Luận Văn Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà, Hải phòng

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài thực hiện năm 2013
    Đề tài: Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà, Hải phòng




    MỤC LỤC
    DANH MỤC BẢNG
    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Phương pháp nghiên cứu . 3
    5. Bố cục và nội dung của đề tài . 6
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH TREKKING 7
    1.1. Cơ sở lý luận loại hình du lịch trekking . 7
    1.1.1. Thuật ngữ và các quan điểm 7
    1.1.2. Đặc trưng . 9
    1.1.3. Điều kiện hình thành và phát triển . 10
    1.1.4. Vị trí phân loại, các thành tố và cấp độ . 13
    1.2. Du lịch trekking trên Thế giới và Việt Nam 18
    1.2.1. Du lịch trekking trên Thế giới 18
    1.2.2. Sự hình thành và phát triển loại hình du lịch treeking tại Việt Nam . 22
    1.2.3. Một số điểm du lịch Trekking tiêu biểu ở Việt Nam . 23
    Tiểu kết chương 1 24
    CHƯƠNG 2. CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH
    TREKKING TẠI CÁT BÀ – H ẢI PHÒNG 26
    2.1. Giới thiệu khái quát về Cát Bà . 26
    2.1.1. Vị trí địa lý 26
    2.1.2. Tên gọi 27
    2.1.3. Lịch sử hình thành 28
    2.1.4. Sơ lược hoạt động du lịch tại Cát Bà . 28
    2.2. Điều kiện phát triển du lịch trekking tại Cát Bà 30
    2.2.1. Tài nguyên du lịch 30
    2.2.2. Dân cư, lao động 49
    2.2.3. Cơ sở hạ tầng . 52
    2.2.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật và dịch vụ cung ứng 55
    2.2.5. Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch và các dự án đầu tư tại Cát
    Bà 56
    2.3. Đánh giá chung . 59
    2.3.1. Thuận lợi 59
    2.3.2. Khó khăn 61
    Tiểu kết chương 2 62
    CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ CÁC
    ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH TREKKING TẠI CÁT BÀ
    – HẢI PHÒNG 63
    3.1. Định hướng phát triển du lịch trekking tại Cát Bà . 63
    3.1.1. Phát triển du lịch trekking theo quan điểm du lịch sinh thái . 63
    3.1.2. Phát triển du lịch trekking gắn kết với cộng đồng địa phương . 64
    3.2.Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekk
    3.2.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch cho phát triển
    du lịch trekking 66
    3.2.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá điều kiện thuận lợi của Cát Bà 66
    3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực . 66
    3.2.4. Hỗ trợ bảo tồn tài nguyên du lịch 67
    3.2.5. Tăng cường giáo dục môi trường . 68
    3.2.6. Tạo lập cơ chế chính sách quản lý phù hợp . 69
    3.2.7. Xây dựng quy hoạch hợp lý 70
    3.2.8. Các nhà kinh doanh du lịch trekking cần chuyên nghiệp hóa . 70
    3.3. Một số kiến nghị . 71
    3.3.1. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng 71
    3.3.2. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân Huyện đảo Cát Hải . 71
    3.3.3. Kiến nghị đối với Ban quản lý Vườn quốc gia Cát Bà . 72
    3.3.4. Kiến nghị đối với các chủ thể tham gia 72
    Tiểu kết chương 3 72
    KẾT LUẬN . 74
    DANH MỤC THAM KHẢO
    PHỤ LỤC




    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế – xã hội phổ biến không chỉ
    ở các nước phát triển mà ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Thủ tướng
    Chính phủ vừa qua đã phê duyệt việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
    nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP tại “Quy hoạch tổng thể phát
    triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” cho thấy Du lịch đang
    và sẽ trở thành một ngành kinh tế lớn và mang lại nhiều nguồn lợi cho đất nước. Việt
    Nam thu hút hàng năm hơn bốn triệu lượt khách quốc tế không chỉ bởi lợi thế về nguồn
    tài nguyên phong phú, đa dạng mà còn vì những giá trị nhân văn của dân tộc. Tuy nhiên
    lượng khách quay trở lại Việt Nam mới chỉ có khoảng 15%, đây là tỷ lệ còn quá thấp.
