Chuyên Đề Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của sản xuất cà phê tại xã Cư M’gar, huyện Cư M’

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. Tính cấp thiết
    Cùng với sự phát triển của thế giới và khu vực, nền kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu to lớn, trong đó kinh tế nông nghiệp và đặc biệt là sản phẩm cà phê chiếm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cà phê được đưa vào Việt Nam từ những năm 1850[1], nhưng đến năm 1975 khi đất nước hoàn toàn giải phóng thì sản xuất cà phê mới được chú trọng. Tuy được đầu tư muộn nhưng sản xuất cà phê Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh chóng, diện tích và sản lượng tăng qua các năm, 1975 cả nước có khoảng 13 nghìn ha trồng cà phê, sản lượng đạt 6 nghìn tấn thì đến năm 2008 diện tích trồng cà phê lên đến 525,1 nghìn ha với sản lượng đạt 996,3 nghìn tấn[2]. Cà phê Việt Nam ngày càng được nhiều nước biết đến hơn, lượng cà phê xuất khẩu liên tục tăng trưởng trong những năm qua. Từ niên vụ 2000/01 đến 2008/09 Việt Nam luôn là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 trên thế giới chỉ sau Brazil[3], đem về một lượng ngoại tệ không nhỏ, góp phần xây dựng đất nước, nâng cao đời sống người dân sản xuất cà phê.
    Cà phê là một nông phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh lớn trên thị trường nhưng Việt Nam chưa khai thác được lợi thế này. Công nghệ thu hoạch và bảo quản cà phê của nước ta còn lạc hậu dẫn đến chất lượng cà phê không ổn định. Đầu tư chế biến để tăng giá trị thặng dư chưa nhiều do đó sản lượng cà phê xuất khẩu cao nhưng chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô. Nước ta chưa xây dựng được những thương hiệu mạnh gắn liền với vị trí của sản phẩm trên thị trường thế giới
    Ở Việt Nam, Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với đặc điểm đất đỏ bazan rộng lớn ở độ cao 500m đến 600m so với mặt biển, phù hợp cho cây công nghiệp như cà phê, cao su, tiêu. Trong đó, cà phê là cây công nghiệp chủ đạo ở đây. Phát huy lợi thế so sánh của vùng, Tây Nguyên phát triển diện tích và sản lượng cà phê lên đứng đầu cả nước. Nhưng với tiềm năng thuận lợi của vùng thì cây cà phê vẫn có thể phát triển hơn nữa.
    Thực tế hiện nay, hiệu quả sản xuất cà phê còn thấp chi phí người sản xuất bỏ ra so với doanh thu cao, lợi ích từ cây cà phê mang lại chưa xứng với tiềm năng. Trong quá trình sản xuất cà phê gặp nhiều khó khăn đặc biệt là vấn đề nâng cao năng suất cây trồng và nâng cao chất lượng cà phê. Ngoài ra người sản xuất cà phê luôn đối mặt với các rủi ro, rủi ro về thời tiết, rủi ro về dịch bệnh. Giá thành sản xuất cà phê tương đối cao, 1 tấn cà phê nhân có giá thành khoảng 18,5 triệu đồng, đồng thời với chất lượng không đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng nên giá bán thường thấp. Kết quả là thu nhập của người sản xuất cà phê thấp so với các tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê, so với tổng giá trị của chuỗi giá trị cà phê[4]. Do đó cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê, góp phần cải thiện đời sống người dân, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.Hiệu quả sản xuất cà phê phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố khách quan như lượng mưa, nhiệt độ và các yếu tố chủ quan như vốn, trình độ. Hiệu quả kĩ thuật là yếu tố cốt yếu để đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê. Các yếu tố tác động đến hiệu quả kĩ thuật là các yếu tố chủ quan như trình độ của chủ hộ, dân tộc, kinh nghiệm sản xuất cà phê, tín dụng, khuyến nông, mức độ phụ thuộc của lao động [3], [5], [6] . Các yếu tố này có vai trò quyết định trong quá trình sản xuất cà phê.
    Xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lắk là xã còn nhiều khó khăn, đời sống người dân còn thấp. Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu ở đây. Cây cà phê là cây trồng chính của các nông hộ . Nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê là một vấn đề quan trọng. Các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất đặc biệt là hiệu quả kỹ thuật của quá trình sản xuất cà phê rất đa dạng và phức tạp Thực trạng việc sản xuất cà phê ở đây ra sao? Hiệu quả kỹ thuật hiện nay như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật? Các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào? Yếu tố nào đóng vai trò quyết định? Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của sản xuất cà phê sẽ biết được mức độ ảnh hưởng, ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất, từ đó có hướng tác động tích cực đến sản xuất cà phê.
    Để liên hệ thực tế với lý thuyết đã học, nâng cao kiến thức, trau dồi khả năng thực hành nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của sản xuất cà phê tại xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lắk.”

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Ước lượng hệ số hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ theo dung lượng mẫu điều tra trên đại bàn nghiên cứu.
    Xác định và phân tích những yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật sản xuất cà phê.
    1.3. Phạm vi nghiên cứu
    1.3.1. Nội dung nghiên cứu
    Xem xét mối quan hệ tương quan giữa những yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất cà phê trên cơ sở ước lượng hệ số hiệu quả kĩ thuật.
    Tìm hiểu những nghiên cứu trước đây về việc xác định những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kĩ thuật của sản xuất cà phê. Đồng thời phân tích mối quan hệ của những yếu tố này trong điều kiện cụ thể của thực trạng sản xuất cà phê trên địa bàn xã Cư M’gar. Tìm hiểu mối quan hệ của những yếu tố này và hệ số hiệu quả kỷ thuật của các hộ sản xuất cà phê thông qua mô hình kinh tế lượng.
    1.3.2. Thời gian nghiên cứu:
    Thu thập số liệu 3 năm: 2008, 2009, 2010.
    Đề tài được thực hiện từ 17/10/2011 đến ngày 17/11/2011.
    1.3.3. Không gian:
    Xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lắk.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...