Luận Văn Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh phục vụ khai thác phát triển du l

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 4
    3. Đối tượng nghiên cứu 4
    4. Phạm vi nghiên cứu 5
    5. Phương pháp nghiên cứu 6
    6.Bố cục khóa luận
    NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
    CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 7
    1.1 Một số vấn đề về du lịch 7
    1.1.1 Khái niệm du lịch 7
    1.1.2 Phân loại du lịch 9
    1.1.3 Chức năng của du lịch 9
    1.1.4 Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội 11
    1.2 Một số vấn đề về di tích lịch sử văn hóa 12
    1.2.1 Khái niệm di tích lịch sử văn hóa 12
    1.2.2 Phân loại di tích lịch sử văn hóa 14
    1.2.3 Vai trò của di tích lịch sử văn hóa đối với hoạt động du lịch 14
    1.3 Một số vấn đề về du lịch văn hóa 15
    1.3.1 KháI niệm du lịch văn hóa 15
    1.3.2 Mục đích của du lịch văn hóa 16
    1.3.3 Phân loại du lịch văn hóa. 17
    CHƯƠNG 2. MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TIÊU BIỂU CỦA TỈNH QUẢNG NINH 19
    2.1 Tài nguyên du lịch tỉnh Quảng Ninh 19
    2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 19
    2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 22
    2.2 Di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh 29
    2.2.1 Tổng quan về di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Ninh 29
    2.2.2 Di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu 37
    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TỈNH QUẢNG NINH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 62
    3.1 Thực trạng hoạt động du lịch Quảng Ninh 62
    3.1.1 Khách du lịch 62
    3.1.2 Doanh thu du lịch 67
    3.1.3 Lao động ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh 69
    3.1.4 Đầu tư du lịch 71
    3.1.5 Đánh giá chung 74
    3.2. Thực trạng khai thác các di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Ninh 77
    CHƯƠNG 4 . MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ KHAI THÁC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA TỈNH QUẢNG NINH PHỤCVỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 80
    4.1. Bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa thông qua hoạt động du lịch 80
    4.2. Kéo dài thời gian tour du lịch 85
    4.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại các di tích 85
    4.2.2 Bổ sung hướng dẫn viên tại các di tích 85
    4.2.3 Liên kết các tuyến điểm du lịch văn hóa ở Quảng Ninh 87
    4.2.4 Liên kết du lịch văn hóa với các loại hình du lịch khác ở
    Quảng Ninh 89
    4.3. Mở rộng thị trường khách du lịch 91
    4.4. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tiếp thị du lịch cho các di tích lịch sử văn hóa ở Quảng Ninh 92
    4.5. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch 93
    4.6. Đầu tư cải thiện hệ thống giao thông đến các di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Ninh 94
    4.7. Dẹp bỏ tệ nạn xã hội tại các di tích 96
    4.8. Huy động đầu tư cải tạo nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá tỉnh Quảng Ninh 96
    4.9. Khuyến nghị 97
    PHẦN KẾT LUẬN 100
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 102


    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài

    Du lịch ngay từ xa xưa đã được ghi nhận như là 1 sở thích, 1 hoạt động của con người. Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của con người. Du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu giả trí đơn thuần mà còn giúp con người nâng cao hiểu biết, giao lưu văn hóa giữa các tộc người, các dân tộc, các quốc gia, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần, không những thế nó còn hỗ trợ sự phát triển nhiều mặt của quốc gia nơi đón khách.
    Ở Việt Nam những năm gần đây, du lịch đã trở thành 1 ngành kinh tế mũi nhọn và đã được quan tâm hàng đầu.Thực tế năm 2007, Việt Nam đã đón được 4,2 triệu lượt khách quốc tế; 19,2 triệu lượt khách du lịch nội địa. Tổng thu nhập toàn xã hội về du lịch ước tính đạt 56 nghìn tỷ đồng. Năm 2009, theo số liệu của Tổng cục Du lịch, trong tháng 1, lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam là trên 370.000 lượt, tăng 3,3% so với tháng 12/2008. Dự kiến đến năm 2010, số lượng khách quốc tế đạt 5,5 – 6 triệu lượt và 25 triệu lượt khách nội địa.