    Có rất nhiều nguyên nhân khiến việc du khách quốc tế không muốn quay trở lại Việt
    Nam nhưng chủ yếu là sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chúng ta mới chỉ biết khai thác
    một cách đơn giản những giá trị mà thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam. Trong khi đó
    nhu cầu của khách du lịch đặc biệt du khách quốc tế ngày càng đa dạng và đòi hỏi cao,
    không chỉ là đơn thuần là được tham quan, nghỉ dưỡng mà còn được tham gia những
    loại hình chuyên biệt hơn như sinh thái, MICE, thể thao – mạo hiểm, Chính vì vậy
    việc đòi hỏi yếu tố “mới” và “lạ” tại các điểm đến du lịch tại Việt Nam là vô cùng cần
    thiết để thay đổi những điểm đến truyền thống đã quá quen thuộc với khách du lịch.
    Để tạo ra tính mới và lạ cho các điểm đến, việc khai thác các loại hình du lịch
    mới là việc cần thiết và Trekking là một loại hình như vậy. Theo kết quả của sự kiện du
    lịch quốc tế - thế thao (Giải đua Raid Gauloises Việt Nam 2002), “Việt Nam bước đầu
    được nhìn nhận như một điểm đến mới mẻ, hấp dẫn an toàn và thân thiện không chỉ với
    loại hình chuyên biệt: du lịch thể thao - khám phá, mạo hiểm Là một trong những
    loại hình phổ biến nhất trong hệ thống loại hình du lịch chuyên biệt theo hướng thể thao
    – khám phá, mạo hiểm, du lịch trekking đã được triển khai trong khoảng gần hai thập kỷ
    qua” (Thạc sĩ Trịnh Lê Anh, 2007) [2]. Tuy nhiên loại hình trekking chưa được biết đến
    nhiều và hoạt động trekking còn thiếu, chủ yếu mang tính chất tự phát, thiếu trách
    nhiệm với tài nguyên. Để giải quyết vấn đề này cần phải nghiên cứu cứu sâu về loại
    hình du lịch được đánh gia là tiềm năng và vẫn còn mới này.
    Sinh ra và lớn lên tại Thành phố Hải Phòng - thành phố Cảng biển lớn nhất miền
    Bắc, nơi có điều kiện tư nhiên rất phong phú, giàu đẹp, đa dạng và có nhiều nét độc đáo
    mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa. Hải Phòng cũng là nơi có lịch sử lâu
    đời, một vùng đất hội tụ đủ khí thiêng sông núi. Đặc biệt là vùng đảo Cát Bà – món quà
    mà “Thiên nhiên đã quá hào phóng ban tặng cho Cát Bà món quà quý giá, đó là tiềm
    năng du lịch sinh thái vô cùng hấp dẫn. Bao trùm toàn bộ đảo Cát Bà trùng điệp là các
    dãy núi đá vôi có độ cao trung bình 150m so với mực nước biển trong vắt, cao nhất là
    đỉnh núi Vọng 322m. Tiếp giáp với các triền núi đá dốc thoai thoải là những bãi cát óng
    ả trắng mịn, những dải rừng ngập mặn, các đầm nước mặn, nước lợ cùng hàng loạt bãi
    tắm mi ni, bãi tắm tiên đẹp mê hồn”[7]. Bên cạnh đó Cát Bà cũng là nơi có nhiều dấu
    tích người cổ xưa, điển hình có cộng đồng những người sống bằng nghề biển vùng
    Duyên hải Bắc Bộ.
    Tuy nhiên du lịch tại Cát Bà phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, các loại
    hình du lịch còn đơn điệu, chưa tạo được sản phẩm độc đáo với khách du lịch. Khách du
    lịch quốc tê thường đến với Cát Bà một lần mà không quay trở lại. Chính vì vậy đòi hỏi
    yếu tố “mới” và “lạ” về loại hình, sản phẩm cũng như phương thức tổ chức du lịch. Với
    những điều kiện thiên nhiên ban tặng kết hợp với những giá trị lịch sử văn hóa sẽ là cơ
    sở hấp dẫn sự khám phá, tìm hiểu của du khách. Hay nói cách khác là phát triển loại
    hình du lịch trekking tại Cát Bà là phù hợp. Đặc biệt là ở nơi vị trí thuân lợi, loại hình
    này sẽ trở nên phổ biến với cả khách du lịch nội địa. Phát triển loại hình du lịch trekking
    là hợp với xu hướng phát triển du lịch hiện nay: từ đại chúng chuyển dần sang chuyên
    biệt, từ du lịch thụ động sang dần thành du lịch chủ động.
