
    du lịch, mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm, quá trình quyết định
    của người mua. Sau khi trình bày một số khái niệm liên quan đến đề tài, chương 2
    tiếp tục trình bày hai mô hình nghiên cứu tham khảo: Mô hình nghiên cứu hành vi
    khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của Công ty Tam Trần và mô hình trải
    nghiệm mua sắm giải trí của Ibrahim (2002). Từ hai mô hình nghiên cứu tham khảo
    cùng với kết quả nghiên cứu định tính lần 1, chươngnày cũng trình bày mô hình
    nghiên cứu đề nghị. Cuối cùng, chương đưa ra các giả thuyết nghiên cứu.
    ã Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
    Chương này lần lượt trình bày về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên
    cứu và các phương pháp sẽ được sử dụng để thực hiệnphân tích số liệu thu thập.
    ã Chương 4: Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp Hoàng Anh, sản phẩm phong
    thủy và cửa hàng số 5
    Phần đầu chương giới thiệu khái quát về doanh nghiệp Hoàng Anh, trình bày
    cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, những thuận lợi, khókhăn và phương hướng phát
    triển trong thời gian tới của doanh nghiệp. Kế đến nội dung cung cấp thêm một vài
    thông tin về cửa hàng số 5, những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển
    của cửa hàng trong thời gian tới. Sau khi trình bàysơ lược về doanh nghiệp và cửa
    hàng số 5, chương tiếp tục giới thiệu về phong thủyvà sản phẩm phong thủy. Kế
    đến, chương tiến hành phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, năng lực kinh doanh,
    tình hình thực hiện các hoạt động chủ yếu của cửa hàng và tiến hành phân tích tình
    hình tài chính đánh giá hiệu quả kinh doanh của cửahàng qua các năm.
    ã Chương 5: Phân tích dữ liệu và đánh giá kết quả thuđược
    Chương 5 tiến hành phân tích thông tin về mẫu nghiên cứu, thực hiện kiểm
    định Chi – Square, đánh giá độ tin cậy của thang đobằng hệ số tin cậy Cronbach
    Alpha, phân tích nhân tố EFA và chạy phương trình hồi quy. Cuối chương đánh giá
    kết quả và nhận xét về kết quả phân tích dữ liệu thu thập được.
    ã Chương 6: Giải pháp và kiến nghị
    Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu, người viết đưa ra những giải
    pháp và kiến nghị đối với hoạt động kinh doanh của cửa hàng số 5.


    CHƯƠNG 2
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
    Trong chương 1 người viết đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Ở
    Chương 2 này sẽ giới thiệu các lý thuyết về hành vitiêu dùng và các khái niệm có
    liên quan như sản phẩm du lịch, khách hàng, Đồng thời, chúng ta cũng sẽ đưa ra
    một mô hình lý thuyết được xây dựng và giả thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
    2.1 Cơ sở lý thuyết
    2.1.1. Sơ lược về các khái niệm về du lịch
    2.1.1.1. Khái niệm du lịch
    Thuật ngữ “du lịch” bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour”nghĩa là đi vòng quanh,
    cuộc dạo chơi, còn “tourist” là người đi dạo chơi.Đầu tiên du lịch được hiểu là việc
    đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong một
    khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ mát, giải trí, hay chữa
    bệnh. Ngày nay, người ta đã thống nhất rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di
    chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc
    và xâm lược, đều mang ý nghĩ du lịch.
    Du lịch không chỉ tạo nên sự vận động của hàng triệu, triệu người từ nơi này
    sang nơi khác, mà còn đẻ ra nhiều hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với nó (sản
    xuất và cung cấp hàng hóa phục vụ việc thỏa mãn nhucầu vật chất, tinh thần của
    khách). Du lịch không còn là hiện tượng lẻ loi, đặcquyền của cá nhân hay nhóm
    người nào đó. Ngày nay nó mang tính phổ biến và tính nhận thức với mục tiêu
    không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncho con người, củng cố hòa
    bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Như vậy du lịch là một khái niệm bao hàm nội
    dung kép.