    Du lịch văn hóa là 1 loại hình du lịch có xu hướng phát triển ở Việt Nam. Ngày nay, do sự biến động quá nhiều, cuộc sống của con người ngày càng được hiện đại hóa hơn, thì nhu cầu trở về với nguồn cội, tìm hiểu những nét đẹp văn hóa truyền thống là 1 nhu cầu thiết yếu. Lượng khách du lịch đến với các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống, làng nghề truyền thống của mỗi quốc gia dân tộc khác nhau trên thế giới ngày càng tăng. Đến với các điểm du lịch có các di tích lịch sử văn hóa, du khách được thoả mãn nhu cầu hiểu biết về những nét đẹp văn hóa, những giá trị lịch sử lâu đời, những danh nhân văn hóa của mọi thời đại tại mỗi quốc gia, dân tộc nơi du khách đặt chân đến.
    Đất nước ta với truyền thống lịch sử lâu đời đã có tới hàng chục ngàn di tích lịch sử văn hóa đánh dấu những chặng đường phát triển của lịch sử văn hóa dân tộc. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là sự kết tinh và toả sáng từ chính các di tích lịch sử văn hóa.
    Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển du lịch.
    Về vị trí địa lý, Quảng Ninh là tỉnh địa đầu Tổ quốc, có cả vùng đất, vùng biển, vùng trời của miền nhiệt đới, có nhiều tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, có vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Quảng ninh là nơi địa linh nhân kiệt, có nền văn hóa lâu đời, nơi còn ghi lại dấu tích của nhiều chiến công hiển hách của dân tộc. Tất cả đã tao nên cho Quảng Ninh những tài nguyên du lịch hết sức độc đáo và hấp dẫn.
    Quảng Ninh có những cảnh quan nổi tiếng như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, nhiều bãi tắm đẹp: Trà Cổ, Cô Tô, bãi Dài
    Vịnh Hạ Long có diện tích 1.553km2 với 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó, khu di sản thế giới được UNESCO cộng nhận có diện tích 434km2 với 788 đảo, có giá trị đặc biệt về văn hóa, thẩm mỹ, địa chất, sinh học và kinh tế. Trong vịnh có nhiều đảo đất, hang động và bãi tắm, cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển nhiều điểm, nhiều hình thức du lịch hấp dẫn.
    Đảo Tuần Châu có diện tích 220ha, nằm trong vịnh Hạ Long, cách trung tâm thành phố Hạ Long 8km, cách đất liền 2km. Đây là một vị trí lý tưởng để phát triển một quần thể du lịch cao cấp. Từ năm 200 đến nay, công ty Âu Lạc đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào đây và bước đầu đã biến hòn đảo này trở thành một khu du lịch quốc tế với hệ thống dịch vụ khép kín bao gồm: khu biểu diễn đa năng, bãi tắm cao cấp, khu phố ẩm thực Việt Nam với hơn 1000 chỗ ngồi, khu biểu diễn xiếc, trung tâm hội nghị quốc tế, và các biệt thự, khách sạn từ 3-5 sao với trên 400 phòng.
    Ngành du lịch Quảng Ninh hiện có trên 300 khách sạn bao gồm 6.300 buồng phòng các loại. Ngoài ra toàn tỉnh còn có hàng trăm khách sạn Mini tư nhân đang kinh doanh dưới dạng nhà nghỉ. Hiện nay, hệ thống khách sạn được bổ sung một số khách sạn quy mô vừa dưới dạng liên doanh với nước ngoài.
    Bãi tắm Bãi Cháy được Công ty liên doanh quốc tế Hoàng gia cải tạo, nâng cấp và tạo ra một bãi biển đẹp với nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đa dạng các nhu cầu của khách.
    Quảng Ninh là vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh thắng. Đồng thời, Quảng Ninh còn chịu sự tàn phá nặng nề của 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, cùng với nhiều biến động của thiên nhiên xã hội., tuy vậy Quảng Ninh vẫn còn lưu giữ được 545 di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng (01 di sản thế giới, 53 di tích xếp hạng quốc gia, 14 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 477 di tích chưa được xếp hạng) mang chiều sâu lịch sử văn hóa bao gồm: đình, chùa, văn miếu, văn chỉ, di tích cách mạng, cùng hàng chục thắng cảnh độc đáo như di tích nổi tiếng của quốc gia- Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn đây là những thu hút khách thập phương đến với cac loại hình du lịch văn hóa, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội
    Với những lợi thế trên, Quảng Ninh hoàn toàn có cơ sở vững chắc để khẳng định vị thế của mình cho sự phát triển của ngành công nghiêp không khói, trong đó có loại hình du lịch văn hóa.