    Từ những vấn đề trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học: “Tìm hiểu
    các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng”
    2. Mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài đánh giá những điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà –
    Hải Phòng nhằm tạo ra yếu tố “mới” và “lạ” của điểm du lịch cũng như loại hình du
    lịch tại Cát Bà, góp phần nâng cao nhận thức và đời sống của cộng đồng huyện đảo
    Cát Hải.
    2.2. Ý nghĩa của nghiên cứu
    Ý nghĩa khoa học:
    Đề tài góp phần bổ sung cơ sở khoa học của loại hình du lịch trekking, khẳng
    định hướng nghiên cứu loại hình như một hướng nghiên cứu cần thiết với ngành học.
    Ý nghĩa thực tiễn:
    Bước đầu tìm hiểu về loại hình trekking, chỉ ra những điều kiện cơ bản và đặc
    trưng để phát triển du lịch trekking. Tìm hiểu và đánh giá các điều kiện phát triển du
    lịch trekking tại Cát Bà, từ đó đề xuất định hướng và những giải pháp nhằm khai thác
    hiệu quả các điều kiện này đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các nhà
    quản lý, cộng đồng địa phương và du khách khi tham gia du lịch trekking, góp phần
    đưa Cát Bà trở thành một điểm du lịch trekking hấp dẫn và là điểm đến du lịch trọng
    điểm tại Hải Phòng cũng như của đất nước. Đồng thời góp phần làm phong phú thêm
    hệ thống sản phẩm du lịch của huyện đảo Cát Hải và thành phố Hải Phòng. Thêm vào
    đó, đề tài nghiên cứu trên sẽ là một trong những cứ liệu giúp cho các nhà quản lý du
    lịch, những nhà làm tour chuyên biệt và du khách biết đến đầy đủ những giá trị du lịch
    tại Cát Bà.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Loại hình du lịch trekking và các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Về mặt không gian: Huyện đảo Cát Hải, các tuyến điểm du lịch điển hình trên
    đảo Cát Bà, đặt trong mối quan hệ với các khu vực xung quanh.
    Về mặt thời gian: từ tháng 12/ 2012 đến tháng 6/ 2013
    Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các điều kiện phát triển loại hình
    du lịch trekking tại Cát Bà. Từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị để khai thác có
    hiệu quả các điều kiện phát triển.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài nghiên cứu:
    4.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
    Trên cơ sở thu thập, tìm kiếm các thông tin, tư liệu từ sách, báo, internet và các công
    trình nghiên cứu đi trước, sau đó có sự phân tích, xử lý để có những kết luận cần thiết.
    4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
    Là phương pháp đi thực tế để khảo sát địa hình, các điều kiện phục vụ cho đề tài.
    Tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế tại các tuyến sau:
    1) Tuyến Vườn quốc gia Cát Bà - Kim Giao – Ngự Lâm
    2) Tuyến Động Trung Trang – Hang Ủy ban
    3) Tuyến du lịch sinh thái – Giáo dục môi trường
    4) Tuyến Ao Ếch – Việt Hải – Vịnh Lan Hạ
    5) Tuyến Mây Bầu – Khe Sâu
    6) Tuyến Vườn Quốc gia Cát Bà - Ngự Lâm – Mê Cồn – Động Trung Trang
    Ngoài ra tác giả còn đến một số địa điểm khác được đánh giá cao tại Cát Bà như:
    Đảo Khỉ, Cái Bèo.
    Qua khảo sát thực tế đã thấy được hiện trạng phương thức tổ chức du lịch
    trekking của vườn Quốc gia Cát Bà, của các công ty du lịch, cùng với các phương
    pháp phỏng vấn, quan sát, thảo luận, đã có kết luận về hiện trang khai thác du lịch
    tại Cát Bà. Kết quả khảo sát này được nêu cụ thể ở chương 2.