    Trong một số tài liệu công bố gần đây nhất, có người quan niệm du lịch bao
    hàm 3 mặt nội dung, song thực chất không khác gì hai nội dung trên, bởi vì nội
    dung đầu được tách ra làm đôi. Theo I.I Pirôgiơnic (1985), thuật ngữ du lịch
    chuyển tải 3 nội dung cơ bản:
    - Cách thức sử dụng thời gian rảnh rỗi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
    6
    - Dạng chuyển cư đặc biệt
    - Ngành kinh tế, một trong những ngành thuộc lĩnh vựcphi sản xuất nhằm
    phục vụ các nhu cầu văn hóa - xã hội của nhân dân.
    Xem xét du lịch một cách toàn diện hơn thì cần phảicân nhắc tất cả các chủ thể
    tham gia vào hoạt động du lịch mới có thể khái niệmvà hiểu được bản chất của du
    lịch một cách đầy đủ. Các chủ thể đó bao gồm:
    - Khách du lịch
    - Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ du lịch
    - Chính quyền sở tại
    Tuy nhiên, khái niệm du lịch có thể được xác định như sau: Du lịch là dạng
    hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm
    thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể
    chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo
    việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế vàvăn hóa (I.I Pirôgionic, 1985).
    2.1.1.2. Khái niệm khách du lịch
    Hội nghị Tổ chức Du lịch thế giới họp tại Roma tháng 9-1968 đã xác nhận
    khách du lịch là bất cứ ai lưu lại qua đêm tại nơi không phải là nơi mình thường ở
    và mục đích chính của sự di chuyển ấy không nhằm kiếm tiền.
    Khách du lịch quốc tế là những ai đi ra ngoài biên giới nước mình với mục
    đích đi nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thể thao, thăm dò thị trường, ký kết hợp đồng, hội
    thảo, hay chỉ đơn thuần là đi chơi, ngắm cảnh.
    Những người di chuyển và ở lại qua đêm ở một nơi nào đó trong phạm vi đất
    nước của chính họ thì được xếp vào nhóm du khách nội địa.
    Khách viếng thăm là một người đi đến một nơi khác với bất kỳ lý do nào đó
    (trừ hành nghề có lãnh lương). Họ có thể là khách du lịch (Tourist) nếu họ lưu trú
    qua đêm tại nơi ấy. Còn nếu họ lưu trú dưới 24 giờ thì gọi là khách tham quan.


    THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Những nguyên lý tiếp thị, tập 1, Phillip Kotler andGary Armstrong, Nhà xuất
    bản thống kê ngày 04/09/2004.
    2. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng
    Ngọc, Nhà xuất bản thống kê năm 2005.
    3. Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp, PGS.TS. Nguyễn Quang Thu,
    Nhà xuất bản thống kê, năm 2008.
    4. Bài giảng quản trị nhân lực, Phạm Thế Anh, Trường ĐH Nha Trang, khoa
    Kinh tế năm 2009.
    5. Quản trị toàn diện doanh nghiệp, Hồ Đức Hùng, NXB ĐH quốc gia TP Hồ
    Chí Minh.
    6. Quản trị chiến lược, Lê Chí Công, Trường ĐH Nha Trang, khoa Kinh tế, bộ
    môn quản trị kinh doanh, năm 2009.
    7. Marketing du lịch, MBA. Nguyễn Văn Dung, NXB Giao thong giao thông vận
    tải.
    8. Marketing dịch vụ, PGS.TS Lưu Văn Nghiêm, ĐH kinh tế quốc dân, NXB ĐH
    kinh tế quốc dân.
    9. Báo cáo tài chính, báo cáo hiệu quả kinh doanh, báocáo doanh thu, báo cáo
    thuế, báo cáo nhân sự, báo cáo hàng tồn kho của DN Hoàng Anh, nằm trong phần
    mềm quản trị doanh nghiệp.
    10. http://www.h-a.com
    11. http://www.scribd.com
    12. http://www.nganhangonline.com
    13. http://www.laisuat.com
    14. http://www.sbv.gov.vn
    15. http://www.cafef.vn
    16. http://www.itdr.org.vn
    17. http://www.vneconomy.vn
    18. http://www.nqcenter.wordpress.com
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...