    Tuy nhiên hoạt động du lịch tới các di tích lịch sử văn hóa vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng vốn có của nó. Hình ảnh của các di tích lịch sử văn hóa Quảng Ninh chưa thực sự tạo được dấu ấn, sự quan tâm trong lòng du khách. Vậy vấn đề đặt ra là phải làm sao để giúp cho người dân có thêm được sự hiểu biết rõ ràng hơn về các di tích của Quảng Ninh, để từ đó có những quyết định đúng đắn khi mua 1 tour du lịch. Mặt khác, du lịch tự nhiên của Quảng Ninh đang trên đà chắp cánh, những kết qủa thu được trong những năm gần đây cho thấy, khách du lịch đến với Quảng Ninh là một số lượng lớn, vượt trội so với nhiều tỉnh, thành phố trong nước, đem lại nguồn doanh thu đáng kể cho ngành du lịch Quảng Ninh.
    Song, loại hình mà khách lựa chọn lại chủ yếu là loại hình du lịch tự nhiên, điểm đến là di sản Vịnh Hạ Long, là các khu vui chơi giải trí, việc đến với các di tích còn mờ nhạt, mang tính chất kết hợp, chưa tạo được dấu ấn trong lòng khách du lịch về các di tích lịch sư văn hóa cũng như loại hính du lịch hướng về văn hóa của Quảng Ninh.
    Với những lí do trên, tôi muốn lựa chọn đề tài “Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh phục vụ khai thác phát triển du lịch”. Để viét bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Mong rằng bài khóa luận phầm nào sẽ giới thiệu được về các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng tỉnh Quảng Ninh, giúp cho du khách có thêm sự hiểu biết về các di tích để lựa chọn những tour du lịch hợp lý, đồng thời có 1 số góp ý nhằm khai thác các di tích đạt hiệ quả về mặt kinh tế, bảo tồn những giá trị đặc sắc của các di tích.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài nhằm mục đích tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở Quảng Ninh và thực trạng khai thác các di tích lịch sử văn hóa vào hoạt động du lịch tỉnh. Từ đó, đề ra một số định hướng, giả pháp bảo tồn, tôn tạo và khai thác chúng 1 cách có hiệu quả nhất
    3. Đối tượng nghiên cứu.
    Đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá tiềm năng du lịch của các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
    4. Phạm vi nghiên cứu.
    Phạm vi:tập trung tìm hiểu 1 số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
    Đây là phương pháp hết sức cần thiêt cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu du lịch để có 1 lương thông tin cung cấp cho bài viết về đề tài khai thác di tích lịch sử văn hóa của Quảng Ninh để phục vụ cho du lịch. Người viết phải tiến hành thu thập các tư liệu, thông tin từ nhiều nguồn khách nhau, sau đó xử lý chúng để hoàn thành bài viết của mình.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa
    Đây là phương pháp hết sức quan trọng được sử dụng để làm tăng tính thuyết phục cho bài viết với nhiều thông tin ghi nhận chân thực, xuất phát trong quá trình người viết đi thu thập số liệu, thông tin. Từ đó có thể thẩm nhận được gia strị của tài nguyên, hiểu được các khía cạnh khách nhau của thực tế. Và cũng có thể đối chiếu, bổ sung những thông tin cần thiêt mà các phương pháp khách không cung cấp hoặc chưa cung cấp đầy đủ.
    5.3. Phương pháp phỏng vấn
    Trong quá trình thực hiện bài viét, người viết đã tìm hiểu và khai thác nguồn thông tin từ chính những cư dân địa phương, những người có sự hiểu biết chuyên sâu hay trực tiếp quản lý các di tích để bổ sung thông tin thực tiễn cho bài viết. Thông qua phương pháp phỏng vấn những kiến thức trần tục cũng có thể đi sâu vào tìm hiểu.
    5.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích
    Là phương pháp sử dụng để phân tích, đánh giá, tổng hợp và đưa ra nhận xét dựa trên tư liệu đã thu thập được từ những phương pháp trên. Từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề mình nghiên cứu.
    6. Bố cục khóa luận
    Phần 1: Mở đầu
    Phần 2: Nội dung nghiên cứu
    Chương 1. Một số vấn đề lí luận chung
    Chương 2. Các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh
    Chương 3. Hoạt động khai thác du lịch các di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Ninh
    Chương 4. Đề xuất tăng cường hiệu quả khai thác cho du lịch và bảo tồn các di tích của tỉnh Quảng Ninh.
    Phần 3: Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...