    4.3. Phương pháp xã hội học
    Phương pháp xã hội học đặc biệt quan trọng, nhằm nhận diện được thực trạng
    một cách có căn cứ. Thông qua phương pháp này, tác giả nhằm mục đích kiểm chứng
    và khẳng định những kết luận hay đề xuất như là hệ quả của việc nghiên cứu.
    Thời gian: Tác giả tiến hành điều tra 3 đợt. Ngoài đợt chính, điều tra bổ sung
    được tiến hành tại chuyến khảo sát thực địa với điều tra tại địa bàn Hải Phòng song
    song với việc tiếp cận các đối tượng trả lời bảng hỏi. Thời điểm khảo sát này, khách du
    lịch quốc tế và nội địa có phần gia tăng từ đợt nghỉ lễ 19 tháng 4 (giỗ tổ Hùng
    Vương); tuy nhiên, lượng khách vẫn còn rất hạn chế. Qua quá trình điều tra, tổng
    cộng kết quả thu thập được từ 42 bảng hỏi khách quốc tế và 46 bảng khách nội địa.




    DANH MỤC THAM KHẢO
    TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1) Hoàng Thị Thủy. 2010. Bước đầu nghiên cứu hoạt động du lịch Trekking tại
    vườn quốc gia Hoàng Liên theo quan điểm du lịch sinh thái. Khóa luận tốt
    nghiệp. Khoa văn hóa du lịch. Đại học dân lập Hải Phòng.
    2) Trịnh Lê Anh. 2007. Du lịch trekking ở Việt Nam: loại hình và phương thức
    tổ chức. Nghiên cứu trường hợp ở Sa Pa (Lào Cai). Luận văn thạc sĩ Du lịch.
    Khoa Văn hóa du lịch. Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội.
    3) 2005. Khảo sát một số tuyến trekking tour trong vườn quốc gia Cúc Phương.
    4) Vũ Thị Nhâm. 2005. Tiềm năng và thực trạng du lịch mạo hiểm tại Cát Bà –
    Hải Phòng. Khóa luận tốt nghiệp. Khoa Văn hóa du lịch. Đại học dân lập hải
    phòng.
    TÀI LIỆU TIẾNG ANH
    5) Robert Strauss. 1996. Adventure trekking: Handbook for Independent
    Travelers.
    6) David Noland. 2001. Outside Adventure Travel: Trekking (Outside
    Destinations)
    TÀI LIỆU INTERNET
    7) 28/03/2013. Đọc từ: baodulich.net
    8) 19/10/2012, Khám phá lịch sử 2400 năm ở Cát Bà [trực tuyến]. Báo Hả i
    Phòng. Đọc từ : http://catba.com.vn/?frame=chinhquyen_ditich_chitiet&id=594
    9) 26/02/2013, Du khách đến Hải Phòng: Ngỡ ngàng trước cơ hội khám
    phá vẻ đẹp mê hồn. Báo Hải Phòng cuối tuần. Đọc từ:
    http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=Citizen&MenuID
    =6796&ContentID=38822
    10) Bùi Trung Nghĩa, Chủ t ị ch UBND Huyện Cát Hải, 27/12/2012, Cát Bà
    chuyển động mạnh mẽ hướng đến Năm du lịch quốc gia 2013 Đọc từ:
    http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=DULICH&MenuI
    D=8105&ContentID=37013
    11) Việt Hòa, 29/06/2012, Đảo của đảo. Đọc từ:
    http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=DULICH&MenuI
    D=4738&ContentID=29168
    12) 01/04/2009. Cát Bà có gì nào? Có trek xuyên rừng đây. Đọc từ:
    http://www.phuot.vn/threads/3127-C%C3%A1t-B%C3%A0-c%C3%B3-
    g%C3%AC-n%C3%A0o-C%C3%B3-trek-xuy%C3%AAnr%E1%BB%ABng-%C4%91%C3%A2y
    13) 12/05/2010. Thông tin phượt Cát Bà. Đọc từ:
    http://www.phuot.vn/threads/7146-Th%C3%B4ng-tinph%C6%B0%E1%BB%A3t-C%C3%A1t-B%C3%A0/page3
    14) http://www.vuonquocgiacatba.com.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...